Bầy cừu xuất chúng đưa ra cái nhìn sắc sảo về một “dây chuyền” áp lực cao, bắt đầu từ các bậc phụ huynh và chuyên gia tư vấn giáo dục, những người luôn đòi hỏi điểm số hoàn hảo và đỉnh cao là áp dụng những phương pháp lệch lạc. Tác giả William khẳng định rằng điều then chốt ở đây là khi học đại học, sinh viên được tự khám phá bản thân, thiết lập những giá trị và cách thức đi tới thành công cho riêng mình, từ đó tiến bước trên con đường đã chọn. Cuốn sách đã phơi bày những lỗ hổng của hệ thống giáo dục và đưa ra các giải pháp để sửa chữa chúng.
Về nội dung cuốn sách gồm bốn phần. Tác giả bắt đầu cuốn sách bằng cách thảo luận về chính hệ thống giáo dục tinh hoa (có nghĩa là nói về những ngôi trường, học viện danh giá như Harvard, Stanford hay Williams cũng như các trường trong phạm vi rộng lớn, tính đến cả những ngôi người hạng hai) – một hệ thống, nói ngắn gọn, đã buộc bạn phải lựa chọn giữa việc học tập và thành công. Giáo dục là cách mà một xã hội thể hiện rõ nhất các giá trị: cách mà xã hội lưu truyền các giá trị của mình. Qua việc thường xuyên phê phán kiểu con trẻ đến các trường chuyên lớp chọn, tác giả nhắm vào người lớn, những người đã khiến bọn trẻ trở nên như vậy – nghĩa là, phê phán phần lớn chúng ta.
Phần 2 nói về những việc mà sinh viên, với tư cách cá nhân, có thể làm để cứu chính họ ra khỏi hệ thống này: mục đích của việc học đại học là gì, làm sao để tìm được một lối đi khác trên đường đời, một người lãnh đạo thực sự có nghĩa là như thế nào.
Phần 3 mở rộng thêm lập luận này, bàn luận chi tiết về mục đích của một nền giáo dục tự do, giá trị nhân văn, về nhu cầu cần có các giáo viên tận tụy và những phòng học nhỏ. Mục đích không phải là nói với các bạn trẻ nên học trường nào, mà chia sẻ với họ tại sao phải học.
Phần 4 quay trở lại câu hỏi mang tính xã hội lớn hơn. Hệ thống này có trách nhiệm trong việc tạo ra tầng lớp lãnh đạo, hay còn gọi là giới tài năng – những người điều hành các tổ chức, Chính phủ, và tập đoàn của chúng ta. Vậy điều này diễn ra như thế nào? Cho đến lúc này, rõ ràng nó diễn ra không xuất sắc gì cho lắm. Sau rốt, điều chúng ta làm với con cái cũng chính là điều chúng ta làm với bản thân mình. Nền giáo dục tinh hoa này đã tồn tại quá lâu và đã đến lúc chúng ta cần cân nhắc lại, cải cách, và đảo ngược toàn bộ cơ cấu của nó.
Thật ra thì người ta đã cải cách nhiều rồi, mà việc giáo dục ở đây vẫn chẳng được cải cách gì cả. Vì người ta chỉ làm những việc cải cách bề mặt mà không hề chạm đến cái nguyên lý của sự giáo dục.
Nghề giáo dục là một cấm địa, ai xét mình không đủ hai điều kiện thiết yếu ấy thì chớ có bước vào. Miễn cưỡng bước vào để ‘làm hại con người ta’ là tội nhân của tổ quốc vậy.
Trong mối bận tâm cao độ về việc kiến thiết một nước Việt Nam mới tân tiến và hiện đại đầu thế kỷ XX, Một nền giáo dục Việt Nam mới đã ra đời như một cách thực hành quyết liệt và táo bạo của nhà báo, nhà giáo dục Thái Phỉ Nguyễn Đức Phong. Tuyệt đối thẳng thắn, Thái Phỉ đưa ra một loạt những tiêu chí, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm xây dựng “một người Việt Nam mới của xã hội Việt Nam mai sau”. Những phác thảo tuy sơ khởi nhưng toàn diện về một nền giáo dục mới đã cho thấy tinh thần nhiệt huyết của một trí thức nhanh nhạy, mẫn cảm với thời cuộc, đồng thời, như tác giả mong muốn, có thể đánh thức các nhà giáo dục hôm nay không ngừng thức nhận và hành động sáng suốt hơn.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-03-14 14:15:23 |
Kích thước | 14 x 20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 3849161587312 |
phấn khối hồ chí minh kinh dịch thu giang nguyễn duy cần thiên tài bên trái kẻ điên bên phải việt nam danh tác tây du ký câu chuyện nghệ thuật thi nhân việt nam truyện kiều thơ xuân diệu thơ xuân diệu anh em nhà karamazov nghệ thuật art chu văn sơn lý luận văn học văn học việt nam thơ haiku lí luận văn học nhà văn tứ thư phê bình văn học luận ngữ sách lí luận văn học ngôn từ ba đỉnh cao thơ mới để thành nhà văn thơ điệu hồn và cấu trúc