Combo 4 Quyển - Địa Chính Trị Của TIM MARSHALL

Thương hiệu: Tim Marshall | Xem thêm các sản phẩm Sách chuyên đề của Tim Marshall
[TẶNG KÈM BOOKMARK NGẪU NHIÊN CHO MỌI ĐƠN HÀNG]///Tim Marshall là ký giả người Anh có hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Marshall còn là nhà bình luậ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo 4 Quyển - Địa Chính Trị Của TIM MARSHALL

[TẶNG KÈM BOOKMARK NGẪU NHIÊN CHO MỌI ĐƠN HÀNG]

///

Tim Marshall là ký giả người Anh có hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Marshall còn là nhà bình luận khách mời về các sự kiện thế giới cho BBC, Sky News. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, trong đó nổi tiếng nhất là Những tù nhân của địa lý, được xếp vào danh sách bán chạy của The New York Times, đã được Nhã Nam xuất bản cùng hai cuốn sách nữa của ông: Chia rẽ  Quyền lực của địa lý.

1. CHẾT CHO MÀU CỜ: QUYỀN LỰC VÀ CHÍNH TRỊ CỦA NHỮNG LÁ CỜ

Những lá cờ từ lâu vẫn là một biểu tượng có quyền lực lớn lao, truyền đạt nhanh chóng các thông điệp và thể hiện cảm xúc mạnh mẽ.

Chúng cũng đồng hành cùng với những phong trào lớn của các lý tưởng, dân tộc và tôn giáo để biểu trưng cho những bước ngoặt trong lịch sử hay những thay đổi trong tiến trình phát triển, thể hiện nỗ lực đoàn kết hoặc gây chia rẽ thông qua gieo rắc nỗi sợ hãi.

Qua chín chương sách, tác giả đã đưa ra được hầu hết những lá cờ điển hình của các cường quốc và những khu vực lớn trên thế giới như: Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Trung Đông, châu Á, châu Phi, Mỹ Latin và cả những lá cờ của các tổ chức khủng bố.

Mỗi lá cờ đều chứa đựng những câu chuyện bí mật, không chỉ về nguồn gốc và ý nghĩa của từng biểu tượng gắn trên chúng còn cả lịch sử lâu dài về tôn giáo và sắc tộc mà có thể lần đầu tiên ta được nghe tới.

“Marshall đã chỉ cho ta thấy rằng chúng ta thường quên mất tính biểu tượng gây hấn của các lá cờ lâu đờ chúng là cách truyền đạt lòng trung thành, quyền lực và lý tưởng nhanh chóng và trực quan.” – The Times (UK)

2. QUYỀN LỰC CỦA ĐỊA LÝ

Tim Marshall đã nhận xét rất xác đáng rằng: "Các đế chế nổi lên rồi suy tàn. Các liên minh hình thành rồi tan rã. Thời kỳ hòa bình ở châu Âu sau các cuộc chiến của Napoleon kéo dài khoảng sáu mươi năm; ảo vọng 'Bá chủ nghìn năm' của Đức quốc xã cũng chỉ tồn tại hơn một thập niên. Cho nên không thể biết được chính xác cán cân quyền lực sẽ thay đổi như thế nào trong những năm tớ"

Và "những nền kinh tế và địa chính trị khổng lồ sẽ tiếp tục có sức ảnh hưởng lớn đến các vấn đề toàn cầu", vì vậy mà trong cuốn sách bán chạy Những tù nhân địa lý của mình, Tim Marshall đã đề cập đến các cường quốc có ảnh hưởng đến chính trị toàn cầu như Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU, Ấn Độ

Tuy thế, các quốc gia nhỏ hơn cũng đóng một vai trò quan trọng, vì địa chính trị liên quan đến các đồng minh, và với trật tự thế giới đang thay đổi không ngừng, các cường quốc lớn cần lôi kéo các nước nhỏ về phe mình và ngược lại. Quyền lực của địa lý sẽ đề cập đến vai trò, vị thế của quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ hơn đó.

Chúng ta sẽ thấy, liệu Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Anh có cơ hội nào để giành lấy quyền lực trong tương lai hay không?

