Làm Triết Với Cây Búa của Wittgenstein (gốc: Wittgenstein), là tác phẩm kinh điển của Sir Anthony Kenny viết về Wittgenstein. Khác với những chuyên khảo sâu và rất khó về Wittgenstein, cũng không quá đơn giản như Wittgenstein trong 60 phút hoặc loại dẫn nhập như Wittgenstein: A Very Short Introduction - A. C. Grayling, tác phẩm này được dùng làm giáo trình đại học và được ca ngợi rộng rãi, không những cô đọng, mà còn giải thích tổng quan rất lưu loát về các vấn đề triết học cốt lõi, về toàn bộ tác phẩm của Wittgenstein. Nếu bạn thực sự quan tâm đến Wittgenstein, bạn sẽ thấy đây là sách khảo sát triết học viết cực hay và sáng sủa theo phong cách Anh Mỹ: cẩn thận, rõ ràng, xuyên suốt, không văn chương bay bỗng, không siêu hình hố thẳm tăm tối, những thứ khiến A. Kenny phải than thở: Đám cỏ dại siêu hình, từng được Wittgenstein thăm dò, phát hiện, ngỡ là sẽ bén rễ một lần và mãi mãi, nay đã ồ ạt quay lại với sức mạnh vỡ bờ hơn bao giờ hết.
Trong sách này, Kenny nhẹ nhàng giới thiệu vừa đủ Frege và Russell để bạn đọc bước đầu có thể đặt chân vào Tractatus; và không chỉ tập trung vào sự sụp đổ của Tractatus, dẫn đến Những Tìm Sâu Triết Học như nhiều sách bình giải khác, Kenny còn cho xen kẽ các chương về những tác phẩm được xuất bản sau khi Wittgenstein qua đời, chẳng hạn như Philosophische Bemerkungen, Philosophische Grammatik, Über Gewissheit (Về Tính Chắc Chắn). Và quan trọng hơn, A. Kenny còn chỉ ra sự liên tục, liền lạc giữa các tác phẩm pha đầu và pha sau của Wittgenstein bằng lý lẽ rất thuyết phục về sự thống nhất trong tư tưởng của Wittgenstein trong chương cuối (Sự liên tục của triết lý Wittgenstein), ni đã bác bỏ ý tưởng cho rằng bản thân Wittgenstein đã gầy dựng nên hai triết lý đứt đoạn, hoàn toàn khác nhau và cuối cùng là những nhận xét, đánh giá ảnh về tầm hưởng của Wittgenstein trong nửa sau thế kỷ XX.
Tóm lại, Làm Triết Với Cây Búa của Wittgenstein của Sir Anthony Kenny là cuốn sách giới thiệu quan trọng và hữu ích nhất về tư tưởng của Wittgenstein, và không chỉ riêng về Wittgenstein, đây còn là một trong những sách thuộc thể loại khảo sát triết học dược viết hay nhất mà bạn đọc không thể bỏ qua!
Về tác giả
Sir Anthony Kenny. Từng giữ những chúc vụ như Phó hiệu trưởng Đại học Oxford, Viện trưởng Học viện Balliol, Oxford và Viện trưởng Học viện Rhodes House, Oxford; Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Anh và Giám đốc Thư viện Anh. Ni được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường đại học Anh, Mỹ và là người được ủy thác về bản quyền của Wittgenstein. Ni là tác giả hoặc biên tập của hơn 30 đầu sách, bao gồm The Wittgenstein Reader (2nd Edition, 2006), A Brief History of Western Philosophy (1998), The Legacy of Wittgenstein (1984), Action, Emotion and Will (1963, Routledge), Will, Freedom and Power (1975), Philosophy in the Modern World: A New History of Western Philosophy (4 volumes; 2007).
