Ánh sao trong lòng bố gồm có 3 phần: Vũ trụ bé con, Những ngôi sao xanh và Những vì sao không ngủ. Ở phần một, tác giả dường như biến mình thành một tiểu hành tinh xoay quanh cái vũ trụ bé con đáng yêu của mình. Tiểu hành tinh này quay suốt trong nhịp điệu của Nhớ nhung - Thương yêu - Lo lắng. Anh viết về những câu chuyện nho nhỏ trong cuộc sống, những cái ngoắc tay của con và những hồi ức khi từng ngày được sống bên con, nhìn con khôn lớn. Những bài viết với đẫm nỗi nhớ mong, với dạt dào kỷ niệm và chan chứa những lời dặn dò tha thiết, dịu dàng. Từng trang văn mang đến người đọc thông điệp rằng với mỗi người cha, điều hạnh phúc nhất là được thấy con lớn lên từng ngày và luôn hiện hữu ngay trong lòng mình, bằng ánh sáng của những vì sao, bằng ánh sáng của tình yêu thương máu thịt…
Phần hai Những ngôi sao xanh kể về những người thân mà anh Đỗ Xuân Thảo gắn bó bằng cả trái tim mình, đó là bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, là em trai, em gái... Giọng văn vẫn nhẹ nhàng, giản dị nhưng đằng sau đó là nỗi lòng tri ân, là cách sống thấm thía máu thịt, là tình cảm gia đình tận cùng chia sẻ. Đặc biệt phần hai dành không ít những trang văn viết về người vợ mà anh đặt biệt danh là “Cô dâu 8 tuổi”. Lúc này giọng văn trở nên dí dỏm và bông phèng. Cái việc chậm chạp, hay lạc đường, thích mua sắm, thích làm đẹp, dễ thay đổi của "cô dâu 8 tuổi"… dưới giọng văn “dìm hàng” của anh khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và không thể không bật cười nghiêng ngả.
Cuối cùng, phần ba Những vì sao không ngủ là những câu chuyện về nhân tình thế thái, về chị giúp việc, về những mối tình đã qua, về công việc dạy học…. Ẩn sau từng câu chữ là suy nghĩ kín đáo của một người đàn ông chân thành, tinh tế, biết nhìn ra những điều dung dị và cảm thông thấu hiểu với muôn nỗi của cuộc đời đa diện.
Gần 300 trang sách là ba phần với ba câu chuyện và những thông điệp khác nhau nhưng xuyên suốt trong cả cuốn sách nhỏ này là rất nhiều yêu thương - những yêu thương trong trẻo, nhẹ nhàng.
Mong bạn đọc hãy cầm trên tay cuốn sách để cảm nhận và trân trọng hơn nữa cuộc sống này.
Trích đoạn
"Hôm qua, con nhắn tin cho bố: “Bố ơi, bố có khỏe không? Hè này con về bố cho con đi chơi nhiều nhé. Càng lớn, con càng hiểu và thương bố hơn. Nhiều lúc con không phải, bố đừng giận con bố nhé”.
Đọc tin nhắn, bố thương con thắt lòng. Nước mắt ứa mi, bố lặng lẽ khép cửa phòng, sợ ai đó bất chợt vào phòng nhìn thấy...
Ngoài kia, trời đất đã vào hè. Dưới sân trường, hoa muồng hoàng yến nở vàng rực cả một góc trời. Có gì như xa xăm, có gì như bâng khuâng, có gì như xôn xao. Cái thằng con trai của bố! Ừ, bố “giận” con lắm...
Bố “giận” con khi con cứ quyết đi du học. Cách xa con nửa vòng trái đất, bố thương con quên ăn mất ngủ. Cái thằng cún con tồ tẹt của bố, ở nhà còn vụng về là thế, suốt ngày níu áo bố, bám áo mẹ, suốt ngày véo von, đi ra đi vào cười nói vang nhà. Rồi vụng về, rồi hấp tấp, lóng ngóng như một con ngỗng trời. Rồi hay ngã, rồi chân tay xước xát, rồi đau họng, rồi đau răng. Đủ thứ để lo lắng, để chăm bẵm! Thế mà con nhất định sẽ rời vòng tay bố mẹ để tự lập, để tự lớn tự khôn. Mà đi là đi một lèo, cả năm mới về. Lúc chia tay, giữa phi trường con hăm hở vai khoác ba lô, miệng cười toe trong khi cả nhà mắt ai cũng ầng ậng nước. Mỗi lần gọi về cho bố mẹ là một lần trêu chọc, nháy mắt, lắc lư cái bụng bự dù bố biết trong lòng con cũng đầy giông bão. Thế nên bố “giận” con!..."
Dưới sao mẹ kể con nghe bao gồm 2 phần. Phần 1 với tựa đề Chuyện kể cho bé là 14 câu chuyện chị Phan Thị Hồ Điệp tự sáng tác để kể cho con nghe trước giờ đi ngủ. Đó là những câu chuyện nhỏ xinh về bạn Mèo, bạn Thỏ; là câu chuyện về những sự kiện gắn bó với con như dịp sinh nhật, lần chia tay với bạn răng sún, là câu chuyện về ông già Noel huyền thoại nhưng vô cùng thân thiết, đáng yêu… Cứ thế, tuổi thơ của Đỗ Nhật Nam chìm đắm trong thế giới đầy màu nhiệm do chính mẹ em tạo ra. Và đó cũng là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời làm mẹ của tác giả như chính chị tự chia sẻ trong Lời nói đầu của cuốn sách: "Mỗi lần nhớ lại những đêm hai mẹ con nằm rì rầm kể chuyện và rúc rích cười, mình thấy bồi hồi, xao xuyến lắm. Ấu thơ của mỗi người như ánh sao trên bầu trời đêm. Chúng cứ hiện hữu lấp lánh, gần gũi mà cũng xa xôi. Con càng lớn, mẹ càng ít có cơ hội được "chạm vào những ánh sao ấy. Ấu thơ của con khi đó ẩn hiện trong trí nhớ mẹ lung linh, dịu dàng".
Trong phần 1 này, bên cạnh mục Mẹ kể con nghe là mục Con nói mẹ nghe, trong đó tác giả gợi ý những câu hỏi nhỏ để mẹ con cùng trò chuyện, để con nói mẹ nghe về những điều ngộ nghĩnh, ngây thơ, chỉ trẻ con mới có. Đây là một phần đặc sắc của cuốn sách, giúp mẹ con có thể gắn kết với nhau, để bé có thể phát huy trí tưởng tượng của mình, phát triển hơn nữa khả năng giao tiếp chứ không đơn thuần là đọc sách cho con nghe. Với chị, yêu thương không nhất thiết phải cho roi cho vọt mà là dạy con biết yêu thương, khơi gợi cho con tính sáng tạo, truyền cho con sức mạnh, niềm tin, hi vọng trong cuộc sống. Và hạnh phúc làm mẹ đơn giản là Dưới sao mẹ kể con nghe.
Phần 2 với tựa đề Chuyện dành cho… mẹ là những bài thơ, những câu chuyện nhỏ nhưng nói kỹ hơn về cách chị Phan Thị Hồ Điệp đã thực hiện khi nuôi dạy con trai Đỗ Nhật Nam. Đó cũng là những gợi ý dạy con của chị dành cho các bậc phụ huynh, vì thế phần hai là dành cho mẹ - những bà mẹ mà tác giả luôn yêu quý và muốn truyền cảm hứng nuôi dạy con.
Cuốn sách hơn 100 trang với hình ảnh đẹp, minh họa trong sáng dễ thương ghi dấu kỉ niệm ngọt ngào, êm dịu của chị với cậu con trai bé bỏng. Hằng đêm, khi những ngôi sao trên bầu trời bắt đầu thắp sáng, cậu bé Nam say sưa nghe mẹ kể chuyện. Có lẽ đây chính là ngọn lửa khơi nguồn cho đam mê của Nam với ngôn ngữ và sách. Bởi lẽ, mẹ truyền cả tình yêu, niềm tin, hi vọng và sức mạnh cho cậu bé thông qua những gì gần gũi nhất. Chị khuyến khích con tự khám phá và thực hành những bài học rút ra sau mỗi câu chuyện mẹ kể. Và điều đó đã trở thành hành trang theo Đỗ Nhật Nam suốt những ngày tháng sau này. Những bài học đầu đời về tình yêu thiên nhiên, con người đã bồi đắp cho cậu bé một tâm hồn trong sáng, nhân hậu để ngày nay cậu lan toả và chia sẻ tình yêu đó đến mọi người.
Với bạn đọc, hãy cầm cuốn sách trên tay để đồng cảm với trái tim người mẹ và cảm nhận điều tuyệt diệu nhất trong vũ trụ này - Tình Mẹ.
Những khúc hát thương nhau là tập hợp những bài viết chia sẻ về cách nuôi dạy Nam của anh Đỗ Xuân Thảo và chị Phan Thị Hồ Điệp. Bao trùm cuốn sách là tình cảm bố con, mẹ con ấm áp và những chia sẻ chân thật nhưng không kém phần hữu ích về cách nuôi dạy con.
