Bạo Lực
Bà không yêu tôi.
Thế nhưng, tôi vẫn có mặt ở đây hôm nay.
Bởi vì, tôi từng muốn yêu bà. Bằng tất cả sức lực của tôi.
Cưỡng ép.
Nhưng ta không yêu như thế được.
Cuộc sống của tô Hay đúng hơn là sự tồn tại vờ vịt mà tôi giả vờ tin tưởng. Bởi vì để xây dựng một thứ gì đó, phải có những nền móng vững chắc. Những cái rễ khỏe mạnh.
Còn những cái rễ của tôi thì đã hỏng hết rồi.
Chỉ cần một trận cuồng phong, cái cây có vẻ bề ngoài rất kiên cường ấy sẽ nằm rạp dưới đất.
Cuốn theo tất cả cùng với nó.
Thế nên tôi đành giả vờ, ngày này sang ngày khác. Đóng một vai diễn không phải của mình. Che giấu sự sợ hãi, cơn giận dữ, nỗi đau khổ. Dồn nén xuống tận đáy sâu lòng mình con người thực sự của tôi.
Tôi là một chấn thương, một cơn loạn thần kinh.
Một vết thương.
Câu chuyện xoay quanh gia đình vị giáo sư Reynier giàu có sinh sống tại một biệt thự trong một thành phố nhỏ gần Nice. Ông bố là bác sĩ phẫu thuật tài giỏi, điều hành một bệnh viên tư nổi tiếng. Bà mẹ kế là một phu nhân xinh đẹp quyến rũ. Cô con gái là sinh viên văn khoa đẹp rạng rỡ.
Bề ngoài, quả thực đó là một gia đình lí tưởng, nhưng bên trong có thực sự lí tưởng như người ta hằng mơ ước không?
Một câu chuyện dồn dập khiến người đọc không thể dứt ra được. Cốt truyện không rối rắm nhưng những tình tiết khi khép khi mở khiến bạn hồi hộp như sắp bắt được tội phạm mà không biết rằng đó chỉ là báo động giả, để rồi lại khiến bạn chạy theo từng trang truyện để khám phá. Qua mạch truyện, những mảnh đời cay đắng chua chát cứ dần dần hiện ra.
Armand Reynier có đúng là “lương y như từ mẫu”? Tình yêu mê muội mà ông ta dành cho con gái Maud đã đúng cách chưa. Tiền bạc và danh vọng đã khiến ông mờ mắt đến mức độ nào?
Cô vợ trẻ Charlotte phải chăng là người đàn bà chỉ thích quyến rũ đàn ông? Ẩn sau hành động có vẻ trăng hoa ấy, là một nỗi đau đớn vô hạn vì không nhận được tình yêu của chồng, chấp nhận bị bạo hành tinh thần để đổi lại sự chăm sóc y tế tại một bệnh viện sang trọng cho cho đứa con riêng sống thực vật.
Maud, một tiểu thư lá ngọc cành vàng, nhưng mang hơi hướng của sự nổi loạn. Tâm tư cô gái mới lớn, những ghen tuông hờn giận vô cớ, những suy nghĩ nông nổi khiến cô gái trẻ trườn sâu vào ma túy đến nỗi suýt mất mạng…
Tất cả cuộc sống giả tạo cùng những bi kịch gia đình ấy chỉ dần dần lộ diện khi Luc Garnier bước chân vào trong gia đình họ và là người bọn họ tin cậy tâm sự mọi nỗi niềm thầm kín. Luc là người đã kịp thời cứu giúp Maud khỏi tay một kẻ hành hung toan cưỡng bức cô và từ đó Luc bắt đầu thâm nhập vào gia đình Reynier với tư cách vệ sĩ. Đây có phải là một sự vô tình, hay đã được sắp đặt. Kể từ khi Luc xuất hiện, gia đình Reynier luôn xảy ra chuyện. Armand Reynier cứ uổng công bật đèn báo động, cài kỹ cửa, nhưng tên trộm vẫn lẻn được vào nhà, thậm chí đến tận giường ngủ của vợ chồng ông và để lại những lời nhắn khủng khiếp, bạo hành tinh thần ông. Vậy thực chất Luc Garnier là ai? Động cơ của Luc là gì ?
Tất cả các nhân vật đều chịu một “bạo lực” tinh thần. Mỗi người tưởng như có cuộc sống phù hoa, nhưng bản chất tâm hồn họ đều bị một thứ bạo hành gặm nhấm đến độ mục ruỗng, họ chán ghét nhau nhưng vẫn sống bên nhau.
Rất nhiều tình tiết đan xen, những nút thắt kịch tính, những cái bẫy giăng mắc như mạng nhện cuối cùng đã được tháo gỡ một cách bất ngờ ở đoạn kết của câu chuyện.
