1.Bàn Về Hạnh Phúc
“Hạnh phúc không tự nhiên đến, đó không phải là một ân sủng mà một số phận sung sướng có thể ban phát cho chúng ta hoặc một nỗi bất hạnh có thể tước đi của chúng ta; nó chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta mà thôi. Người ta không trở nên hạnh phúc trong một đêm mà phải trả giá bằng sự lao động cần mẫn, ngày này qua ngày khác. Hạnh phúc phải được xây dựng, điều đó đòi hỏi khổ công và thời gian. Để trở nên hạnh phúc, người ta cần phải biết cách thay đổi chính bản thân mình.” - Luca và Francesco Cavalli
Một cô bạn người Mỹ - hiện là chủ một nhà in ảnh nổi tiếng - kể với tôi rằng sau khi đã trải qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô và một số bạn bè đã tập trung lại để hàn huyên về mơ ước muốn làm gì trong cuộc đời này. Khi nghe cô nói: “Tớ ao ước được hạnh phúc” cả bọn lặng đi vì lúng túng. Một cô trong bọn kêu lên: “Sao cơ? Một người sáng láng như cậu làm sao lại chỉ có ham muốn được là một người hạnh phúc?” Bạn tôi đã đáp lại: “Tớ chưa nói với các cậu rằng tớ muốn được hạnh phúc bằng cách nào. Có vô số cách để đạt được hạnh phúc, ví dụ như lấy chồng, sinh con, thành công trong sự nghiệp, phiêu lưu mạo hiểm, giúp đỡ tha nhân, tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồ Dù chọn công việc gì đi nữa, tớ cũng mong đợi ở cuộc đời một niềm hạnh phúc thực sự”.
Đối với Đức Dalai Lama, “hạnh phúc là mục đích của cuộc đời” trong khi nhà viết tiểu luận Pascal Bruckner lại khẳng định: “Hạnh phúc không phải là mối quan tâm của tôi.” Sao lại có thể tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau đến thế về cái điều mà đa số chúng ta cho là một thành phần căn bản của cuộc đời? Liệu hai con người kia có cùng nói về một chủ đề hay không? Hay có sự nhầm lẫn sâu sắc về chính việc định nghĩa thế nào là hạnh phúc?
Phải chăng cái từ “hạnh phúc” đã bị dùng sai tới mức người ta quay lưng lại với nó do quá chán chường bởi những ảo tưởng và màu mè mà nó mang lại? Đối với một số người, nói đi tìm hạnh phúc gần như là một chuyện vô duyên. Được trang bị tri thức đầy mình, họ ra mặt chế nhạo hạnh phúc như chế nhạo một cuốn tiểu thuyết tình cảm sướt mướt.
Làm sao người ta có thể đi tới chỗ làm giảm giá trị của hạnh phúc đến thế? Phải chăng do khía cạnh giả tạo về nó mà các phương tiện thông tin đại chúng và những thiên đường nhân tạo thường được giới thiệu với chúng ta? Hay đó là dấu hiệu thất bại của những phương tiện thô thiển được tiến hành nhằm đạt được hạnh phúc thực sự? Liệu chúng ta có nên thỏa hiệp với mối lo âu, hơn là cố gắng thực sự và hữu hiệu để tháo gỡ những rắc rối của hạnh phúc và khổ đau?
Theo Henri Bergson: “Người ta định nghĩa hạnh phúc là cái gì đó phức tạp và rối rắm, một trong những quan niệm mà nhân loại đã cố tình thả nổi để mỗi người tự xác định theo cách của mình.” Thực ra, cứ để mọi người hiểu lơ mơ về hạnh phúc cũng chẳng có gì là trầm trọng, nếu đó chỉ là thứ tình cảm thoáng qua và không để lại hậu quả; song đây lại là điều hoàn toàn khác, bởi vì nó là một phương cách sống quyết định chất lượng từng khoảnh khắc cuộc đời của chúng ta. Vậy thì hạnh phúc là gì?
Tất cả chúng ta đều khát khao hạnh phúc, song làm cách nào để có được, giữ gìn nó và thậm chí để định nghĩa nó? Trước câu hỏi mang đầy tính triết lý đang bị giằng xé giữa chủ nghĩa bi quan và thái độ giễu cợt trong tư tưởng phương Tây này, Matthieu Ricard đã mang lại lời giải đáp của đạo Phật: một câu trả lời rất khắt khe, song làm chúng ta yên lòng, lạc quan và ai cũng có thể chấp nhận được.
Thôi tìm hạnh phúc bằng mọi giá ở bên ngoài mình, học cách nhìn vào bên trong nhưng tự ngắm mình ít hơn một chút, làm quen với một cách tiếp cận thế giới vừa sâu sắc hơn, vừa vị tha hơn…
Với một tâm hồn phong phú bởi hai nền văn hóa,với những cuộc gặp gỡ với những nhà minh triết lớn, với sự hiểu biết kinh sách linh thiêng cũng như nỗi thống khổ của con người, Mathieu Ricard – nhà tu hành Phật giáo được nhiều người biết đến nhất và nổi tiếng nhất về đạo Phật tại Pháp – chia sẻ với chúng ta trong cuốn sách này những suy ngẫm say mê về con đường tìm kiếm chân hạnh phúc và những phương pháp để đạt được nó.
2.Người Nhạy Cảm Trong Thế Giới Vô Cảm
“Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm” là những chia sẻ của Ilse Sand - một nhà tâm lý học, đồng thời cũng là một mục sư - về những người thuộc nhóm cực kỳ nhạy cảm. Chúng ta đang bị định hình trong một khung văn hóa coi trọng những đặc trưng tính cách và hành vi rất khác với mình. Chính vì thế mà người nhạy cảm ít có khả năng trân trọng bản thân, họ thường phải cố gắng cả đời để tỏ ra “đầy sức sống”, hoạt bát và điều đó không hề dễ chịu chút nào.
Người nhạy cảm không chỉ là những người nhút nhát trong giao tiếp hay sống nội tâm mà còn là những người nhạy cảm với một số những yếu tố mùi hương, tiếng ồn và cả bầu không khí nữa. Bạn có thể không thuộc nhóm người nhạy cảm, nhưng Ilse Sand còn viết “Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm” để dành cho những ai cảm thấy mệt mỏi trong việc gò bó mình vào một quy chuẩn, phải đấu tranh quá nhiều để đạt được kỳ vọng mà xã hội áp đặt hay có một khía cạnh nào trong con người khiến bạn tự ti. Cuốn sách là những nghiên cứu và đúc kết mà bất cứ ai cũng nên tham khảo.
Người thuộc nhóm nhạy cảm có những hạn chế cũng như những khả năng to lớn. Họ có thể giam mình trong vòng luẩn quẩn của sự tự ti, dễ đạt tới mức độ giới hạn khi có những biến cố bất ngờ, khó nói lời từ chối, Nhưng đồng thời họ còn có những giá trị mà rất riêng như khả năng suy nghĩ sâu để đưa ra những chiêm nghiệm cá nhân, một trí tưởng tượng phong phú với hệ thần kinh tinh nhạy. Chưa kể họ còn giàu lòng trắc ẩn, tử tế và chu đáo. Nếu có thể kiểm soát bản thân và khắc phục hạn chế, những người nhạy cảm sẽ có khả năng xây dựng những mối quan hệ chất lượng cao, dễ dàng phát huy giá trị của mình trong những lĩnh vực như nghệ thuật, chăm sóc khách hàng hay lĩnh vực y tế.
Với Ilse Sand, nhóm người nhạy cảm không cần phải cố gắng để trở thành một ai đó khác chỉ để phù hợp với quy chuẩn của xã hội. Họ hãy cứ bình tĩnh tìm hiểu chính mình, vì “khi những người nhạy cảm cao tìm thấy bản thân trong những môi trường nuôi dưỡng được con người mình, họ sẽ phát triển mạnh mẽ”.
Quyển sách chính là nơi người nhạy cảm tìm thấy chính mình, trao gửi tâm tư, cũng là một tác phẩm để tất cả mọi người mở rộng góc nhìn và tạo động lực để phát triển bản thân.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 4315962642424 |
osho thu giang nguyễn duy cần nguyễn duy cần đàn ông sao hỏa đàn bà sao kim sách 5 ngôn ngữ tình yêu thích nhất hạnh gieo trồng hạnh phúc sách song ngữ anh việt sách hay 999 bức thư gửi chính mình hành trình về phương đông vãn tình hạt giống tâm hồn không sợ chậm chỉ sợ dừng hạnh phúc tại tâm - osho yêu osho đắc nhân tâm tôi tài giỏi bạn cũng thế trên đường băng quẳng gánh lo đi và vui sống bí mật của may mắn lối sống tối giản của người nhật sức mạnh của ngôn từ hiểu về trái tim đúng việc bạch lạc mai tạm biệt tôi của nhiều năm về trước từ điển tiếng em người bà tài giỏi vùng saga