Bhagavad Gita luôn được đọc và nghiền ngẫm bởi các nhà tư tưởng và những người tu luyện, bởi tính minh triết và thâm sâu được hun đúc qua nhiều thế kỷ ở Ấn Độ - quốc gia của các bậc chứng ngộ. Còn các nhà nghiên cứu luôn xem xét Bhagavad Gita như một văn bản quan trọng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt mà sự xuất hiện của những thuyết giảng ấy được đặt trong bộ sử thi Mahabharata cho thấy một quá trình chuyển biến của xu hướng tự tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Còn đối với người hoạt động tri thức, Bhagavad Gita có một ý nghĩa đặc biệt, bởi qua đó, người có tri thức tự soi chiếu được các giới hạn của bản thân.
“Tri thức, đối tượng của tri thức, và người có tri thức – là ba căn nguyên của hành động, công cụ (các giác quan), đối tượng, và người thực hiện - là ba yếu tố cấu thành nên hành động. (18)
Theo triết học Sankhua, dưa vào các thuộc tính khác nhau của ba Guna (Thuộc tính cơ bản) mà phân loại tri thức, hành động và người thực hiện thành ba nhóm yếu tố, bây giờ hãy nghe Ta nói về chúng. (19)
Tri thức thuộc về Thiền lành, nhờ nó mà con người nhận thức được Đấng Thiêng Liêng Bất Diệt hiện diện như nhau trong mọi chúng sinh, tuy hiện diện độc lập nhưng lại là một. (20)
Nhưng, tri thức mà các loài chúng sinh khác nhau có những nhận thức không giống nhau, được coi là tri thức trong Dục vọng. (21)
Trong khi tri thức bị giới hạn trong một định kiến duy nhất, như thể nó là toàn bộ, mang tính vô lý, không dựa trên sự thật, và phù phiếm, được coi là tri thức trong u mê. (22)”
(Trích chương XVIII)
Do đó, dẫu cho đã tồn tại nhiều bản dịch tiếng Việt của Bhagavad Gita, chúng tôi vẫn quyết định một lần nữa dịch bản kinh quý báu này, bởi suy cho cùng tri thức cũng là một con đường tu tâm dưỡng tính để đạt được sự nhận thức về toàn thể.
Chúng tôi chọn bản dịch tiếng Anh của Paramananda (1884–1940), một trong số các swami (tu sĩ) của phái Vedanta đầu tiên đã đến Hoa Kỳ để truyền giáo. Paramananda được phái đến Luân Đôn vào năm 1906 khi ông mới hai mươi hai tuổi, và đến năm 1909, ông đã thành thành lập Trung tâm Vedanta ở Boston. Ông thuyết giảng khắp Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á trong suốt 34 năm cho đến khi qua đời vào năm 1940. Trong suốt những năm tháng thuyết giảng của mình, ông đã thành lập tạp chí định kỳ Thông Điệp của Phương Đông (Message of the East) – tạp chí đầu tiên được xuất bản tại Mỹ, duy trì liên tục suốt 55 năm, cung cấp các bài báo, thơ, phê bình về các tôn giáo. Các tác phẩm kinh điển của Ấn Độ như Bhagavad Gita, The Upanishads và các sách thực hành của Vedanta được ông dịch sang tiếng Anh, đồng thời ông cũng viết các tác phẩm đối chiếu triết luận Vedanta với triết học phương Tây, các luận giải của ông trên con đường tu tập tâm linh.
Và thật may mắn, người sẵn sàng nhận dịch Bhagavad Gita từ bản tiếng Anh của swami Paramananda là Sophia Ngo (Tên thật: Ngô Thị Thanh Thúy), người tu tập trẻ tuổi đã từ bỏ con đường tất yếu phải đi của một giảng viên kinh tế tại đại học Chinan (Đài Loan) để tu học tại Học viên Yoga Mumbai. Quá trình dịch thuật trong suốt năm 2021 là một cuộc đảo lộn tâm trí đối với Sophia Ngo, để đi từ những nhận thức bề mặt về con đường tu tập đến những tầng sâu kín hơn. Trải qua nhiều lần dịch đi dịch lại, xem xét từng khái niệm và chỉ dẫn, mặc cho những biến động của dịch bệnh và hoàn cảnh mưu sinh khó khăn, cuối cùng bản dịch Việt ngữ này đã có thể ra mắt bạn đọc, tuy chưa hoàn hảo nhưng cũng đủ sáng rõ.