Tác giả
Karine GIÉBEL, sinh năm 1971, là cây bút xuất sắc trong mảng trinh thám tâm lý Pháp. Hiện cô là công chức, nhà văn, luật gia, và đảm nhiệm về thị trường cộng cộng của thành phố. Karine GIÉBEL được biết đến là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết, truyện ký, truyện ngắn. Phần lớn các tác phẩm của cô đều nhận được giải thưởng danh giá dành cho thể loại trinh thám, hình sự, như Prix Marseillais, Prix de Cognac
Một số trích đoạn hay
Trích đoạn 1
[… Quay trở về ngôi nhà gạch bẩn thỉu, tôi mở các cửa sổ và cửa chớp, để cho cái lạnh, âm thanh và cuộc sống ùa vào.
Xua đuổi sự im lặng chết chóc.
Tôi đứng vài phút ngoài ban công hẹp nơi những chiếc tay vịn đang dọa sập xuống. Bầu trời thấp đến nỗi những cột ống khói như thể lẫn vào trong đó.
Thế mà tôi đã sống ở đây mười bảy nă Trong cái thành phố thảm hại, hiu quạnh, cả thần thánh và khách du lịch đều bỏ rơi này.
Những làn gió lạnh băng đẩy tôi vào trong nhà.
Tôi đã bắt đầu dốc hết đồ đạc trong căn nhà tồi tàn này từ hôm qua. Tôi bỏ quần áo của bà vào những chiếc túi lớn màu đen, bỏ sách của bà vào những chiếc thùng các tông. Tôi sẽ không giữ lại thứ gì, tôi đã quyết như thế. Ngoại trừ cuốn sổ hộ khẩu nhắc tôi nhớ rằng tôi đã chào đời vào một ngày tháng Năm.
Con của một người mẹ đốn mạt.
Và của một người cha vô danh.
Tôi đã dọn xong phòng ăn, bây giờ chỉ còn phòng ngủ của bà, phòng ngủ của tôi và kho chứa đồ. Sau đó, tôi sẽ có thể trả chìa khóa cho chủ nhà và quay trở lại với cuộc sống của tôi.
Cuộc sống của tô Hay đúng hơn là sự tồn tại vờ vịt mà tôi giả vờ tin tưởng. Bởi vì để xây dựng một thứ gì đó, phải có những nền móng vững chắc. Những cái rễ khỏe mạnh.
Còn những cái rễ của tôi thì đã hỏng hết rồi.
Chỉ cần một trận cuồng phong, cái cây có vẻ bề ngoài rất kiên cường ấy sẽ nằm rạp dưới đất.
Cuốn theo tất cả cùng với nó.
Thế nên tôi đành giả vờ, ngày này sang ngày khác. Đóng một vai diễn không phải của mình. Che giấu sự sợ hãi, cơn giận dữ, nỗi đau khổ. Dồn nén xuống tận đáy sâu lòng mình con người thực sự của tôi.
Tôi là một chấn thương, một cơn loạn thần kinh.
Một vết thương.
Tôi thấy một cuốn album, lưỡng lự không biết có nên mở ra hay không. Cuối cùng, tôi vứt nó vào sọt rác.
Hai phút sau, tôi lấy nó ra khỏi sọt rác và lật giở từng trang.
Không có một bức ảnh nào của tôi, đúng như tôi đã chuẩn bị tinh thần. Không một bức ảnh nào chụp chung bà và tôi. Bà vẫn luôn từ chối được lưu lại hình ảnh của bà cùng tôi.
Tôi lấy một bức ảnh ra khỏi lớp bọc ni lông. Một bức chân dung của mẹ tôi. Xinh đẹp, rạng ngời, tươi cười.
Một bức ảnh chụp trước khi tôi ra đời.
Tôi không nhớ đã bao giờ nhìn thấy nụ cười của bà chưa. Có thể bà đã từng cười, nhưng không phải là trước mặt tôi. Không phải là vì tôi.
Bà nghiêm khắc, lạnh lùng và buồn bã.
Mỗi khi tan trường, tôi quan sát những đứa trẻ khác. Nhất là mẹ của chúng. Họ hôn chúng, ôm choàng lấy chúng, lo lắng, xúc độ Ánh mắt tràn đầy tình yêu của họ dành cho con gái hoặc con trai mình. Ánh mắt mà mẹ tôi không bao giờ dành cho tôi. Khi bà nhìn tôi, tôi chìm trong một làn nước đen tối và giá lạnh. Tôi chết đuối trong nỗi sầu muộn của chính mình.
Không một lời an ủi, không một cử chỉ dịu dàng. Không một câu chuyện cổ tích để giúp tôi chống chọi với những cơn ác mộng.
Chỉ có những lời sỉ nhục, những mệnh lệnh và những tiếng la hét.
Ngày nào cũng là sự thờ ơ.
