Lúc đầu, tôi định lấy tên tập thơ này là ‘’ NH N CHỨNG CỦA MỘT CÁI CHẾT’’. Cái chết này là cái chết gì ? Cái chết của đời sống tinh thần với những vẻ đẹp và sự thiêng liêng . Vậy ai là nhân chứng ? Đó là nhà thơ. Nhưng một số người bạn khuyên không nên dùng từ ‘’cái chết’’ cho tập thơ. Vì thế tôi đổi thành ‘’ DƯỚI TRĂNG VÀ MỘT BẬC CỬA’’. Sự thay đổi này cho đến giờ vẫn làm tôi băn khoăn. Đây là tập thơ bao gồm những bài thơ dài và trường ca tôi viết trong mấy chục năm qua nhưng đều mang một tinh thần thống nhất cho dù thi pháp có thay đổi theo từng thời kỳ sáng tác khác nhau.
DƯỚI TRĂNG VÀ MỘT BẬC CỬA là tên của một bài thơ trong tập thơ này. Bài thơ dựng lên những vẻ đẹp đang bị hủy diệt. Và trong một đêm trăng, nhà thơ đi tìm những vẻ đẹp ấy. Cuối cùng, qua bao tuyệt vọng và lạc đường, nhà thơ đã tìm thấy ánh trăng – biểu tượng của vẻ đẹp muôn thuở và bí ẩn. Còn NH N CHỨNG CỦA MỘT CÁI CHẾT là tên một trường ca kể về một ngày mưa lụt lớn. Nước của 100 năm dồn lại và đổ xuống thị xã nơi tôi đang sống. Với cơn thịnh nộ của trời xanh, nước đã nhấn chìm toàn bộ thị xã này. Nước mỗi lúc một dâng lên cao và làm toàn bộ sự thật của thị xã này lộ ra: lầm lạc, tội lỗi, tăm tối, đau đớn và hy vọng. Cơn mưa giống một trận tiểu hồng thủy hủy diệt tất cả chỉ để lại một người đàn ông đàn bà không quần áo run rẩy đứng trên cây cầu của thị xã. Họ không phải được cứu thoát mà họ phải sống để chứng kiến sự kết thúc của thị xã để rồi sau cơn mưa khủng khiếp ấy, họ quay lại thị xã và xây dựng lại.
Cùng với tinh thần ấy xuyên suốt tập thơ. Bài thơ dài CON BỐNG ĐEN ĐẺ TRỨNG phơi bày một đời sống ô trọc, điên rồ đánh mất đi toàn bộ giá trị sống của con người. Một người cha đã phải cõng những đứa con nhỏ bé của mình tìm về một nơi chốn còn thanh sạch cuối cùng để bắt đầu lại cuộc sống. Cũng như thế, bài thơ dài ĐOẢN CA VỀ BUỔI TỐI nói về những bóng ma trở về thành phố và mượn thân xác, mượn gương mặt, mượn giọng nói, mượn công sở, mượn chứng minh thư…ủa những người đang sống để tiếp tục thực hiện nhưng mưu đồ độc ác của chúng. Bởi thế mà đời sống của con người vẫn đầy rẫy những chuyện đau thương. Quá nhiều người trong chúng ta không còn là chúng ta nữa mà đã bị ma quỉ mượn để hàng ngày vẫn tới công sở và mọi nơi chốn mà không phải ai cũng nhận ra. Đó chính là bi kịch lớn của con người do chính con người làm ra. Nhưng trong đêm tối ấy, những Thiên thần đã bay về mượn gương mặt và tâm hồn trẻ con để ở lại cứu vớt con người đang suy tàn. Bài thơ BÀI CA NHỮNG CON CHIM ĐÊM viết về một đêm tất cả những cái cây dời bỏ mặt đất ra đi trong tuyệt vọng. Tất cả thế gian lúc đó như đã chết. Nhưng có một bà mẹ câm mang thai đã đi lên một quả đồi theo lời đề nghị của đứa bé trong nằm trong bụng bà :’’ Mẹ hãy mang con lên đỉnh đồi’’. Và từ đình đồi đó, bà đã nhìn thấy số phận của toàn dân tộc.
Bài thơ đặt cuối cùng trong tập thơ này có tên C Y ÁNH SÁNG. Bài thơ là một lễ xưng tội đau đớn nhưng chân thực. Một thi sỹ đêm đêm đặt chiếc ghế hành hình trong căn phòng của mình và ngồi vào đó để tự phán xử chính mình. Chàng lấy trái tim mình ra khỏi nồng ngực và đặt trong một chiếc khay ngọc trắng trước mặt mình để nhìn trái tim với muôn vàn những câu hỏi mà chàng phải trả lời. Chỉ khi con người biết sám hối với nỗi đau đớn tận cùng trong lương tâm thì con người mới có thể làm NGƯỜI đúng nghĩa.
Về hình thức, đây là một trong hai tập thơ tôi ưng ý nhất từ trước đến nay. Tôi đã vẽ các bức tranh màu nước để làm bìa và làm phụ bản cho các bài thơ dài và các trường ca trong tập thơ này. Các bức tranh này vẽ theo tinh thần cũng như các nhân vật và các sự kiện trong bài thơ. Xin cám ơn những người bạn đã giúp tôi cho ra đời tập thơ này.
Từ tập thơ “Ngọn lửa đầu tiên” (1999), trải qua “Lá thay mùa” (2008), đến năm nay, nhà thơ Thiên Sơn cho ra mắt tập thơ thứ ba “Một tiếng gọi”. Khoảng cách từ tập thơ đầu tiên, đến tập thơ này là 20 năm.
“Một tiếng gọi” giống như sự giải phóng một phần năng lượng nghệ thuật mà khi viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay phê bình… anh không thể chuyển tải hết. Nói cách khác, những rung động thơ tựa làn hơi mỏng manh quyến rũ đòi hỏi anh phải thu lọc lại và chưng cất riêng, đợi ngày tỏa hương.
Hơn năm mươi sáng tác trong tập là những lát cắt từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiện tại đầy rẫy nghịch lý, thậm chí vô lý. Tương lai bấp bênh. Còn quá khứ, đẹp nhưng đã trôi qua, chỉ còn lại tiếng thở dài tiếc nuối.
Nói thế không có nghĩa rằng cái nhìn của người làm thơ bi quan. Hiện thực mỗi ngày ở thủ đô nơi anh đang sống và làm việc, rộng hơn là hiện thực ở đất nước này, ngày nào cũng xảy ra bao chuyện đau lòng, bất công, bất ngờ, mà nhức nhối nhất bao trùm nhất là sự hoành hành của cái ác, cái giả dối. Còn gì đau xót hơn khi thế giới tươi đẹp này đã và đang bị tàn phá bởi chính con người.
Thời gì mà đục khoét cả đỉnh trời
Tầng ozon không thể nào vá lại
Thời gì mà đại dương cũng bị khoan thủng đáy
Trái đất đành rỗng ruột mà quay
(Vô đề 2)
Đằng sau những hiện tượng là bao câu chuyện phức tạp, nhức buốt khiến bất cứ ai có nhận thức, có lương tri đều trăn trở. Huống chi, trách nhiệm của một người làm báo, làm văn, và ở góc độ khác, Thiên Sơn còn là người thầy dạy văn cho học sinh phổ thông. Dằn lòng để phô bày cái ác cái xấu, với mong muốn góp một tiếng nói phản biện - đó là thái độ công dân đầy trách nhiệm. Chỉ có điều, tiếng nói ấy, tiếng gọi ấy chạm được đến vỏ tầng nào của xã hội, thì cần lắm sự đồng cảm và tiếp nối của bạn đọc. Vô đề 1, Tấm bản đồ, Bức tường ải mục, Im lặng, Cúi mặt xuống, Anh hề, Một người lặng lẽ…vv… là những bài thơ trĩu nặng ưu tư như thế:
Anh hề nói những lời có cánh
Nói, cười, rồi khóc…
Thì vẫn biết quyền là của anh hề
Nói những lời không ai tin
Nghĩ những điều không có trong sự thật
Chỉ nỗi đau chồng chất mỗi phận người
“Số phận con người” là tâm điểm trong sáng tác của Thiên Sơn. Con người đặt trong bối cảnh xã hội và lịch sử, với biết bao đổi thay, đổ vỡ, dư chấn. Điều này khiến anh không khỏi bùi ngùi: “Thế hệ chúng tôi là một thế hệ trong sáng. Một thế hệ được dạy những điều tốt đẹp từ trong gia đình, ra xã hội đến trường học. Nhưng chúng tôi lại đi ra cuộc đời để chứng kiến tất cả những nghịch lý. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ đổi mới. Thời kỳ của biết bao nhiêu giá trị liên tục đảo lộn, biết bao nhiêu thứ biến đổi nhanh đến mức mà tôi có cảm giác một năm như là ngàn năm. Cuộc biến thiên dữ dội này diễn ra trên toàn thế giới. Con người để đứng được, định hướng được những giá trị bền vững để tồn tại được là điều cực kỳ khó”
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | An Nam Books |
---|---|
Ngày xuất bản | 2020-02-13 10:50:42 |
Phiên bản | bìa mềm có chữ ký tặng của tác giả NGUYỄN QUANG THIỀU và THIÊN SƠN |
Loại bìa | Bìa gập |
Số trang | 586 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn |
SKU | 8991014039703 |
hồ chí minh ca dao tục ngữ việt nam tục ngữ phong dao bạch lạc mai việt nam danh tác la fontaine đã đi qua thương nhớ đạo đức kinh chuyện kể rằng có nàng và tôi hoàng cầm 100 bài thơ nguyễn phong việt kiếp này chỉ làm khách hồng trần hàn mặc tử nguyễn thiên ngân thi nhân việt nam con bò tía truyện kiều nhật ký trong tù thơ xuân diệu nhật kí trong tù thơ xuân diệu thơ xuân quỳnh liêu hà trinh có một phố vừa đi qua phố thơ haiku nhật bản zelda thơ ngụ ngôn la fontaine gọi em bằng tên anh