Không chỉ dừng ở bản lưu truyền phổ biến ngày nay, Sophia Ngo đã truy tìm nguồn gốc của văn bản Bhagavad Gita thông qua đọc các nghiên cứu khảo cổ và văn bản học. Cuốn sách “The Original Gita: Striving for Oneness, with Comments and Related Verses of the Bhagavad Gita” (Motilal Banarsidass, 2012)” của Tiến sĩ Ir. Gerard D. C. Kuiken đã cung cấp một khả năng mang tính gợi mở và quý báu về văn bản gốc của Bhagavad Gita. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng Bhagavad Gita có nguồn từ một văn bản riêng biệt ngoài Mahabharata và dần được tích hợp cho đến khi thành hình rõ nét vào thời đỉnh cao của đế chế Kushan (105-250). Các nghiên cứu về văn bản Bhagavad Gita trong thế kỷ 20, lần theo các manh mối khảo cổ và văn bản học, đã dẫn đường tới Svabhavikasutra (Kinh về nỗ lực Hợp Nhất) với 209 cầu cách ngôn không tồn tại dấu vết của các vị thần và không có hệ thống đẳng cấp. Bài luận về niên đại Bhagavad Gita của Tiến sĩ Ir. Gerard D. C. Kuiken với vai trò dẫn nhập, do chính Sophia Ngo dịch sẽ được Book Hunter đăng tải trên Cộng đồng tác giả & Dịch giả FoxStudy, còn tại đây, chúng tôi chỉ đăng bản dịch Svabhavikasutra như một tham chiếu để các độc giả có thể dễ dàng so sánh sự biến đổi của các khái niệm và nhận thức từ phiếm thần sang hữu thần, đặc biệt tránh cho những tâm trí dễ bị ảnh hưởng bởi các hình tượng thần thánh lẫn lộn giữa CÁI ẤY không thể gọi tên nhưng bất biến, bao trùm rộng khắp, với danh xưng Brahman (hay được hiểu là Thượng Đế, mà ở đây chúng tôi chọn dịch là Chân Lý Tuyệt Đối) vốn luôn bị hình hài hóa theo tưởng tượng hạn hẹp của tâm thức Con người. Chúng tôi tìm thấy ở Svabhavikasutra không chỉ các tư tưởng về nhận thức Chân Ngã trong Bhagavad Gita mà cả tinh thần vượt trên nhị nguyên trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) của Phật giáo và lẽ sống “oộ vi nhi có bất oi” trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử.
Một bài nghiên cứu về hữu thần và phiếm thần trong Bhagavad Gita của nhà nghiên cứu Richard Garbe từ đầu thế kỷ 20 cũng được dịch và đưa vào phần phụ lục của cuốn sách này. Các bạn đọc yêu thích cách luận giải lý trí và xem xét những khảo cứu về văn bản có thể mở đến phần phụ lục của cuốn sách để tìm hiểu các vấn đề mà tiểu luận này đặt ra.
Sau cùng, chúng tôi muốn khẳng định rằng việc xuất bản cuốn sách này không phải là sự hoàn thành một dự án dịch thuật, mà là bắt đầu một chặng đường tu tập vào cõi giới siêu hình không chỉ của Sophia Ngo mà của Book Hunter và bất cứ độc giả nào hữu duyên. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục cung cấp các kiến thức xoay quanh Bhagavad Gita và triết học Ấn Độ cổ đại trong thời gian tới và học hỏi từ những chỉ dẫn thiêng này trong quá trình hoạt động chuyên môn của mình.
Bây giờ thì, mời các bạn hãy nghiền ngẫm Bhagavad Gita và Svabhavikasutra - bản gốc của Gita, và rất mong các bạn thứ lỗi cho những thiếu sót mà chúng tôi mắc phải trong quá trình dịch thuật những ngôn từ thiêng liêng và kì vĩ này.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Tổng Hợp Đà Nẵng |
---|---|
Ngày xuất bản | 2021-12-29 22:29:17 |
Dịch Giả | Sophia Ngô - Book Hunter |
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 244 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng |
SKU | 1671121860859 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc