***
Cuốn sách được chia làm 2 phần gồm 11 chương:
Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của chính trị học
Chương 2: Tổng quan lịch sử các học thuyết chính trị
Chương 3: Quyền lực chính trị
Chương 4: Hình thức chính quyền
Chương 5: Bầu cử
Chương 6: Đảng phái chính trị
Chương 7: Chính khách và công chức
Chương 8: Chính sách công
Chương 9: Chính quyền nhà nước ở địa phương
Chương 10: Tòa án và sự độc lập của tòa án
Chương 11: Văn hóa chính trị
SÁCH CÙNG CHỦ ĐỀ
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng cũng rất phức tạp. Đối với mỗi nhà nước đương đại, việc xây dựng mô hình tổ chức, sử dụng và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp sẽ là điều kiện để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng cho nhân dân – chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước, đây cũng chính là cơ sở để xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Cùng với sự hình thành và phát triển của các kiểu nhà nước trong lịch sử, đã có nhiều học thuyết, quan điểm và mô hình kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong điều kiện xã hội hiện đại, có thể thấy rằng: quyền lực nhà nước phải luôn gắn với chủ quyền quốc gia, quyền lực này thuộc về nhân dân và được thể hiện thông qua những định chế nhà nước – pháp luật. Quyền lực nhà nước được biểu hiện cụ thể ở hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước, các quy định pháp luật và những nguyên tắc vận hành của hệ thống đó tạo nên một cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ chế đó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và được cụ thể hóa tùy thuộc vào những điều kiện khách quan và chủ quan ở mỗi thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, sự phát triển về nhận thức lý luận đối với những giá trị phổ quát của nhà nước pháp quyền, cấu trúc và cơ chế vận hành quyền lực nhà nước cũng có bước phát triển vượt bậc qua các kỳ Đại hội Đảng, qua các bản Hiến pháp, mà biểu hiện nổi bật nhất là nội dung được quy định tại Điều 2, Hiến pháp năm 2013: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân, vì nhân dân thì việc nghiên cứu học thuyết và mô hình kiểm soát quyền lực nhà nước của một số nhà nước dân chủ, pháp quyền trên thế giới, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam là việc làm quan trọng và cần thiết, nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước.
Các nhà tư tưởng và các ý tưởng chính trị hiện đại - Tudor Jones
Luôn tồn tại tính liên tục trong sự phản tư hay tự biện về những vấn đề liên quan tới nhà nước và tới mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước. Và cũng luôn tồn tại những lí tưởng nhân văn bền lâu - như tự do, bình đẳng, quyền, và … - được diễn giải và phát triển qua những tác phẩm của các nhà tư tưởng chính trị theo truyền thống rộng lớn này, dù theo những cách rất khác nhau và trong những bối cảnh khác biệt về mặt lịch sử.
Năm khái niệm trong quyển sách này - cụ thể là chủ quyền, nghĩa vụ chính trị, tự do, quyền, và bình đẳng - sẽ tạo nên khuôn khổ trong đó triển khai những giải thích mang tính mô tả và diễn giải về các lí thuyết và lập luận được các nhà tư tưởng chính trị lớn phát triển.
(Trích Lời giới thiệu)
Tác giả
Tiến sĩ Tudor Jones là người nổi tiếng về cách tiếp cận độc đáo đối với các vấn đề chính trị. Ông từng giảng dạy lí thuyết chính trị và chính trị Anh tại các trường Đại học Mansfield, Somerville, Oxford. Ông hiện là Giảng viên Cao cấp ngành Chính trị tại Đại học Conventry, và đã xuất bản một số bài viết về chính trị Anh. Năm 1992 là ứng cử viên nghị viện đảng Dân chủ Tự do.
Tác phẩm
Các nhà tư tưởng và các ý tưởng chính trị hiện đại: Một dẫn nhập lịch sử là một quyển sách mới mẻ nhằm khơi gợi, cung cấp cho người đọc những kiến thức dẫn nhập dễ tiếp cận trong các lĩnh vực then chốt về tư tưởng chính trị hiện đại. Bằng cách kết hợp những cách tiếp cận theo chủ đề về mặt lịch sử và triết học một cách rõ ràng, cuốn sách này trình bày những ý tưởng và tác phẩm của một số nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong thời hiện đại, và đặt chúng vào trong bối cảnh lịch sử.