Mục lục
Bảng từ mới (thay cho từ Sứ- Việt) i
Viết tắt/ký hiệu ix
Lời người dịch xi
Tựa 1
A. Viết tắt các tác phẩm của Wittgenstein 3
B. Giới thiệu – Ấn bản sửa đổi 5
1. Sử nhỏ về triết học Wittgenstein 1
2. Di sản của Frege và Russell 28 3. Phê bình Principia 63
4. Thuyết mô hình về chắt 80
5. Siêu hình học của thuyết đơn logic 105
6. Thuyết đơn logic sụp đổ 149
7. Dự đoán, tính ý hướng và kiểm nghĩa 171
8. Sự hiểu, Tư duy và Ý nghĩa 199
9. Những trò chơi-ngôn ngữ 227
10. Ngôn ngữ riêng tư 253
11. Về thuyết hoài nghi và tính chắc chắn 287
12. Sự miên miên của triết lý Wittgenstein 310
Gợi ý đọc thêm 331
Phụ lục: Chắt hằng đúng – Tautology 334
Các tơm lõi của Wittgenstein 345
Bảng trỏ 349 ------------------------------------------------------
Trích chương 12: Tính liên tục của triết lý Wittgenstein
(*) Cho đến lúc này ta đã dõi theo sự phát triển của tư tưởng Wittgenstein, từ những tác phẩm sớm nhất cho đến những tác phẩm sau cùng của ni. Do Tractatus và Những Tìm Sâu Triết Học là những tác phẩm đầu tiên của ni (he) được xuất bản, và do có sự khác biệt rõ rệt về phong cách và nội dung của chúng, đã có ý tưởng cho rằng Wittgenstein đã gầy dựng nên hai triết lý đứt đoạn, hoàn toàn khác nhau. Việc đem in, sau khi ni mất, những tác phẩm thuộc những năm ba mươi cho thấy góc nhìn này là quá đơn giản. Có rất nhiều liên hệ giữa tác phẩm pha trước và pha sau, và có nhiều giả định mà cả hai đều có chung. Trong chương cuối cùng này, tôi hy vọng sẽ làm rõ được việc này. Sự so bật thường được rút ra giữa Tractatus và Những Tìm Sâu Triết Học về ba điểm chính sau đây. (1) Trong Tractatus, Wittgenstein đưa ra một thuyết đơn siêu hình : các thành phần cơ bản của ngôn ngữ là những tên gọi trỏ đến các đối tượng đơn; chắt (mệnh đề) đơn là kết hợp của các tên gọi này, mỗi chắt như thế thì độc lập với mọi chắt khác. Trong Những Tìm Sâu, lại lập luận rằng các từ ‘đơn’ (simple) và ‘phức’ (complex) không có ý nghĩa tuyệt đối và việc tìm kiếm các chắt đơn độc lập được xem là một ảo tưởng. (2) Trong Tractatus, Wittgenstein quan tâm đến các cấu trúc hình thức của logic ký hiệu như là một chìa khóa cho bản chất lý tưởng của chắt và ngôn ngữ; trong Những Tìm Sâu, ni đã từ bỏ ý tưởng cho rằng ngôn ngữ có một bản chất và dành hết sức cho việc học sâu những diễn đạt (idioms) trong ngôn ngữ đời thường. (3) Trong khi Tractatus cho rằng các câu có ý nghĩa (meaning) hoặc nghĩa (sense) vì chúng là các mô hình, thì Những Tìm Sâu lại cho rằng ý nghĩa của một câu chính là cách dùng (use) hoặc lề lối, thói quen dùng (usage) hoặc ứng dụng của câu đấy; quan niệm cho rằng một câu tỏ nghĩa (significant sentence) là một mô hình được thay thế bằng tư tưởng pha sau: nghĩa của một câu thì được xác định bởi các tình huống [trong đó nó được nói ra] và trò chơi-ngôn ngữ [mà nó thuộc về].
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
---|---|
Ngày xuất bản | 2021-12-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Trần Đình Thắng |
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 420 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
SKU | 6287471652223 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc