1. Sổ tay từ vựng HSK1-2-3-4 và TOCFL band A
Trọng lượng 310 g
Kích thước 24 × 16 × 1 cm
Tác giả
Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục, Nguyễn Thị Hạnh
Nhà Xuất Bản : NXB Đại Học Sư Phạm TP HCM
Năm Xuất Bản : 2020
ISBN:
978-604-989-716-0
Khổ Sách :16×24 cm
Nắm vững được nhiều từ vựng là một yêu cầu căn bản nhất khi học ngoại ngữ nói chung cũng như thi HSK, TOCFL nói riêng. Có hai điều khó khi học từ vựng: khó nhớ và khó vận dụng. Khó nhớ vì số lượng từ vựng rất lớn, đôi khi một từ có thể có rất nhiều nghĩa nên mặc dù người học đã bỏ nhiều thời gian và công sức nhưng học rồi lại quên hoặc chỉ nhớ được mang máng. Điều này dẫn đến khó khăn tiếp theo là người học sẽ không biết hoặc lúng túng trong việc vận dụng từ ngữ vào một ngữ cảnh cụ thể. Từ vựng, cho dù đã học, chỉ là từ “chết”.
Bộ sách “Sổ tay từ vựng HSK - TOCFL” gồm hai cuốn - “HSK Cấp 1-2-3-4 & TOCFL Band A” và “HSK Cấp 5-6 & TOCFL Band B” sẽ giúp người học khắc phục được những khó khăn này.
Những từ được chọn giới thiệu trong bộ sách được lấy từ bộ tài liệu “Đại cương thi trình độ Hán ngữ” các cấp của Văn phòng Hán ngữ Nhà nước Trung Quốc (Hanban) và “Bảng thuyết minh 8000 từ tiếng Hoa” (chỉ giới hạn ở từ vựng Band A và Band B) của Ủy ban Công tác Thúc đẩy Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ Quốc gia (Đài Loan) (SC-TOP). Những tài liệu này là chuẩn mực quy định khung kiến thức cũng như mọi vấn đề liên quan đến kỳ thi HSK, TOCFL từng cấp độ, trong đó có từ vựng.
Hai cuốn sổ tay từ vựng được biên soạn ở dạng một cuốn từ điển cách sử dụng từ đơn giản, lấy từ vựng HSK là chính, bổ sung thêm những từ vựng TOCFL (Band A & Band B) không thuộc bảng từ vựng HSK. Mỗi mục từ thường bao gồm những thông tin như sau:
• Từ tiếng Hoa: Bao gồm từ dạng giản thể (HSK - Trung Quốc dùng) và từ dạng phồn thể/dị thể (TOCFL - Đài Loan dùng). Phần từ TOCFL trong dấu ngoặc đơn chủ yếu cung cấp thông tin về chữ dùng của Đài Loan (có khi là chữ dị thể khác với chữ phồn thể chuẩn của Trung Quốc). Những từ HSK không thuộc từ vựng TOCFL (Đài Loan dùng từ khác) hoặc những từ TOCFL không thuộc từ vựng HSK (Trung Quốc dùng từ khác) đều được chú thích ở phần ghi chú bên dưới.
• Cấp độ HSK và TOCFL: Sách chủ yếu lấy từ vựng HSK là chính, bên cạnh ký hiệu chỉ cấp độ HSK của một từ sẽ có chú thích cấp độ TOCFL tương ứng của từ đó. Mặc dù bộ sách chỉ giới hạn từ vựng TOCFL đến Band B, nhưng có một số từ HSK có cấp độ TOCFL tương ứng thuộc Band C, chúng tôi vẫn sẽ ghi chú rõ ràng. Những từ TOCFL (Band A, Band B) không thuộc từ vựng HSK các cấp thì không có ký hiệu chỉ cấp độ HSK mà chỉ có ký hiệu chỉ cấp độ TOCFL. Ngoài ra, có những từ TOCFL thuộc Band A nhưng lại xuất hiện trong Bảng từ vựng HSK cấp 5-6, chúng tôi cũng sẽ đưa vào cuốn 1 (HSK cấp 1-2-3-4 & TOCFL Band A), tương tự đối với cuốn 2.
• Phiên âm, từ loại, nghĩa từ và ví dụ cho từng nghĩa: Một từ có thể có nhiều âm đọc (từ đa âm), nhiều từ loại (từ kiêm loại), nhiều ý nghĩa (từ đa nghĩa). Phiên âm và từ loại của từ được nêu lên trong phần này đều căn cứ vào tài liệu “Đại cương thi trình độ Hán ngữ” của Hanban và “Bảng thuyết minh 8000 từ tiếng Hoa” của SC-TOP (thí sinh có thể tham khảo thêm từ loại khác và âm đọc khác của từ ở phần giải thích mở rộng bên dưới). Trường hợp Trung Quốc và Đài Loan có âm đọc khác nhau thì âm đọc của Đài Loan sẽ được đặt trong dấu ngoặc vuông bên cạnh âm đọc của Trung Quốc. Đối với từ đa nghĩa, chúng tôi sẽ ưu tiên nêu những nghĩa thường dùng nhất của từ, đồng thời cố gắng nêu đầy đủ ví dụ minh họa cho từng chức năng ngữ pháp của từ (làm chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ trong câu).
• Sắc thái tình cảm và ngữ thể của từ (nếu có).
• Chức năng ngữ pháp của từ và cách dùng đặc biệt của một số từ
• Thành phần phụ phối hợp với từ: lượng từ phối hợp (đối với danh từ); có thể phối hợp với phương vị từ hay không (đối với danh từ chỉ nơi chốn); phó từ, trợ từ, động lượng từ, thời lượng từ, từ xu hướng và giới từ phối hợp (đối với động từ); trợ từ, thời lượng từ và từ xu hướng phối hợp (đối với tính từ).
• Sự lặp lại của từ (đối với động từ, tính từ).
• Câu chuyện thành ngữ (đối với một số thành ngữ).
• Phân biệt từ đồng nghĩa (nếu có).
• Ghi chú: Chú thích về những điểm khác nhau trong cách dùng từ, phân loại từ giữa Trung Quốc và Đài Loan.
• Từ loại khác (nếu có): Đối với từ kiêm loại, ngoài từ loại đã được nêu lên ở phần giải thích chính, phần này sẽ cung cấp thêm thông tin về từ loại khác của từ, giải thích nghĩa từ (có ví dụ minh họa) thuộc từ loại đó.
• Âm đọc khác (nếu có): Đối với từ đa âm, ngoài âm đọc đã được nêu ở phần giải thích chính, phần này sẽ cung cấp thêm thông tin về âm đọc khác của từ, nêu từ loại và giải thích nghĩa từ (có ví dụ minh họa) khi đọc với âm đó.
Với những đặc điểm nêu trên, chúng tôi hy vọng bộ sách sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn đọc trong quá trình ôn luyện cho kỳ thi HSK nói riêng và trong hành trình học tập tiếng Hoa nói chung.
2. "Học viết 1000 chữ Hán từ con số 0
Nội dung sách: Giúp bạn biết được quy tắc viết, các bộ thủ trong tiếng trung và luyện viết 1000 chữ Hán
Tác giả: Diệu Hồ – Trần Thị Tú Oanh
Số trang: 200
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất Bản: Đà Nẵng
Giá bìa: 150.000 VNĐ"
1. Quy tắc viết tiếng Trung Quốc (chữ Hán)
Việc đầu tiên của đối với bất kì người học viết chữ Hán nào cũng phải nhớ đó là:
Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Quy tắc này được áp dụng cho tất toàn bộ chữ Hán cả giản thể hoặc phồn thể. Sau khi đã thuộc quy tắc viết thì việc tiếp theo chính là ghép nét.
Người học chữ Hán khi học viết sẽ được giới thiệu cách viết tiếng Trung 8 nét, quy tắc thuận bút trong khi viết tiếng Trung.
Thời gian đầu người học sẽ phải thực sự nỗ lực rất nhiều nếu muốn viết được tốt chữ Hán, viết chữ Hán làm sao cho vuông, mác, phẩy sao cho đúng.
Khi đã thuộc và viết được vài chữ, tự nhiên, cảm tình đối với việc học chữ Hán đã có phần tăng lên, rồi khi viết được nhiều chữ hơn, biết được nhiều từ hơn, nhìn xung quanh, chỗ nào cũng thấy bóng dáng của những đồ vật bằng tiếng Hán.
Vậy tổng hợp lại các bước để học cách viết tiếng Trung nào.
Bước #1: Nhớ quy tắc thuận bút “Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”.
Bước #2: Nhớ các nét và cách ghép các bộ trong tiếng Trung.
Bước #3: Viết nhiều.
Trừ vài ngoại lệ, qui tắc chung là từ trái qua phải; từ trên xuống dưới; từ ngoài vào trong.
1. Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 .
2. Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 人 , 入 , 天 .
3. Từ trái qua phải: 州 , 划 , 外 , 辦 , 做 , 條 , 附 , 謝 .
4. Từ trên xuống dưới: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 .
5. Từ ngoài vào trong: 司 , 向 , 月 , 同 , 風 , 风 , 周 .
6. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 遊 , 道 , 建 .
7. Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 樂 .
8. Vào nhà, đóng cửa: 日, 回 , 國 , 国 , 固 , 固 .
⇒ Xem chi tiết bài: 7 Quy tắc vàng dạy viết chữ Hán cơ bản
2. Cách nhớ chữ Trung Quốc (chữ Hán)
a. Nhớ chữ Hán bằng các bộ thủ
Bộ thủ chính là cách nhớ chữ Hán hiệu quả nhất, mỗi bộ thủ trong tiếng Hán lại biểu hiện một hiện tượng sự vật riêng.
Nhớ được các bộ thủ đó chính là đã nhớ cách viết tiếng Trung như thế nào.
Và việc còn lại chính là ghép các bộ thủ đó với nhau để tạo nên được một chữ hoàn chỉnh.
vd: chữ 安 Ở trên là bộ 宀 miên => mái nhà mái che, Ở dưới là bộ女 nữ => nữ giới, con gái, đàn bà.
Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “an” toàn. Ví dụ: 安全 (Ānquán) – An Toàn.
Mẹo nhỏ cho những người mới học viết tiếng Trung có thể nhớ đó là dùng các mảnh giấy nhớ, ghi lại những bộ thủ hay những từ mới bằng việc tập viết tiếng Trung.
Để những mảnh giấy nhớ đó ở những nơi dễ thấy. Việc nhìn liên tục đó sẽ giúp bạn vừa có thể nhớ chữ vừa có thể nhớ từ.
b. Cách nhớ chữ Hán qua thơ
Các từ chữ Hán được học bằng cách gieo vần nhịp để người học nhớ chữ Hán dễ hơn như:
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”
(Chữ Đức)
Hay:
“Tai nghe miệng nói đít làm vua”.
(Chữ Thánh)
Nhớ chữ Hán bằng cách vẽ lại những từ đấy. Nhớ các nét, mô phỏng lại và vẽ, đây là một trong những cách rất tốt để nhớ chữ Hán
Chữ Hán có hai cách viết là giản thể và phồn thể. Đa phần các giáo trình tiếng Trung đều là chữ giản thể do đó rất nhiều trường hợp đã gặp lúng túng khi tiếp xúc với chữ phồn thể.
Nếu để ý thì cách chữ phồn thể có cách viết chỉ khác chữ giản thể một chút. Trong quá trình học, đừng ngần ngại mà nhờ giáo viên chỉ hướng dẫn cách viết chữ phồn thể (viết tiếng trung) nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với kiểu chữ này.
3. Vd về cách ghép các bộ trong tiếng Trung
想Chữ “xiăng” gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Mộc, bộ Mục và bộ Tâm (bộ Mộc ở bên trái viết trước, sau đó tới bộ Mục ở bên phải, cuối cùng là bộ Tâm ở dưới.)
船 Chữ “chuán” gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Chu, bộ Nhi và bộ Khẩu (bộ Chu ở bên trái viết trước, bộ Nhi ở bên phải nằm trên viết sau, cuối cùng là bộ khẩu ở dưới)
viết và học từ mới mỗi ngày
Tiếng Trung không giống như tiếng Việt. Bởi có hệ thống chữ cái là chữ tượng hình, vì vậy một quyển vở ô ly có thể giúp chúng ta căn được các nét và tập viết sao cho chuẩn.
Hãy chọn bút ngòi mềm (bút chì, bút nước, bút mực không có ngòi thanh đậm). Chúng sẽ giúp nét bút mềm mại và thanh thoát hơn. Muốn chữ viết được đẹp và có tiến bộ, đầu tiên hãy dùng bút chì và bút nước để luyện trước nhé!
Đã có vở và bút, tiếp theo là thể hiện sự quyết tâm chinh phục tiếng Trung đi nào. Bằng sự chăm chỉ học từ mới mỗi ngày, bạn sẽ thấy mình tiến bộ vượt bậc.
Hãy học cách luyện tập ngữ pháp. Bằng cách viết thật nhiều ví dụ và sử dụng cấu trúc ngữ pháp + từ mới thì sẽ không bị mau quên! Bạn có thể tự đặt ra chỉ tiêu viết mỗi từ mới lần đầu là 5 dòng. Tiếp theo những ngày sau học lại chỉ cần viết lại 1 dòng.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhiều công ty phát hành |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-09-29 01:42:16 |
Phiên bản | sách song ngữ |
Dịch Giả | Diệu Hồ, Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 463 |
Nhà xuất bản | Nhiều Nhà Xuất Bản |
SKU | 5167295053221 |
boya sơ cấp 2 hsk 4 giáo trình chuẩn hsk 4 301 câu đàm thoại tiếng hoa sách học tiếng trung hsk 3 sách song ngữ trung việt hán ngữ boya sơ cấp 1 sách tiếng trung hsk 1 giáo trình hán ngữ tập viết chữ hán giáo trình hán ngữ 1 giáo trình hsk luyện viết chữ hán hsk ngữ pháp tiếng trung sơ đồ tư duy 3300 chữ hán boya trung cấp 2 tiếng trung 999 bức thư gửi chính mình từ vựng tiếng trung giáo trình boya giáo trình hán ngữ boya giáo trình hán ngữ tập 2 học tiếng trung chinese song ngữ trung việt boya