Combo Osho: Đạo + Đức Phật + Tantra + Thiền + Upanishad (Bộ 5 Cuốn)
Các bậc Đạo sư chỉ nói về “Con Đường”. Đạo nghĩa là Con Đường – họ hoàn toàn không nói về đích đến. Họ nói: Đích đến sẽ tự lo, bạn không cần phải lo lắng về đích đến.
Nếu bạn biết Con Đường thì bạn biết đích đến, bởi vì đích đến không nằm ở cuối Con Đường, đích đến nằm dọc theo Con Đường – nó ở đó mỗi khoảnh khắc và mỗi bước đi. Không phải là khi Con Đường kết thúc bạn mới tới đích; mỗi khoảnh khắc, cho dù ở đâu, bạn cũng đều đang ở tại đích đến nếu bạn đang trên Con Đường.
Ở trên Con Đường là ở tại đích đến. Cho nên, các Đạo sư không nói về đích đến, họ không nói về Thượng Đế, họ không nói về giải thoát, niết bàn, chứng ngộ – không, hoàn toàn không. Thông điệp của họ rất đơn giản: Bạn phải tìm ra Con Đường. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút khi các bậc thầy nói: Con Đường không có bản đồ, Con Đường không được vẽ ra, Con Đường không phải thứ mà bạn bám theo ai đó mà tìm ra được. Con Đường không giống như đại lộ, Con Đường giống như chim bay trên bầu trời – không để lại dấu chân phía sau. Chim đã bay nhưng chẳng có dấu vết nào để lần theo. Con Đường không hề có lối. Nó không được làm sẵn, có sẵn; bạn không thể chỉ quyết định bước đi trên nó, bạn sẽ phải tìm ra nó. Bạn sẽ phải tìm ra nó theo cách của riêng mình, cách của người khác sẽ không khả dụng. Đức Phật đã bước, Lão Tử đã bước, Jesus đã bước, nhưng con đường của họ sẽ không giúp bạn được bởi vì bạn không phải là Jesus, bạn không phải là Lão Tử và bạn không phải là Đức Phật. Bạn là bạn, một cá nhân độc nhất vô nhị. Chỉ bằng cách bước đi, chỉ bằng cách sống cuộc sống của mình, bạn mới tìm ra Con Đường. Đây là thứ có giá trị lớn lao.
Đó là lý do tại sao Đạo giáo không phải một tôn giáo có tổ chức – không thể. Nó có tính tôn giáo thuần khiết, nhưng không phải là một tôn giáo có tổ chức. Bạn có thể là một Đạo nhân1 nếu bạn sống một cách chân thực và ngẫu hứng; nếu bạn đủ can đảm tiến vào cái không biết một mình, như một cá nhân; nếu bạn không dựa vào ai, không theo sau ai, cứ thế đi vào đêm tối mà không biết sẽ đến đâu hay có bị lạc lối không. Nếu bạn có can đảm thì bạn có lựa chọn đó. Nó đầy mạo hiểm. Nó đầy phiêu lưu.
Thiên Chúa giáo, Hindu giáo và Hồi giáo là những đại lộ: Bạn không cần mạo hiểm bất cứ điều gì – bạn chỉ cần theo sau đám đông. Với Đạo, bạn phải đi một mình, bạn phải ở một mình. Đạo đề cao cá nhân, không đề cao xã hội. Đạo đề cao sự độc đáo, không đề cao đám đông. Đạo đề cao tự do, không đề cao tiêu chuẩn. Đạo không có truyền thống. Đạo là một cuộc nổi dậy và là cuộc nổi dậy vĩ đại nhất
Tên của Đức Phật là Siddhartha Gautama. Phật không phải là tên ông, từ đó chỉ trạng thái tỉnh thức của ông. Phật đơn giản nghĩa là “người tỉnh thức”. Đức Phật là người tỉnh thức nổi tiếng nhất nhưng không phải là người tỉnh thức duy nhất. Có nhiều vị Phật trước ông và nhiều vị Phật sau ông – và bởi mỗi con người đều có thể trở thành một vị Phật nên những vị Phật mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Tất cả mọi người đều có tiềm năng nà vấn đề chỉ là thời gian. Một ngày nào đó, bị thực tại bên ngoài quấy nhiễu, tuyệt vọng vì đã thấy mọi thứ và lại chẳng tìm ra điều gì, bạn chắc chắn sẽ quay vào trong.
Từ buddha (Phật) có nghĩa là “trí tuệ được đánh thức”. Từ buddhi (trí tuệ) cũng có chung một gốc với từ này. Gốc từ budh có nhiều tầng nghĩa. Không có từ đơn tiếng Việt nào mang nghĩa tương đương. Nó có nhiều ngụ ý, nó linh động và có tính thi ca. Không ngôn ngữ nào ngoài tiếng Phạn có một từ giống như budh. Nó có ít nhất năm nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên là thức dậy và đánh thức. Nói cách khác, nó đối nghịch với việc ngủ, với tình trạng lơ mơ trong ảo mộng mà từ đó ta thức tỉnh như thể bước ra khỏi một giấc mơ. Đó là nghĩa thứ nhất của trí tuệ, budh: tạo ra một sự thức tỉnh bên trong bạn.
Trí tuệ chính là khả năng sống trong hiện tại. Càng sống trong quá khứ hoặc tương lai thì bạn càng ít trí tuệ. Trí tuệ là khả năng ở đây, bây giờ, tại chính Đức Phật 9 khoảnh khắc này và không đâu khác. Như vậy là bạn tỉnh thức
Nghĩa thứ hai của budh là nhận ra và chú ý. Một vị Phật là người nhận ra cái giả là cái giả, và đã mở mắt ra để thấy cái thật là cái thật. Nhận chân cái giả là khởi đầu Đức Phật 11 để hiểu chân lý. Chỉ khi bạn thấy cái giả là giả, bạn mới có thể nhận rõ chân lý là gì. Bạn không thể tiếp tục sống trong ảo giác, bạn không thể tiếp tục sống trong những đức tin của mình, bạn không thể tiếp tục sống trong những định kiến nếu bạn muốn biết chân lý. Cái giả phải được nhận ra là giả. Đó là nghĩa thứ hai của budh, nhận ra cái giả là giả, cái không thật là không thật.
Nghĩa thứ ba của gốc từ budh, trí tuệ, là “biết”, là “hiểu”. Đức Phật biết cái đang diễn ra, ông ấy hiểu cái đang diễn ra, và trong chính sự thấu hiểu đó ông ấy tự do khỏi mọi sự bó buộc. Budh nghĩa là biết theo nghĩa thấu hiểu chứ không theo nghĩa tích lũy kiến thức. Phật không tích lũy kiến thức. Người trí tuệ không quan tâm nhiều đến thông tin hay kiến thức. Người trí tuệ quan tâm nhiều đến khả năng biết. Điều người ấy quan tâm là việc biết chứ không phải kiến thức.
Nghĩa thứ tư là khai sáng và được khai sáng. Đức Phật là ánh sáng, ông ấy đã trở thành ánh sáng. Do ông ấy là ánh sáng, một cách tự nhiên và hiển nhiên, ông ấy chiếu ánh sáng cho những người khác. Ông là sự soi sáng. Bóng tối của ông đã biến mất, ngọn lửa bên trong ông cháy lên rạng ngời. Ngọn lửa không khói. Nó đối lập với bóng tối và sự dốt nát, mù quáng. Đây là nghĩa thứ tư: trở thành ánh sáng, được khai sáng.
Nghĩa thứ năm của budh là thăm dò. Có một độ sâu bên trong bạn, một độ sâu không đáy, và nó phải 24 Osho được thăm dò. Nghĩa thứ năm cũng có thể là thâm nhập, bỏ lại mọi ngăn trở và thâm nhập vào cốt lõi bản thể của bạn.
Con đường của Đức Phật là con đường của budh. Nhớ rằng “Phật” không phải tên của Đức Phật, Phật là trạng thái ông ấy đạt được. Tên của ông ấy là Siddhartha Gautama. Thế rồi một ngày ông ấy trở thành Đức Phật, một ngày bodhi của ông ấy, trí tuệ của ông ấy, trổ hoa. “Phật” có ý nghĩa không khác gì “Chúa”. Tên của Jesus không phải là Chúa, đó là sự nở hoa tối thượng đã xảy ra với ông ấy. Đó cũng là điều đã xảy ra với Đức Phật. Có rất nhiều vị Phật khác ngoài Đức Phật. Mọi người đều có khả năng đạt được budh. Nhưng budh, 26 Osho khả năng nhìn thấy, chỉ giống như hạt giống bên trong bạn. Nếu nó nảy mầm, trở thành một cây lớn, nở hoa, bắt đầu nhảy múa trên bầu trời, bắt đầu thì thầm với các vì sao, thì bạn là một vị Phật. Con đường của Đức Phật là con đường của trí tuệ. Nó không phải con đường của cảm xúc, không, hoàn toàn không. Không phải những người giàu cảm xúc không thể đạt tới mà là có những con đường khác dành cho họ, con đường của hiến dâng, Bhakti Yoga. Con đường của Đức Phật là Gyan Yoga thuần khiết, con đường của biết. Con đường của Đức Phật là con đường của thiền, không phải của tình yêu.
Điều căn bản nhất về Tantra là đây – nó mang tính triệt để, tính cách mạng, tính nổi dậy – nguyên lí cơ bản của Tantra là thế giới không bị phân chia thành thấp hơn và cao hơn, mà nó là một thể. Cái cao hơn cùng cái thấp hơn đang nắm tay nhau. Cái cao hơn bao hàm cái thấp hơn và cái thấp hơn bao hàm cái cao hơn. Cái cao hơn ẩn trong cái thấp hơn – cho nên cái thấp hơn không phải để bị phủ nhận, không phải để bị lên án, không phải để bị phá hủy hay giết chết. Cái thấp hơn phải được chuyển hóa. Cái thấp hơn phải được cho phép dịch chuyển lên trên và theo cách đó cái thấp hơn trở thành cái cao hơn.
Nói cách khác, không có khoảng trống nào không thể bắc cầu giữa Quỷ Dữ và Thượng Đế – Quỷ Dữ đang đem theo Thượng Đế sâu dưới trái tim mình. Một khi trái tim đó bắt đầu vận hành, Quỷ Dữ trở thành Thượng Đế. Trên thực tế, từ devil (quỷ dữ) có cùng một gốc với từ divine (thần thánh); nó là thần thánh chưa tiến hóa, vậy thôi. Không phải Quỷ Dữ đang chống lại thần thánh, không phải Quỷ Dữ đang cố gắng phá hủy thần thánh – trên thực tế, Quỷ Dữ đang cố gắng tìm kiếm thần thánh. Quỷ Dữ đang trên đường đạt đến thần thánh; nó không phải kẻ thù, nó là hạt giống. Thần thánh là cái cây đã nở hoa sum suê, còn Quỷ Dữ là hạt giống – nhưng cái cây ẩn trong hạt giống. Hạt giống không chống lại cái cây, trên thực tế, cái cây không thể tồn tại nếu không có hạt giống. Và cái cây không chống lại hạt giống – chúng có một tình bạn sâu sắc, chúng ở cùng với nhau.
Độc dược và mật ngọt là hai giai đoạn của cùng một năng lượng. Cuộc sống và cái chết cũng thế – và mọi thứ đều như vậy: ngày và đêm, yêu và ghét, tình dục và siêu ý thức. Tantra nói, đừng bao giờ lên án Tantra 7 điều gì; thái độ lên án có tính phá hủy. Khi lên án điều gì đó, bạn từ chối những khả năng sẽ đến với bạn nếu bạn khuyến khích cái thấp hơn tiến hóa. Đừng lên án bùn, bởi vì sen được ẩn trong bùn. Hãy dùng bùn để tạo ra sen. Tất nhiên, bùn vẫn chưa là sen, nhưng nó có thể là sen. Một người sáng tạo sẽ giúp bùn phóng thích sen của nó, cho nên sen có thể được giải phóng.
Tầm nhìn Tantra có giá trị to lớn, đặc biệt vào thời điểm hiện tại của lịch sử loài người, bởi vì một kiểu con người mới đang nỗ lực ra đời; một ý thức mới đang gõ cửa. Tương lai sẽ là của Tantra bởi vì những thái độ nhị nguyên sẽ không còn chi phối tâm trí loài người nữa. Trong nhiều thế kỉ, những thái độ nhị nguyên này đã làm què quặt con người và khiến họ cảm thấy tội lỗi. Chúng đã không giúp cho con người tự do, chúng đã biến họ thành tù nhân. Chúng cũng không làm cho con người hạnh phúc, chúng làm họ khốn khổ. Chúng đã lên án mọi thứ, từ thức ăn đến tình dục, chúng đã lên án mọi thứ – từ tình yêu đến tình bạn. Tình yêu bị lên án, thân thể bị lên án, tâm trí bị lên án. Chúng đã không để lại một tấc đất 8 Osho nào cho bạn đứng; chúng lấy đi mọi thứ, và bạn bị bỏ lại chơ vơ.
Tình trạng này không thể được dung thứ thêm nữa. Tantra có thể cho bạn một góc nhìn mới.
Thiền là một bước phát triển phi thường. Hiếm khi một khả năng như vậy trở thành hiện thực bởi vì có nhiều rủi ro trong đó. Trước đây từng có nhiều lần tồn tại khả năng ấy – một biến cố tâm linh nào đó lẽ ra đã có thể phát triển và trở thành giống như Thiền, nhưng nó không bao giờ thành hiện thực. Chỉ duy nhất một lần trong toàn thể lịch sử ý thức loài người có một thứ như Thiền bước vào đời sống. Nó rất hiếm có.
Thiền được sinh ra ở Ấn Độ, lớn lên ở Trung Hoa và nở hoa ở Nhật Bản.
Toàn bộ chuyện này thật hiếm có. Tại sao nó được sinh ra ở Ấn Độ nhưng không thể lớn lên ở Ấn Độ mà phải tìm một mảnh đất khác? Nó trở thành một cái cây vĩ đại ở Trung Hoa nhưng không ra hoa được ở đó; một lần nữa nó phải tìm một miền khí hậu mới, một miền khí hậu khác. Và ở Nhật Bản, nó nở hoa như một cây anh đào có hàng ngàn bông. Việc này không phải ngẫu nhiên, không phải tình cờ, mà có một lịch sử sâu xa bên trong. Tôi muốn tiết lộ nó cho bạn.
Ấn Độ là một đất nước hướng nội. Nhật Bản thì hướng ngoại. Và Trung Hoa ở ngay giữa hai cực ấy. Ấn Độ và Nhật Bản là những đối lập tuyệt đối. Vậy thì làm thế nào hạt giống được sinh ra ở Ấn Độ lại nở hoa ở Nhật Bản? Họ đối lập, họ không có sự tương đồng, họ trái ngược nhau. Tại sao Trung Hoa lại bước vào ngay ở giữa, để cho nó đất sống?
Hạt giống là sự hướng nội. Hãy cố gắng hiểu hiện tượng hạt giống, hiểu hạt giống là gì. Hạt giống là một hiện tượng hướng nội, hướng tâm – năng lượng di chuyển vào trong. Đó là lí do tại sao nó là một hạt giống. Nó được bao bọc và đóng kín, tách rời hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Trên thực tế, hạt giống là thứ cô đơn nhất, biệt lập nhất trên thế giới. Nó không có gốc rễ trong đất, không có cành lá trên bầu trời; nó không có kết nối nào với mặt đất, không có kết nối nào với bầu trời. Nó không có mối quan hệ. Hạt giống là một hòn đảo thực sự, biệt lập, hướng vào trong. Nó không liên kết. Nó có vỏ cứng bao quanh, không cửa sổ, không cửa ra vào. Nó không thể đi ra và không gì có thể đi vào.
Hạt giống là thứ tự nhiên đối với Ấn Độ. Tinh thần Ấn Độ có thể sản sinh ra những hạt giống có tiềm năng to lớn, nhưng không thể cho chúng đất sống. Ấn Độ là ý thức hướng nội. Ấn Độ nói cái bên ngoài không tồn tại, và ngay cả nếu nó có vẻ như tồn tại thì nó được làm từ cùng chất liệu với những giấc mơ. Toàn bộ tinh thần Ấn Độ đã luôn cố gắng khám phá ra cách trốn thoát khỏi cái bên ngoài, cách di chuyển vào sào huyệt bên trong của trái tim, cách định tâm trong chính mình. Và cách để nhận ra rằng toàn bộ thế giới tồn tại bên ngoài ý thức chỉ là một giấc mơ – cùng lắm là một giấc mơ đẹp, còn tệ nhất là cơn ác mộng. Cho dù nó đẹp đẽ hay xấu xí, trong thực tại nó là một giấc mơ, và người ta không nên phiền lòng nhiều về nó. Người ta nên thức tỉnh và quên đi toàn thể giấc mơ của thế giới bên ngoài.
Trung Hoa là một đất nước cân bằng, không giống như Ấn Độ, không giống như Nhật Bản. Con đường ở đó là trung dung. Tư tưởng của Khổng Tử là luôn ở giữa: không hướng nội cũng không hướng ngoại, không nghĩ quá nhiều về thế giới này lẫn thế giới kia – chỉ giữ nguyên ở giữa. Trung Hoa không cho ra đời một tôn giáo, mà chỉ cho ra đời một hệ thống đạo đức. Chẳng có tôn giáo nào được sinh ra ở đây, ý thức Trung Hoa không thể cho ra đời một tôn giáo. Nó không thể tạo ra hạt giống.
Tất cả những tôn giáo tồn tại ở Trung Hoa đều là nhập khẩu, tất cả chúng đều tới từ bên ngoài. Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, tất cả đều đến từ bên ngoài. Trung Hoa là một mảnh đất tốt nhưng không thể khởi nguồn ra tôn giáo nào, bởi vì để khởi nguồn ra một tôn giáo, người ta phải di chuyển vào thế giới bên trong. Để cho ra đời một tôn giáo, người ta phải giống như thân thể phụ nữ, giống như bụng mẹ.
Giờ cần đến Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước hướng ngoại. Phong cách sống và ý thức của nó hướng ngoại. Với ý thức Nhật Bản thì gần như cái bên trong không tồn tại; chỉ cái bên ngoài là có ý nghĩa. Hãy nhìn vào y phục của người Nhật. Chúng chứa đầy màu sắc của hoa và cầu vồng, như thể cái bên ngoài vô cùng ý nghĩa.
Hãy nhìn một người Ấn khi anh ta đang ăn, và rồi nhìn người Nhật. Hãy nhìn một người Ấn khi anh ta dùng trà, và rồi nhìn người Nhật. Một người Nhật tạo ra lễ hội từ những điều đơn giản nhất. Dùng trà, anh ta biến nó thành một lễ hội. Nó trở thành nghệ thuật. Cái bên ngoài vô cùng quan trọng: Trang phục vô cùng quan trọng, các mối quan hệ vô cùng quan trọng. Bạn không thể tìm đâu trên thế giới có nhiều người thoải mái hơn người Nhật – luôn luôn mỉm cười và trông thật hạnh phúc. Còn người Ấn thì sẽ trông hời hợt, họ nghiêm túc. Người Ấn hướng nội còn người Nhật hướng ngoại: Họ trái ngược nhau. Một người Nhật luôn luôn dịch chuyển trong xã hội. Toàn thể văn hóa Nhật Bản quan tâm đến việc làm sao tạo ra một xã hội tươi đẹp, làm sao tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp – trong mọi thứ, trong mọi thời khắc – làm sao trao cho chúng ý nghĩa. Nhà của họ vô cùng đẹp đẽ. Ngay cả nhà của một người nghèo cũng có vẻ đẹp riêng: Nó có thẩm mĩ, nó có sự độc đáo riêng. Nó có thể không quá giàu có, nhưng nó vẫn giàu có theo một ý nghĩa nào đó, nhờ vẻ đẹp, sự sắp xếp, sự chú tâm được mang vào mọi chi tiết nhỏ bé, li ti. Cửa sổ nên ở chỗ nào, loại rèm nào nên được dùng, ánh trăng nên được mời vào ô cửa sổ như thế nào, và từ đâu. Những thứ rất nhỏ, nhưng mọi chi tiết đều quan trọng.
Nhật Bản lại rất bận tâm đến cái bên ngoài – như ở một thái cực khác. Nhật Bản là đất nước phù hợp. Toàn bộ cây Thiền đã được cấy vào trong Nhật Bản và nó trổ bông hàng ngàn sắc màu. Nó nở hoa.
Từ Upanishad nghĩa là giáo huấn bí truyền, giáo huấn ẩn giấu, giáo huấn bí mật. Upanishad nghĩa là con đường bí mật, chìa khóa bí mật – điều bí truyền, điều ẩn giấu, điều không biết. Upanishad nghĩa là điều huyền bí
Tôi đã lựa chọn nói về bộ kinh Upanishad bởi vì với tôi, nó đại diện cho một trong những sự diễn đạt điều tối thượng thuần khiết nhất có thể – nếu có thể diễn đạt được điều đó. Điều này thực sự khó, theo nghĩa là không thể truyền tải thông qua tâm trí điều vượt ra ngoài tâm trí. Ở một phương diện nào đó, hoàn toàn không thể nói gì về điều bạn cảm nhận được khi bạn đang ở trong sự im lặng sâu xa nhất. Khi lời nói không tồn tại bên trong bạn, khi ngôn từ ngừng hoàn toàn, khi trí năng không còn vận hành, khi tâm trí hoàn toàn không ở đó để ghi nhớ, lúc ấy điều đó xảy ra, lúc ấy bạn trải nghiệm. Và khi tâm trí quay lại, khi kí ức bắt đầu vận hành, khi trí năng chiếm hữu bạn một lần nữa, trải nghiệm đã qua đi rồi. Bây giờ trải nghiệm không còn ở đó; chỉ còn lại những tiếng vọng của nó, những rung động của nó. Chỉ có thể nắm bắt được những tiếng vọng, những rung động đó.
Đó là lí do tại sao những ai đã biết luôn không thể, rất khó, thốt ra điều gì đó. Những người không biết gì hết có thể nói nhiều. Nhưng với những ai biết, ngày càng khó nói điều gì đó bởi vì bất cứ điều gì họ nói đều có vẻ sai. Họ có thể so sánh trải nghiệm của mình với những cách diễn đạt nó bởi vì họ có một trải nghiệm sống. Giờ đây họ có thể cảm nhận ngôn ngữ đang làm gì với nó: Ngôn ngữ đang làm sai lệch nó.
Khi một trải nghiệm sống bước vào lời nói, nó trông như đã chết, nhợt nhạt. Một trải nghiệm sống có tính toàn bộ, trong đó toàn thể bản thể bạn nhảy múa và hân hoan, còn khi được diễn đạt thông qua trí năng, nó trông mờ đục, chẳng có ý nghĩa gì.
Những người không biết có thể nói nhiều bởi vì họ chẳng có gì để so sánh. Họ không có trải nghiệm nguyên gốc, họ không thể biết họ đang làm gì. Một khi ai đó biết, anh ta biết việc diễn đạt nó đúng là một vấn đề. Nhiều người đã hoàn toàn giữ im lặng và vì thế, nhiều người đã hoàn toàn không được ai biết đến – bởi chúng ta chỉ có thể biết về người nói ra. Khoảnh khắc ai đó nói ra, anh ta bước vào xã hội. Khi ai đó ngừng nói, anh ta rời khỏi xã hội, anh ta không còn là một phần của nó. Ngôn ngữ là môi trường trong đó xã hội tồn tại. Nó giống hệt như máu: Máu lưu thông trong bạn và bạn tồn tại. Ngôn ngữ lưu thông trong xã hội và xã hội tồn tại. Thiếu ngôn ngữ thì không có xã hội. Cho nên những ai vẫn còn im lặng thì rơi ra ngoài xã hội. Chúng ta đã lãng quên họ. Kì thực, chúng ta chưa bao giờ biết đến họ.
Ở đâu đó, Vivekananda đã nói – và nói rất đúng – rằng những Đức Phật, những Krishna2 và những Chúa Jesus mà chúng ta đã biết không thực sự là những điển hình. Họ không thực sự là trung tâm, họ ở ngoại vi. Lịch sử đã để thất lạc những diễn biến cốt yếu nhất. Những người đã trở nên im lặng tới mức không thể giao tiếp với chúng ta thì không được biết đến. Không thể biết đến họ, không có cách nào để biết đến họ. Theo một cách nào đó Vivekananda đúng, nhưng những người trở nên im lặng tới mức không thốt ra điều gì về trải nghiệm của họ đã không giúp đỡ chúng ta. Họ đã không thực sự đủ lòng trắc ẩn. Trên một phương diện nào đó, họ hoàn toàn ích kỉ. Đúng là thật khó nói điều gì về chân lí, nhưng ngay cả vậy thì vẫn phải thử. Phải thử bởi vì thậm chí một chân lí bị pha loãng cũng sẽ giúp ích cho những ai sống hoàn toàn trong ảo tưởng. Thậm chí một điều đem theo một tiếng vọng rất xa xăm cũng sẽ giúp họ thay đổi.
Không phải là Đức Phật rất hài lòng với những gì ông nói. Bất cứ điều gì ông nói, ông đều cảm thấy không đúng. Ông có cảm giác giống như Lão Tử. Lão Tử nói: “Điều có thể được nói ra không thể đúng. Khoảnh khắc nó được nói ra, nó đã bị sai lệch.” Nhưng dù vậy, đối với những ai sống trong các thế giới nhiều ảo tưởng, những ai đang ngủ sâu, đang ngủ say, thì thậm chí một sự hồi chuông báo thức giả cũng có thể giúp ích. Nếu họ có thể bước ra khỏi giấc ngủ của mình, nếu có thể mang họ đến một ý thức mới, một bản thể mới, thì thậm chí một báo thức giả cũng là tốt. Đương nhiên, khi bản thân họ thức tỉnh, họ sẽ biết rằng nó là giả – nhưng nó sẽ giúp ích.
Bộ kinh Upanishad này rất đơn giản, chúng nói theo cách từ trái tim đến trái tim. Chúng không mang tính triết lí, chúng mang tính tôn giáo. Chúng không liên quan đến những khái niệm, những học thuyết, những giáo lí; chúng liên quan đến một chân lí sống – nó là gì, và có thể sống theo nó như thế nào. Bạn không thể suy nghĩ về nó, bạn không thể triết luận về nó. Bạn chỉ có thể di chuyển vào trong nó và cho phép nó di chuyển vào trong bạn. Bạn chỉ có thể chứa đựng nó, bạn chỉ có thể đắm chìm toàn bộ vào trong nó. Bạn có thể tan chảy trong nó. Chúng ta sẽ nói về bộ kinh Upanishad, và tôi sẽ mang trải nghiệm của riêng mình vào để đáp lại chúng.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hà Nội |
SKU | 9304906402202 |
osho luật tâm thức sách thích nhất hạnh gieo trồng hạnh phúc hành trình về phương đông hiểu về trái tim nếu biết trăm năm là hữu hạn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau thất lạc cõi người muôn kiếp nhân sinh phần 2 muốn an được an muôn kiếp nhân sinh nguyên phong tĩnh lặng kinh địa tạng thích nhất hạnh trọn bộ phép lạ của sự tỉnh thức kinh thánh thiền kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện trọn bộ giận - thích nhất hạnh đường xưa mây trắng kinh phật muôn kiếp nhân sinh trọn bộ năng đoạn kim cương hành trình của linh hồn muôn kiếp nhân sinh 1 sách muôn kiếp nhân sinh tĩnh lặng thích nhất hạnh