Combo Chia Rẽ - Tại Sao Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Của Những Bức Tường và Những Tù Nhân Của Địa Lý
Chia Rẽ - Tại Sao Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Của Những Bức Tường
Tim Marshall là ký giả kỳ cựu, nhưng ông cũng nổi tiếng không kém trong vai trò tác giả. Ông viết sáu cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất là Những tù nhân của địa lý, đã có ấn bản tiếng Việt, và Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường.
Nếu như trong tác phẩm trước đó của mình, Những tù nhân của địa lý (2016), Marshall khẳng định nhân loại vẫn bị giam hãm trong nhà tù địa lý mặc dù đang ráo riết với giấc mơ vươn vào không gian, thì ở Chia rẽ (2018), góc nhìn trở nên thật gần hơn: trong nhà tù địa lý đó, con người vẫn dựng lên rất nhiều bức tường chia rẽ các sắc tộc, quốc gia, tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng chính trị, vân vân.
Mở đầu tác phẩm Marshall cho rằng những bức tường vật chỉ là phần “cái gì” của sự chia rẽ, không phải là phần “tại sao”. Tức là, những bức tường vật chất chỉ thể hiện sự chia rẽ giữa “cái gì” và “cái gì”, chưa cho ta lời giải thích “tại sao” lại có sự chia rẽ đó. Lời giải thích chính là sự chia rẽ trong tâm trí con người.
Những Tù Nhân Của Địa Lý
“Khi chúng ta đang vươn tới những vì sao, chính bởi những thách thức đặt ra phía trước mà chúng ta có lẽ sẽ phải chung tay để ứng phó: du hành vào vũ trụ không phải với tư cách người Nga, người Trung Quốc hay người Mỹ, mà là những đại diện của nhân loại. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã thoát khỏi sự kìm hãm của trọng lực, chúng ta vẫn đang bị giam giữ trong tâm trí của chính mình, bị giới hạn bởi sự nghi ngờ của mình về ‘kẻ khác’, và do đó bởi cuộc cạnh tranh chính yếu về tài nguyên. Phía trước chúng ta còn cả một chặng đường dài.”
Người Nga vẫn sẽ lo âu dõi mắt về phía tây, nơi có dải đất vẫn còn là bình nguyên, dễ bị xâm nhập; Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ bị cách ngăn bởi dãy Himalaya sừng sững, và địa lý sẽ xác định bản chất của những cuộc xung đột giữa hai nước trong tương lai, bất chấp sự phát triển của công nghệ và quân sự; “Đại gia đình châu Âu” đói khát năng lượng, bị phụ thuộc vào những đường ống dẫn dầu từ Nga, và do đó họ không thực sự có nhiều lựa chọn trên bàn đàm phán; sự suy yếu của Hoa Kỳ trong vị thế một siêu cường số một dường như đã bị thổi phồng quá mức, nếu xét tới những lợi thế địa lý mà nước này đã dày công gây dựng…
Và còn rất nhiều dẫn chứng cho thấy vai trò then chốt của các nhân tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Nhân loại đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ vươn vào không gian. Nhưng Tim Marshall vẫn xác quyết rằng: “Các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sử đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”, và rằng: “Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực để thoát ra”.
Hay nói cách khác, theo luận điểm của Tim Marshall, thì một thế kỷ nữa kể từ bây giờ, nhân loại vẫn sẽ là “những tù nhân của địa lý”.
“Một suy ngẫm cốt lõi và chi tiết về những động lực địa chính trị tồn tại trên toàn cầu.” – Tiến sĩ Sajjan M. Gohel
Bản đặc biệt tặng kèm sổ tay xương rồng, mẫu ngẫu nhiên ( 1 trong 4 mẫu như hình ) và số lượng có hạn
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhã Nam |
---|---|
Số trang | 826 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
SKU | 8184163176165 |
lịch sử vú chủ nghĩa khắc kỷ khắc kỷ carl jung súng vi trùng và thép những tù nhân của địa lý tâm lý học tội phạm tù nhân của địa lý tri thức về vạn vật how the brain works cơ thể tự chữa lành khoa học dỏm bách gia tranh minh hiểu hết về bộ não lược sử thời gian bàn cờ lớn tại sao phương tây vượt trội bí ẩn mãi mãi là bí ẩn lịch sử tư tưởng trung quốc atomic habits vũ trụ trong vỏ hạt dẻ binh pháp tôn tử power vs force vũ trụ ruột ơi là ruột bách khoa toàn thư nhiếp ảnh đại dương đen đặng hoàng giang .