Thường xuyên là những nỗi nhục nhằn.
Đôi khi là những lời lăng mạ.
***
Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu trong căn nhà nà Bởi vì ở đây tôi đã lớn lên dưới xiềng xích của một con quái vật. Bởi vì ở đây tôi đã biết đến nỗi sợ hãi, lo lắng và buồn rầu.
Đã muốn chết.
Những cảm giác kinh hoàng đó, tôi đã in hằn chúng trên những bức tường, những cánh cửa, trên sàn nhà. Chúng đang bò lổm ngổm khắp nơi xung quanh tôi.
Tôi mở cánh cửa kho chứa đồ nhỏ, một hầm chứa nơi bà vứt đủ mọi thứ linh tinh. Nơi bà thường nhốt tôi mỗi khi tôi tỏ ra cứng đầu với bà.
Đôi khi, chẳng vì lý do gì. Chỉ là để khỏi phải nhìn thấy tôi. Để làm tôi biến mất. Phá hủy tôi.
Tôi từng nhiều lần ở trong cái kho này cả ngày. Cả đêm.
Từ đáy chiếc vực thẳm này, tôi cầu xin cha tôi. Hãy đến tìm tôi, giải thoát cho tôi.
Hãy đến để yêu thương tôi.
Người cha bóng ma đó, tôi tưởng tượng ra ông với hàng ngàn khuôn mặt, hàng ngàn cuộc đời.
Tạo ra cho ông hàng ngàn lý do để không ở đây.
Tôi đã không được quyền dám hỏi dù chỉ một câu về ông. Mẹ tôi căm ghét ông, tôi biết điều đó.
***
Trong những kỳ nghỉ, bà gửi tôi đi thật xa, càng xa càng tốt.
Càng lâu càng tốt.
Trại hè, trung tâm vừa học vừa chơ Nơi đó thế nào hay mong muốn của tôi là gì không quan trọng. Điều quan trọng là tôi tách xa khỏi bà.
Thời gian còn lại là một khu rừng rậm rì và mù mịt nỗi cô đơn, nơi tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng. Một khu rừng đầy những nỗi lo lắng, kinh hoàng và tuyệt vọng.
Tôi chưa bao giờ được chia sẻ với bà những ước mơ hay dự định tương lai.
Khi lớn lên, con thích làm gì? Câu hỏi ngớ ngẩn đó, tất cả các bà mẹ đều từng có lúc hỏi con mình.
Còn mẹ tôi, bà chưa bao giờ muốn biết điều đó.
***
Khi tôi đến trước cửa phòng ngủ trước đây của mình, bàn tay tôi ngập ngừng không muốn xoay tay nắm cửa. Tôi hít một hơi thật dài rồi mới bước vào.
Khi đèn bật sáng, tôi há hốc miệng.
Căn phòng trống không, mọi thứ đã biến mất.
Giường của tôi, tủ của tôi, chiếc bàn nhỏ lung lay của tôi, sách vở của tôi.
Mọi thứ.
Đồ chơi thì bà không phải vứt, bởi vì tôi không có. Nhưng trước khi chết, bà đã làm biến mất mọi dấu vết của tôi. Lẽ ra tôi không nên ngạc nhiên, nhưng cơn giận dữ vẫn trào lên. Tôi khóc nức nở. Thịnh nộ hay buồn bã, tôi cũng không rõ nữa.
Khóc cũng chẳng ích gì, bà vẫn thường nhai đi nhai lại với tôi câu đó. Chỉ là dấu hiệu của sự yếu đuối. Thà đánh nhau còn tốt hơn.
Chỉ còn lại một chiếc ghế đẩu đặt giữa phòng. Tôi lau nước mắt, bước lại gần.
Trên ghế, có một chiếc phong bì. Ngoài phong bì, là tên tôi được viết bằng chữ cái in hoa.
Bà đã để lại cho tôi một thứ, thật khó mà tin nổi.
Thứ gì đó, cho tôi.
Tôi ngồi lên ghế và ngắm nhìn chiếc phong bì hồi lâu. Mẹ tôi, bà có nét chữ rất đẹp. Thật tiếc là cho đến tận hôm nay, bà chưa từng viết cho tôi.
Một chiếc xe cam nhông đi qua phố, những cửa kính rung lên. Ngón tay tôi cũng thế.
Tôi phải đọc bức thư chết tiệt này. Hẳn đây là cách tốt nhất để tôi ghét bỏ bà. Để quên bà.
Như thể ta có thể quên tuổi thơ của chính mình, những cơn ác mộng của chính mình! Người mẹ của chính mình.
Đến giây phút cuối cùng, tôi vẫn còn hy vọng. Những hối hận, những tiếc nuối. Tình yê
Hai trang giấy. Viết cách đây ba tháng. Bà biết mình bị ốm, nên đã quyết tâm để lại cho tôi bức thư này. Di chúc của bà, những ước nguyện cuối cùng của bà.
Tôi vẫn ngồi trên ghế, không có bất cứ cử động nào nữa.
Nước mắt tôi không ngừng tuôn, tôi cũng không tìm cách ngăn chúng lại.
Tôi vẫn luôn muốn biết.
Giờ đây, tôi đã biết.
Và nỗi đau khổ trong tôi không còn giới hạn nào nữa.
Nỗi căm hận.
Đó chính là món thừa kế bà để lại cho tôi.]
Trích đoạn 2 :
[… Hai mí mắt Luc lại mở ra. Đằng sau tấm màn màu xám, anh nhìn thấy một khuôn mặt thấp thoáng. Một nụ cười buồn bã. Nụ cười của Marianne.
Marianne yêu quý của
Một ngày nào đó, không tự nhận ra điều đó, Luc đã phân thân mình làm hai.
Khi anh vẫn còn là một đứa trẻ.
Từ lần phân thân đó, Marianne đã ra đời.
Là như thế hoặc chết.
Phải có hai người mới đối mặt nổi với những điều không thể diễn tả nổi ấy.
Một bàn tay để bấu víu, một cái cột chống để khỏi gục ngã. Một sợi dây ràng buộc để không sụp đổ.
Một người nào đó để thì thầm chia sẻ những nỗi sợ hãi, để kể lại những cơn ác mộng và những giấc mơ.
Một người nào đó để chia sẽ những bí mật thầm kín nhất.
Một người nào đó để yê
Marianne, người duy nhất có thể ngăn cản anh chìm vào cơn điên cuồng vĩnh viễn.
Marianne, người đã làm tất cả để anh từ bỏ việc trả thù này.
Luc cố giơ được tay lên, những ngón tay anh lướt qua má cô gái trẻ.
Đúng là cô đang ở đây. Đang ở bên anh.
Nỗi sợ hãi bay biến, chẳng khác nào con chim của một ảo thuật gia.
Luc liền mỉm cười. Marianne đã trở lại, cô đã không bỏ rơi anh.
Cô sẽ không bao giờ bỏ rơi anh.
Cô vẫn luôn đến bên để trấn an anh vào những thời khắc khó khăn nhất. Luôn nép người vào người anh mỗi khi mẹ anh giam anh trong buồng tối.
Ánh sáng duy nhất của anh.
Niềm hi vọng duy nhất của anh.
Bức tường thành duy nhất giúp anh chống đỡ nỗi cô đơn và tuyệt vọng.
Marianne khóc và Luc cảm thấy nước mắt cô sưởi ấm khuôn mặt anh. Anh nghe thấy những tiếng nức nở đang tàn phá cô.
Nét mặt cô chậm rãi hòa vào với nét mặt Maud.
- M
- Em đây, Maud trả lời. Em đâ Ngay bên cạnh anh.
Từng giây trôi qua, mọi thứ lại nhòa đi. Mọi âm thanh trôi xa, ngày tàn đi, những kỷ niệm phai mpf.
Nỗi đau đớn cũng bị quên lãng.
Dần dần, Marianne biến mất sau một bức màn tối đen.
Và trái tim Luc ngừng lại.
Tôi từng là một chấn thương tâm thần, một chứng loạn thần kinh.
Một vết thương.
Khi bà nhìn tôi, tôi chìm trong làn nước đen đặc và lạnh giá.
Tôi chết chìm trong nỗi đau buồn của chính tôi.
Ở đáy vực sâu ấy, tôi cầu xin ba tôi.
Cầu xin ông đến đón tôi, cầu xin ông đến giải thoát tôi.
Cầu xin ông đến yêu thương tôi.
Cái bóng ma người cha ấy, tôi bịa ra cho ông cả ngàn khuôn mặt, cả ngàn cuộc đời.
Cả ngàn lý do để không có mặt bên tôi.
Để xây dựng một thứ gì đó, ta phải có những nền móng vững chắc. Những cội rễ khỏe mạnh.
Còn cội rễ của tôi đã thối rữa hết.
Cái cây có vẻ chống chịu giỏi đến thế đã ngã xuống đất.
Cuốn theo mọi thứ khi nó ngã xuố]
Mã hàng | 9786045651995 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | |
Tác giả | Karine GIÉBEL |
Người Dịch | Nguyễn Thị Tươi |
NXB | NXB Phụ Nữ |
Năm XB | 2018 |
Trọng lượng (gr) | 560 |
Kích Thước Bao Bì | 15.5 x 23.5 |
Số trang | 548 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Sản phẩm bán chạy nhất |
Bạo Lực
Bà không yêu tôi.
Thế nhưng, tôi vẫn có mặt ở đây hôm nay.