Qua từng bài viết, bạn có thể dễ dàng nhận ra cách anh chị Thảo Điệp khéo léo phân công nhiệm vụ nuôi dạy Nam. Mẹ quan tâm đến ăn uống, học hành, bố quan tâm đến bản lĩnh, tính cách… Bố Thảo có kể lại: "Từ lúc Đầu đinh còn nhỏ xíu, Áo vàng đã "huấn thị": Các khoản dạy con thế nào cho ra dáng đàn ông, dạy quản lý tiền nong, dạy bản lĩnh và lòng dũng cảm... là thuộc về anh đấy nhé."
Với chị Điệp, có thể nói, chị Điệp coi làm mẹ như một nghề của mình và dành hết tâm huyết cho nó. Chị đã nuôi dạy Nam bằng bản lĩnh, ý chí sự thông minh cùng với rất nhiều kiên nhẫn và yêu thương. Khi nói về phương pháp mình lựa chọn để nuôi dạy con giữa muôn vàn phương pháp đang phổ biến hiện nay, chị Điệp cũng thật thà chia sẻ là chị cảm thấy hoang mang. Sau cùng chị quyết định tự dọn dẹp lại chính bản thân mình. "Dọn dẹp" theo mẹ Điệp nghĩa là, để bản thân là tự tĩnh tâm, tự vui với những gì hai mẹ con làm được, dù chỉ là một xíu xiu .“Dọn dẹp” bản thân nghĩa là học phương pháp nào đó chỉ theo TINH THẦN của phương pháp ấy. Không nhất thiết phải máy móc làm theo những điều mà bản thân còn thấy lơ mơ. Cứ thế, “buông bỏ” bớt những điều lo lắng, băn khoăn và làm những gì mình thấy thoải mái, tự nhiên. Ngòai ra thông điệp chị Điệp muốn truyền tải khi nuôi dạy con là luôn kiên nhẫn "từng bước nhỏ một", thực hiện theo đúng thời gian biểu, giúp con tìm thấy sự hứng thú trong mọi công việc “có chủ đích”. Thông qua những bài viết ngắn gọn nhưng thiết thực, bạn sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm làm mẹ để áp dụng cho đứa con bé bỏng của mình.
Với anh Thảo, bạn sẽ thấy những câu chuyện ấy đầy ấm áp và nhưng không kém phần triết lý của người bố trong gia đình, "Trong nhà mình, mình thích hai thứ "cùng nhau". Ấy là "lớn lên cùng nhau" với con và "già đi cùng nhau" với vợ. Mình tin rằng, chỉ khi "cùng nhau" như thế người ta mới giác ngộ về những gì cần buông bỏ để thực sự "vì nhau", thực sự "thương nhau". Thương cao và sâu hơn yêu. Thương là lắng nghe, là chia sẻ, là chịu đựng, là đồng hành. Và mình muốn làm điều đó với con. - Khoa học cũng kết luận rằng, đứa bé thường cảm nhận âm thanh của cha tốt hơn âm thanh mẹ. Vậy thì hà cớ gì người cha không tận dụng ưu thế đó. Không ru được thì hát, thì ngâm thơ, thì kể chuyện... có sao đâu."
Đối với bố Thảo "học" không chỉ là ngồi vào bàn, "học" là sự dịch chuyển, trải nghiệm. Trải nghiệm để biết cuộc đời nhiều mưa nắng, lắm tai ương, đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thi vị. Trải nghiệm để biết cảm thông sẻ chia, biết thấm thía vẻ đẹp trong những điều tưởng như rất đỗi bình dị. Và khi ấy, con được lớn lên, ít nhất là trong tâm hồn.
Khi có con, anh Thảo cũng chia sẻ cách để được nghe con nói, được nghe con kể, được nghe con giãi bày về những tưởng tượng, những ước mơ của nó, mình như được sống lại chính mình của mấy chục năm về trước. Và từ đó những câu chuyện tâm sự của hai người đàn ông được bắt đầu. Những câu chuyện ấy, mang những bài học mà nó đi theo Nam suốt cả cuộc đời.
Vẻn vẹn trong hơn 200 trang sách từng mẩu chuyện nhỏ cứ thế vụt qua, từ quá khứ đến hiện tại, từ những câu chuyện khi Nam còn bé tí đến những chia sẻ khi cu cậu đã lớn và bước chân sang Mĩ du học. Trong cuốn sách dòng cảm xúc cứ thay đổi liên tục từ yêu thương đến giận hờn, từ nhung nhớ đến đau đáu hy vọng... Nhưng có một thứ luôn xuyên suốt không vắng mặt đó là tình yêu, tình cảm vợ chồng, cha con, mẹ con gắn bó máu thịt. Chị Điệp cũng chia sẻ, cuốn sách là xen kẽ giữa kiểu viết văn tùy hứng của bản thân và kiểu viết cặm cụi, vắt từng con chữ của anh Thảo. Nhưng với người đọc, nếu bạn đọc xong hơn 200 trang sách nhỏ nhắn, in màu sống động bạn sẽ cảm nhận được một chỉnh thể hòa quyện, yêu thương, một gia đình vẹn tròn êm ấm mà hiếm ai có được trong đời.