Tác phẩm Các nhà tư tưởng và các ý tưởng chính trị hiện đại trình bày:
Những khái niệm then chốt về lí thuyết chính trị hiện đại như: chủ quyền quốc gia, nghĩa vụ chính trị và bất tuân dân sự; tự do; quyền; bình đẳng và công bằng xã hội.
Các ý tưởng của những nhà tư tưởng chính trị then chốt như: Machiavelli; Hobbes; Locke; Rousseau; Burke; Paine; Wollstonecraft; J. S. Mill; T. H. Green; và Marx.
Một khung rõ ràng và mạch lạc cho mỗi chương, cung cấp kiến thức về: (a) sự phát triển và ý nghĩa lịch sử của mỗi khái niệm trong từng tư tưởng chính trị hiện đại; (b) cách thức mà các nhà tư tưởng chính trị làm sáng tỏ mỗi khái niệm; và (c) bản chất của cuộc tranh luận hiện thời xoay quanh mỗi khái niệm then chốt, được khảo sát bởi những nhà tư tưởng chính trị đương thời.
Tiểu sử cá nhân, cuộc đời, các ý tưởng và các lí thuyết của những nhà tư tưởng chính trị lớn.
Tiến sĩ Tudor Jones - Giáo sư chính trị tại Đại học Coventry.
Mục lục
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu
Vài bình luận về phương pháp luận
Cách tiếp cận, bố cục, và nội dung quyển sách
Chương 1: Chủ quyền
Mục A: Sự phát triển của khái niệm về mặt lịch sử
Mục B: Machiavelli bàn về quyền lực của Quân vương
Mục C: Những tranh luận đương thời
Đọc thêm
Chương 2: Nghĩa vụ chính trị
Mục A: Sự phát triển của khái niệm về mặt lịch sử
Mục B: Lí thuyết của Hobbes về nghĩa vụ chính trị: khế ước xã hội và an ninh xã hội 95
Mục C: Những tranh luận đương thời
Đọc thêm
Xem thêm
Chương 3: Tự do
Mục A: Sự phát triển của khái niệm về mặt lịch sử: cách diễn giải khái niệm tự do trong các truyền thống khác nhau
Mục B: Locke bàn về tự do như một quyền tự nhiên
Mục C: Những tranh luận đương thời
Đọc thêm
Chương 4: Quyền
Mục A: Sự phát triển của khái niệm quyền về mặt lịch sử
Mục B: Lí thuyết của Locke về quyền tự nhiên
Mục C: Những tranh luận đương đại
Đọc thêm
Chương 5: Bình đẳng
Mục A: Bình đẳng hình thức hay nền tảng
Mục B: Tầm nhìn của Rousseau về sự bình đẳng dân chủ
Mục C: Những tranh luận đương thời
Danh mục tham khảo
Danh mục tiểu sử các nhà tư tưởng
Niccolò Machiavelli
Thomas Hobbes
Jean-Jacques Rousseau
John Stuart Mill
Thomas Hill Green
Edmun Burke
Thomas Paine
Mary Wollstonecraft
Karl Marx
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng | Có |
---|---|
Công ty phát hành | NXB Đại học quốc gia Hà Nội |
Ngày xuất bản | 2023-11-01 00:00:00 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 512 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
SKU | 8345856341726 |
quân vương alexander đại đế ngoại giao những cuộc chinh phạt của alexander đại đế bàn về tự do henry kissinger văn kiện đại hội đảng lần thứ 13 hồ chí minh chính trị cộng hòa - plato quyền con người tương lai của quyền lực tủ sách tinh hoa nxb tri thức lý quang diệu quan hệ quốc tế plato chính trị luận cộng hoà võ nguyên giáp sách chính trị zarathustra đã nói như thế địa lý bàn cờ lớn bàn về chính quyền kinh tế vi mô iliad odyssey người bà tài giỏi vùng saga obama alain de botton