Bởi vì, tôi từng muốn yêu bà. Bằng tất cả sức lực của tôi.
Cưỡng ép.
Nhưng ta không yêu như thế được.
Cuộc sống của tô Hay đúng hơn là sự tồn tại vờ vịt mà tôi giả vờ tin tưởng. Bởi vì để xây dựng một thứ gì đó, phải có những nền móng vững chắc. Những cái rễ khỏe mạnh.
Còn những cái rễ của tôi thì đã hỏng hết rồi.
Chỉ cần một trận cuồng phong, cái cây có vẻ bề ngoài rất kiên cường ấy sẽ nằm rạp dưới đất.
Cuốn theo tất cả cùng với nó.
Thế nên tôi đành giả vờ, ngày này sang ngày khác. Đóng một vai diễn không phải của mình. Che giấu sự sợ hãi, cơn giận dữ, nỗi đau khổ. Dồn nén xuống tận đáy sâu lòng mình con người thực sự của tôi.
Tôi là một chấn thương, một cơn loạn thần kinh.
Một vết thương.
Câu chuyện xoay quanh gia đình vị giáo sư Reynier giàu có sinh sống tại một biệt thự trong một thành phố nhỏ gần Nice. Ông bố là bác sĩ phẫu thuật tài giỏi, điều hành một bệnh viên tư nổi tiếng. Bà mẹ kế là một phu nhân xinh đẹp quyến rũ. Cô con gái là sinh viên văn khoa đẹp rạng rỡ.
Bề ngoài, quả thực đó là một gia đình lí tưởng, nhưng bên trong có thực sự lí tưởng như người ta hằng mơ ước không?
Một câu chuyện dồn dập khiến người đọc không thể dứt ra được. Cốt truyện không rối rắm nhưng những tình tiết khi khép khi mở khiến bạn hồi hộp như sắp bắt được tội phạm mà không biết rằng đó chỉ là báo động giả, để rồi lại khiến bạn chạy theo từng trang truyện để khám phá. Qua mạch truyện, những mảnh đời cay đắng chua chát cứ dần dần hiện ra.
Armand Reynier có đúng là “lương y như từ mẫu”? Tình yêu mê muội mà ông ta dành cho con gái Maud đã đúng cách chưa. Tiền bạc và danh vọng đã khiến ông mờ mắt đến mức độ nào?
Cô vợ trẻ Charlotte phải chăng là người đàn bà chỉ thích quyến rũ đàn ông? Ẩn sau hành động có vẻ trăng hoa ấy, là một nỗi đau đớn vô hạn vì không nhận được tình yêu của chồng, chấp nhận bị bạo hành tinh thần để đổi lại sự chăm sóc y tế tại một bệnh viện sang trọng cho cho đứa con riêng sống thực vật.
Maud, một tiểu thư lá ngọc cành vàng, nhưng mang hơi hướng của sự nổi loạn. Tâm tư cô gái mới lớn, những ghen tuông hờn giận vô cớ, những suy nghĩ nông nổi khiến cô gái trẻ trườn sâu vào ma túy đến nỗi suýt mất mạng…
Tất cả cuộc sống giả tạo cùng những bi kịch gia đình ấy chỉ dần dần lộ diện khi Luc Garnier bước chân vào trong gia đình họ và là người bọn họ tin cậy tâm sự mọi nỗi niềm thầm kín. Luc là người đã kịp thời cứu giúp Maud khỏi tay một kẻ hành hung toan cưỡng bức cô và từ đó Luc bắt đầu thâm nhập vào gia đình Reynier với tư cách vệ sĩ. Đây có phải là một sự vô tình, hay đã được sắp đặt. Kể từ khi Luc xuất hiện, gia đình Reynier luôn xảy ra chuyện. Armand Reynier cứ uổng công bật đèn báo động, cài kỹ cửa, nhưng tên trộm vẫn lẻn được vào nhà, thậm chí đến tận giường ngủ của vợ chồng ông và để lại những lời nhắn khủng khiếp, bạo hành tinh thần ông. Vậy thực chất Luc Garnier là ai? Động cơ của Luc là gì ?
Tất cả các nhân vật đều chịu một “bạo lực” tinh thần. Mỗi người tưởng như có cuộc sống phù hoa, nhưng bản chất tâm hồn họ đều bị một thứ bạo hành gặm nhấm đến độ mục ruỗng, họ chán ghét nhau nhưng vẫn sống bên nhau.
Rất nhiều tình tiết đan xen, những nút thắt kịch tính, những cái bẫy giăng mắc như mạng nhện cuối cùng đã được tháo gỡ một cách bất ngờ ở đoạn kết của câu chuyện.