Có cách gì hóa giải được những rắc rối ở vùng Sahel để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tị nạn tiếp theo cho châu Âu không?

Và không chỉ giới hạn ở "lãnh địa trần gian", cuộc đua chính trị trong kỷ nguyên này sẽ còn vượt cả vào vũ trụ, khi nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền không gian ở ngoài hành tinh. Và liệu bầu không gian của Trái Đất có trở thành chiến trường tiếp theo của thế giới?

3. NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ

“Khi chúng ta đang vươn tới những vì sao, chính bởi những thách thức đặt ra phía trước mà chúng ta có lẽ sẽ phải chung tay để ứng phó: du hành vào vũ trụ không phải với tư cách người Nga, người Trung Quốc hay người Mỹ, mà là những đại diện của nhân loại. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã thoát khỏi sự kìm hãm của trọng lực, chúng ta vẫn đang bị giam giữ trong tâm trí của chính mình, bị giới hạn bởi sự nghi ngờ của mình về ‘kẻ khác’, và do đó bởi cuộc cạnh tranh chính yếu về tài nguyên. Phía trước chúng ta còn cả một chặng đường dài.”

Người Nga vẫn sẽ lo âu dõi mắt về phía tây, nơi có dải đất vẫn còn là bình nguyên, dễ bị xâm nhập; Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ bị cách ngăn bởi dãy Himalaya sừng sững, và địa lý sẽ xác định bản chất của những cuộc xung đột giữa hai nước trong tương lai, bất chấp sự phát triển của công nghệ và quân sự; “Đại gia đình châu Âu” đói khát năng lượng, bị phụ thuộc vào những đường ống dẫn dầu từ Nga, và do đó họ không thực sự có nhiều lựa chọn trên bàn đàm phán; sự suy yếu của Hoa Kỳ trong vị thế một siêu cường số một dường như đã bị thổi phồng quá mức, nếu xét tới những lợi thế địa lý mà nước này đã dày công gây dựng…

Và còn rất nhiều dẫn chứng cho thấy vai trò then chốt của các nhân tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Nhân loại đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ vươn vào không gian. Nhưng Tim Marshall vẫn xác quyết rằng: “Các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sử đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”, và rằng: “Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực để thoát ra”.

Hay nói cách khác, theo luận điểm của Tim Marshall, thì một thế kỷ nữa kể từ bây giờ, nhân loại vẫn sẽ là “những tù nhân của địa lý”.

“Một suy ngẫm cốt lõi và chi tiết về những động lực địa chính trị tồn tại trên toàn cầu.” – Tiến sĩ Sajjan M. Gohel

4. CHIA RẼ - TẠI SAO CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG BỨC TƯỜNG

Tim Marshall là ký giả kỳ cựu, nhưng ông cũng nổi tiếng không kém trong vai trò tác giả. Ông viết sáu cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất là Những tù nhân của địa lý, đã có ấn bản tiếng Việt, và Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường.

Nếu như trong tác phẩm trước đó của mình, Những tù nhân của địa lý (2016), Marshall khẳng định nhân loại vẫn bị giam hãm trong nhà tù địa lý mặc dù đang ráo riết với giấc mơ vươn vào không gian, thì ở Chia rẽ (2018), góc nhìn trở nên thật gần hơn: trong nhà tù địa lý đó, con người vẫn dựng lên rất nhiều bức tường chia rẽ các sắc tộc, quốc gia, tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng chính trị, vân vân. 

Mở đầu tác phẩm Marshall cho rằng những bức tường vật chỉ là phần “cái gì” của sự chia rẽ, không phải là phần “tại sao”. Tức là, những bức tường vật chất chỉ thể hiện sự chia rẽ giữa “cái gì” và “cái gì”, chưa cho ta lời giải thích “tại sao” lại có sự chia rẽ đó. Lời giải thích chính là sự chia rẽ trong tâm trí con người. Ông viết: “Tuy nhiên, những sự chia rẽ vật chất này được phản ánh qua sự chia rẽ trong tâm trí – những ý tưởng lớn đã dẫn dắt nền văn minh của chúng ta và trao cho chúng ta bản sắc và một cảm nhận thuộc về nơi nào đó – chẳng hạn như cuộc đại ly giáo của Kitô giáo, sự chia rẽ của đạo Hồi thành Sunni và Shia” 

Chính vì ý niệm chia rẽ đó vẫn bám trụ dai dẳng trong tâm trí như một phần bản chất con người, những bức tường cứ ngày càng nhiều thêm, cùng với sự phát triển của các hình thái xã hội. Chúng ta đã được nghe về những bức tường của thành Troy, Jericho, Babylon xưa kia, ngăn chia những cuộc phân tranh lợi ích đẫm máu trong lịch sử. Những bức tường mới lại mọc lên, chia rẽ các sắc tộc, chủ thuyết chính trị, hay những ranh giới mơ hồ hơn về tín ngưỡng tôn giáo. Sự chia rẽ còn theo chúng ta vào thời đại mới, khi các nền tảng công nghệ thông tin xuất hiện, được kỳ vọng kết nối con người, song lại làm phát sinh thêm nhiều “bộ lạc mới” trên cộng đồng mạng, họ tự tiện phát ngôn, buông lời công kích, và gây chia rẽ. 

Những ví dụ như thế thật nhiều vô kể. Trong Chia rẽ, tác giả không tỉ mỉ liệt kê và phân tích mọi vùng miền, và mọi sự chia rẽ, mà “tập trung vào những khu vực minh họa tốt nhất cho thách thức với bản sắc trong một thế giới đã toàn cầu hóa”. Trung Quốc hẳn là một ví dụ đặc sắc, một quốc gia khổng lồ tưởng chừng thống nhất dưới một chính thể và hệ tư tưởng, nhưng tiềm ẩn nhiều bất ổn tiềm tàng liên quan đến sự chia rẽ trong nội bộ. Hoa Kỳ là ví dụ thứ nhì, với sự kiện Donald Trump đắc cử tổng thống và ấp ủ kế hoạch xây một bức tường khổng lồ để ngăn dòng người nhập cư từ Mexico tràn vào. Vương quốc Anh “đã đứng vững trước những tình cảm dân tộc chủ nghĩa và sự chia rẽ giai cấp và tôn giáo trong quá khứ” nhưng nay một lần nữa lại bị thử thách. châu Âu là một ví dụ minh họa khá rõ cho một xu hướng rạn nứt đang dần thành hình trong một khối liên minh. Trung Đông vẫn sôi sục những tranh chấp xoay quanh vấn đề sắc tộc và tôn giáo. Châu Phi, có hơn 3.000 nhóm sắc tộc, với sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa, và “Bản sắc sắc tộc vẫn áp đảo ở hầu hết các quốc gia”. 

"Chia rẽ" là một tác phẩm khách quan viết về địa chính trị. Xuyên suốt tác phẩm, Tim Marshall đã chuyển tải một thông điệp mang tính cảnh báo: Chúng ta đã và đang sống trong một thế giới bị chia rẽ, thế giới của những bức tường hữu hình lẫn vô hình, dẫy đầy sự phân tranh, và hiện trạng đó chưa có nhiều dấu hiệu được cải thiện. Nhưng dẫu vậy, tác giả vẫn để lại một tia hy vọng ở lời kết của cuối sách: “Vì thế mặc dù hiện giờ chủ nghĩa dân tộc và chính trị bản sắc lại một lần nữa nổi lên, có triển vọng là khúc quanh lịch sử sẽ lại xoay hướng về phía đoàn kết và thống nhất.” 

///

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Combo 4 Quyển - Địa Chính Trị Của TIM MARSHALL
Combo 4 Quyển - Địa Chính Trị Của TIM MARSHALL

Giá CENS

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhã Nam
Ngày xuất bản2023-07-01 00:12:07
Loại bìaBìa cứng
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam
SKU1678278633115
Liên kết: Sữa rửa mặt Gạo (có hạt) Rice Water Bright Rice Bran Cleansing Foam The Face Shop (150ml)