Trích đoạn:
Đoạn trích 1: Lời... mẹ phê
Hôm rồi một em học sinh cũ nhắn tin cho mình hỏi, cô ơi, em Nam học bang nào? Em cũng đang học ở Mỹ, khi nào có dịp em sẽ ghé qua thăm Nam.
Mình nói, vậy thì quý quá em à. Ờ mà em học cô khóa nào, lâu chưa vậy? Em trả lời: Cô ơi, em học cô gần hai mươi năm rồi. Điều em nhớ nhất ở cô là gì cô biết không. Là học bạ cô viết cho em. Cô nhận xét tỉ mỉ về việc học, trong đó có câu: Cô tin chắc em có khả năng tiến xa trên con đường học vấn... Cô ơi, mẹ em đã photo lời phê đó và giữ lại trang học bạ. Mẹ làm vậy như một sự khích lệ em cô à. Nên em rất nhớ cô...
Rồi mình ngồi bần thần...
Hồi đó, mình còn trẻ lắm, cũng chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm dạy học. Thực ra mình làm những điều đó bằng cảm tính. Nhưng mình luôn tin, những "lời phê" của giáo viên có tác động rất nhiều đến học sinh.
Mình hay nghĩ ngợi trước những bài cô giáo phê "Tạm được". Thế nào là "Tạm được"? Đọc xong mình cảm thấy, nếu ít có chí tiến thủ đứa trẻ sẽ tặc lưỡi cho bài kiểm tra vào ngăn bàn và quên ngay, khỏi cần phải nghĩ ngợi.
Mình hay buồn trước những lời phê chỉ vẻn vẹn một từ: "Ẩu", "Kém" hoặc "Lạc đề".
Nhưng mình rất vui trước những lời phê như: Con có ý tưởng sáng tạo; Cô tìm được sự đồng cảm trong bài làm của con; Bài viết của con khiến cô có thêm niềm vui cho nghề dạy học...
Mình cũng rất biết ơn nếu là những lời phê tuy chê nhưng vẫn "mở đường": Con nên suy nghĩ kĩ hơn nữa... Con cần thận trọng hơn... Cô nghĩ là con sẽ cố gắng hơn ở những lần sau...
Tuy nhiên, mình cũng rất thông cảm với công việc của các thầy cô giáo. Lớp học đông, quá nhiều áp lực, quá nhiều gánh nặng, thầy cô xoay như chong chóng...
Vậy nên, lúc ở nhà, mình hay "chơi trò": Mẹ nhận xét những bài Nam tự làm. "Công thức" cho những lời nhận xét của mình là:
Nhận xét về quá trình làm bài của con + Nhận xét về cách trình bày + Nhận xét về nội dung + Những điểm tiến bộ của con so với bài trước + Cảm nghĩ của mẹ.
"Gia vị" cho những lời nhận xét có thể là: Một chút bông đùa + một chút cằn nhằn + một chút có vẻ “ghen tị” vì con làm được mà mẹ thì không + rất nhiều tin tưởng, hy vọng.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Ngày xuất bản | 2018-09-26 16:17:25 |
Kích thước | 18 x 18 cm17 x 24 cm15.5 x 18.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 7107366998408 |
ăn dặm kiểu nhật ăn dặm không phải là cuộc chiến ăn dặm ăn dặm bé chỉ huy sách ăn dặm nuôi con không phải là cuộc chiến đọc vị mọi vấn đề của trẻ chào con ba mẹ đã sẵn sàng ăn dặm không nước mắt làm cha mẹ tỉnh thức nuôi dạy đứa trẻ tự chủ sách nuôi dạy con cha mẹ tỉnh thức con hạnh phúc chờ đến mẫu giáo thì đã muộn lần đầu làm mẹ con mình chẳng lẽ lại vứt để con được ốm thai giao vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương tử tế đáng giá bao nhiêu người mẹ tốt hơn người thầy tốt montessori nuôi con không phải là cuộc chiến trọn bộ nói sao cho trẻ chịu nghe sách thai giáo cho mẹ bầu sách mẹ bầu sách thai giáo thai giáo theo chuyên gia - 280 ngày 5 ngôn ngữ tình yêu ruột ơi là ruột