Tác giả
Karine GIÉBEL, sinh năm 1971, là cây bút xuất sắc trong mảng trinh thám tâm lý Pháp. Hiện cô là công chức, nhà văn, luật gia, và đảm nhiệm về thị trường cộng cộng của thành phố. Karine GIÉBEL được biết đến là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết, truyện ký, truyện ngắn. Phần lớn các tác phẩm của cô đều nhận được giải thưởng danh giá dành cho thể loại trinh thám, hình sự, như Prix Marseillais, Prix de Cognac
Một số trích đoạn hay
Trích đoạn 1
[… Quay trở về ngôi nhà gạch bẩn thỉu, tôi mở các cửa sổ và cửa chớp, để cho cái lạnh, âm thanh và cuộc sống ùa vào.
Xua đuổi sự im lặng chết chóc.
Tôi đứng vài phút ngoài ban công hẹp nơi những chiếc tay vịn đang dọa sập xuống. Bầu trời thấp đến nỗi những cột ống khói như thể lẫn vào trong đó.
Thế mà tôi đã sống ở đây mười bảy nă Trong cái thành phố thảm hại, hiu quạnh, cả thần thánh và khách du lịch đều bỏ rơi này.
Những làn gió lạnh băng đẩy tôi vào trong nhà.
Tôi đã bắt đầu dốc hết đồ đạc trong căn nhà tồi tàn này từ hôm qua. Tôi bỏ quần áo của bà vào những chiếc túi lớn màu đen, bỏ sách của bà vào những chiếc thùng các tông. Tôi sẽ không giữ lại thứ gì, tôi đã quyết như thế. Ngoại trừ cuốn sổ hộ khẩu nhắc tôi nhớ rằng tôi đã chào đời vào một ngày tháng Năm.
Con của một người mẹ đốn mạt.
Và của một người cha vô danh.
Tôi đã dọn xong phòng ăn, bây giờ chỉ còn phòng ngủ của bà, phòng ngủ của tôi và kho chứa đồ. Sau đó, tôi sẽ có thể trả chìa khóa cho chủ nhà và quay trở lại với cuộc sống của tôi.
Cuộc sống của tô Hay đúng hơn là sự tồn tại vờ vịt mà tôi giả vờ tin tưởng. Bởi vì để xây dựng một thứ gì đó, phải có những nền móng vững chắc. Những cái rễ khỏe mạnh.
Còn những cái rễ của tôi thì đã hỏng hết rồi.
Chỉ cần một trận cuồng phong, cái cây có vẻ bề ngoài rất kiên cường ấy sẽ nằm rạp dưới đất.
Cuốn theo tất cả cùng với nó.
Thế nên tôi đành giả vờ, ngày này sang ngày khác. Đóng một vai diễn không phải của mình. Che giấu sự sợ hãi, cơn giận dữ, nỗi đau khổ. Dồn nén xuống tận đáy sâu lòng mình con người thực sự của tôi.
Tôi là một chấn thương, một cơn loạn thần kinh.
Một vết thương.
Tôi thấy một cuốn album, lưỡng lự không biết có nên mở ra hay không. Cuối cùng, tôi vứt nó vào sọt rác.
Hai phút sau, tôi lấy nó ra khỏi sọt rác và lật giở từng trang.
Không có một bức ảnh nào của tôi, đúng như tôi đã chuẩn bị tinh thần. Không một bức ảnh nào chụp chung bà và tôi. Bà vẫn luôn từ chối được lưu lại hình ảnh của bà cùng tôi.
Tôi lấy một bức ảnh ra khỏi lớp bọc ni lông. Một bức chân dung của mẹ tôi. Xinh đẹp, rạng ngời, tươi cười.
Một bức ảnh chụp trước khi tôi ra đời.
Tôi không nhớ đã bao giờ nhìn thấy nụ cười của bà chưa. Có thể bà đã từng cười, nhưng không phải là trước mặt tôi. Không phải là vì tôi.
Bà nghiêm khắc, lạnh lùng và buồn bã.
Mỗi khi tan trường, tôi quan sát những đứa trẻ khác. Nhất là mẹ của chúng. Họ hôn chúng, ôm choàng lấy chúng, lo lắng, xúc độ Ánh mắt tràn đầy tình yêu của họ dành cho con gái hoặc con trai mình. Ánh mắt mà mẹ tôi không bao giờ dành cho tôi. Khi bà nhìn tôi, tôi chìm trong một làn nước đen tối và giá lạnh. Tôi chết đuối trong nỗi sầu muộn của chính mình.
Không một lời an ủi, không một cử chỉ dịu dàng. Không một câu chuyện cổ tích để giúp tôi chống chọi với những cơn ác mộng.
Chỉ có những lời sỉ nhục, những mệnh lệnh và những tiếng la hét.
Ngày nào cũng là sự thờ ơ.
Thường xuyên là những nỗi nhục nhằn.
Đôi khi là những lời lăng mạ.
***
Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu trong căn nhà nà Bởi vì ở đây tôi đã lớn lên dưới xiềng xích của một con quái vật. Bởi vì ở đây tôi đã biết đến nỗi sợ hãi, lo lắng và buồn rầu.
Đã muốn chết.
Những cảm giác kinh hoàng đó, tôi đã in hằn chúng trên những bức tường, những cánh cửa, trên sàn nhà. Chúng đang bò lổm ngổm khắp nơi xung quanh tôi.
Tôi mở cánh cửa kho chứa đồ nhỏ, một hầm chứa nơi bà vứt đủ mọi thứ linh tinh. Nơi bà thường nhốt tôi mỗi khi tôi tỏ ra cứng đầu với bà.
Đôi khi, chẳng vì lý do gì. Chỉ là để khỏi phải nhìn thấy tôi. Để làm tôi biến mất. Phá hủy tôi.
Tôi từng nhiều lần ở trong cái kho này cả ngày. Cả đêm.
Từ đáy chiếc vực thẳm này, tôi cầu xin cha tôi. Hãy đến tìm tôi, giải thoát cho tôi.
Hãy đến để yêu thương tôi.
Người cha bóng ma đó, tôi tưởng tượng ra ông với hàng ngàn khuôn mặt, hàng ngàn cuộc đời.
Tạo ra cho ông hàng ngàn lý do để không ở đây.
Tôi đã không được quyền dám hỏi dù chỉ một câu về ông. Mẹ tôi căm ghét ông, tôi biết điều đó.
***
Trong những kỳ nghỉ, bà gửi tôi đi thật xa, càng xa càng tốt.
Càng lâu càng tốt.
Trại hè, trung tâm vừa học vừa chơ Nơi đó thế nào hay mong muốn của tôi là gì không quan trọng. Điều quan trọng là tôi tách xa khỏi bà.
Thời gian còn lại là một khu rừng rậm rì và mù mịt nỗi cô đơn, nơi tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng. Một khu rừng đầy những nỗi lo lắng, kinh hoàng và tuyệt vọng.
Tôi chưa bao giờ được chia sẻ với bà những ước mơ hay dự định tương lai.
Khi lớn lên, con thích làm gì? Câu hỏi ngớ ngẩn đó, tất cả các bà mẹ đều từng có lúc hỏi con mình.
Còn mẹ tôi, bà chưa bao giờ muốn biết điều đó.
***
Khi tôi đến trước cửa phòng ngủ trước đây của mình, bàn tay tôi ngập ngừng không muốn xoay tay nắm cửa. Tôi hít một hơi thật dài rồi mới bước vào.
Khi đèn bật sáng, tôi há hốc miệng.
Căn phòng trống không, mọi thứ đã biến mất.
Giường của tôi, tủ của tôi, chiếc bàn nhỏ lung lay của tôi, sách vở của tôi.
Mọi thứ.
Đồ chơi thì bà không phải vứt, bởi vì tôi không có. Nhưng trước khi chết, bà đã làm biến mất mọi dấu vết của tôi. Lẽ ra tôi không nên ngạc nhiên, nhưng cơn giận dữ vẫn trào lên. Tôi khóc nức nở. Thịnh nộ hay buồn bã, tôi cũng không rõ nữa.
Khóc cũng chẳng ích gì, bà vẫn thường nhai đi nhai lại với tôi câu đó. Chỉ là dấu hiệu của sự yếu đuối. Thà đánh nhau còn tốt hơn.
Chỉ còn lại một chiếc ghế đẩu đặt giữa phòng. Tôi lau nước mắt, bước lại gần.
Trên ghế, có một chiếc phong bì. Ngoài phong bì, là tên tôi được viết bằng chữ cái in hoa.
Bà đã để lại cho tôi một thứ, thật khó mà tin nổi.
Thứ gì đó, cho tôi.
Tôi ngồi lên ghế và ngắm nhìn chiếc phong bì hồi lâu. Mẹ tôi, bà có nét chữ rất đẹp. Thật tiếc là cho đến tận hôm nay, bà chưa từng viết cho tôi.
Một chiếc xe cam nhông đi qua phố, những cửa kính rung lên. Ngón tay tôi cũng thế.
Tôi phải đọc bức thư chết tiệt này. Hẳn đây là cách tốt nhất để tôi ghét bỏ bà. Để quên bà.
Như thể ta có thể quên tuổi thơ của chính mình, những cơn ác mộng của chính mình! Người mẹ của chính mình.
Đến giây phút cuối cùng, tôi vẫn còn hy vọng. Những hối hận, những tiếc nuối. Tình yê
Hai trang giấy. Viết cách đây ba tháng. Bà biết mình bị ốm, nên đã quyết tâm để lại cho tôi bức thư này. Di chúc của bà, những ước nguyện cuối cùng của bà.
Tôi vẫn ngồi trên ghế, không có bất cứ cử động nào nữa.
Nước mắt tôi không ngừng tuôn, tôi cũng không tìm cách ngăn chúng lại.
Tôi vẫn luôn muốn biết.
Giờ đây, tôi đã biết.
Và nỗi đau khổ trong tôi không còn giới hạn nào nữa.
Nỗi căm hận.
Đó chính là món thừa kế bà để lại cho tôi.]
Trích đoạn 2 :
[… Hai mí mắt Luc lại mở ra. Đằng sau tấm màn màu xám, anh nhìn thấy một khuôn mặt thấp thoáng. Một nụ cười buồn bã. Nụ cười của Marianne.
Marianne yêu quý của
Một ngày nào đó, không tự nhận ra điều đó, Luc đã phân thân mình làm hai.
Khi anh vẫn còn là một đứa trẻ.
Từ lần phân thân đó, Marianne đã ra đời.
Là như thế hoặc chết.
Phải có hai người mới đối mặt nổi với những điều không thể diễn tả nổi ấy.
Một bàn tay để bấu víu, một cái cột chống để khỏi gục ngã. Một sợi dây ràng buộc để không sụp đổ.
Một người nào đó để thì thầm chia sẻ những nỗi sợ hãi, để kể lại những cơn ác mộng và những giấc mơ.
Một người nào đó để chia sẽ những bí mật thầm kín nhất.
Một người nào đó để yê
Marianne, người duy nhất có thể ngăn cản anh chìm vào cơn điên cuồng vĩnh viễn.
Marianne, người đã làm tất cả để anh từ bỏ việc trả thù này.
Luc cố giơ được tay lên, những ngón tay anh lướt qua má cô gái trẻ.
Đúng là cô đang ở đây. Đang ở bên anh.
Nỗi sợ hãi bay biến, chẳng khác nào con chim của một ảo thuật gia.
Luc liền mỉm cười. Marianne đã trở lại, cô đã không bỏ rơi anh.
Cô sẽ không bao giờ bỏ rơi anh.
Cô vẫn luôn đến bên để trấn an anh vào những thời khắc khó khăn nhất. Luôn nép người vào người anh mỗi khi mẹ anh giam anh trong buồng tối.
Ánh sáng duy nhất của anh.
Niềm hi vọng duy nhất của anh.
Bức tường thành duy nhất giúp anh chống đỡ nỗi cô đơn và tuyệt vọng.
Marianne khóc và Luc cảm thấy nước mắt cô sưởi ấm khuôn mặt anh. Anh nghe thấy những tiếng nức nở đang tàn phá cô.
Nét mặt cô chậm rãi hòa vào với nét mặt Maud.
- M
- Em đây, Maud trả lời. Em đâ Ngay bên cạnh anh.
Từng giây trôi qua, mọi thứ lại nhòa đi. Mọi âm thanh trôi xa, ngày tàn đi, những kỷ niệm phai mpf.
Nỗi đau đớn cũng bị quên lãng.
Dần dần, Marianne biến mất sau một bức màn tối đen.
Và trái tim Luc ngừng lại.
Tôi từng là một chấn thương tâm thần, một chứng loạn thần kinh.
Một vết thương.
Khi bà nhìn tôi, tôi chìm trong làn nước đen đặc và lạnh giá.
Tôi chết chìm trong nỗi đau buồn của chính tôi.
Ở đáy vực sâu ấy, tôi cầu xin ba tôi.
Cầu xin ông đến đón tôi, cầu xin ông đến giải thoát tôi.
Cầu xin ông đến yêu thương tôi.
Cái bóng ma người cha ấy, tôi bịa ra cho ông cả ngàn khuôn mặt, cả ngàn cuộc đời.
Cả ngàn lý do để không có mặt bên tôi.
Để xây dựng một thứ gì đó, ta phải có những nền móng vững chắc. Những cội rễ khỏe mạnh.
Còn cội rễ của tôi đã thối rữa hết.
Cái cây có vẻ chống chịu giỏi đến thế đã ngã xuống đất.
Cuốn theo mọi thứ khi nó ngã xuố]
Rút GọnGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | CN NXB Phụ Nữ |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 546 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam |
SKU | 5625221519090 |
heidi sách đất rừng phương nam nguyễn nhật ánh búp sen xanh agatha christie higashino keigo thiên quan tứ phúc rừng na uy nhã nam việt nam danh tác hai số phận tiết học của ác quỷ bảy thanh hung giản tam thể ma đạo tổ sư semantic error tết ở làng địa ngục ngàn mặt trời rực rỡ những kẻ âu lo từ điển tiếng em trái tim phù thuỷ anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh bắt trẻ đồng xanh người đua diều kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau thất lạc cõi người tiểu thuyết dám bị ghét anne tóc đỏ