Bản Sắc
Francis Fukuyama từng dự đoán rằng nước Mỹ sẽ bị các nhóm lợi ích đầy quyền lực nắm giữ. Lời tiên đoán của ông được chứng thực khi có sự trỗi dậy của một loạt thế lực phi chính trị, có khuynh hướng đe dọa gây mất ổn định cho trật tự toàn thế giới.
Nhu cầu được công nhận về bản sắc là yếu tố chủ đạo, có thể bao gồm rất nhiều hiện tượng đang diễn ra trong chính trị thế giới ngày nay. Sự công nhận phổ quát - tạo nền móng cho nền dân chủ tự do - vẫn không ngừng bị thách thức bởi các hình thái hạn hẹp hơn, đó là sự công nhận dựa trên quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, c.h.ủ t.ộ, dân tộc, giới tính, tất cả gây nên chủ nghĩa dân túy chống-nhập-cư, sự bùng phát của Đạo Hồi chính-trị-hóa, “chủ nghĩa tự do bản sắc” chống đối tại các trường đại học và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng.
Bản sắc là cuốn sách cần thiết và cấp thiết, mang đến một lời cảnh báo sắc sảo: nếu không lý giải được bản sắc con người, chúng ta sẽ tự đẩy mình đến tình trạng xung đột triền miên.
Về tác giả:
Francis Fukuyama, sinh năm 1952, là nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.
Ông là tác giả của những công trình về chính trị, kinh tế, khoa học nổi tiếng như The Origins of Political Order, The End of History and the Last Man, Our Posthuman Future: Consequences of the Biotechnology R
Nhận xét:
“Với cách lập luận đầy thuyết phục và cấp thiết, nhà khoa học chính trị lừng danh khẳng định khao khát được công nhận về phẩm giá là khao khát hàng đầu của con người - và không thể thiếu trong công cuộc thúc đẩy nền dân chủ. Cuốn sách là một bản phân tích chặt chẽ về những mối đe dọa thảm khốc đối với nền dân chủ.”
—Kirkus
“Chúng ta cần thêm nhiều nhà tư tưởng thông tuệ như Appiah và Fukuyama để cày xới mảnh đất của sự tiên đoán. Và chúng ta cũng cần nhiều độc giả hơn để đọc những gì mà các nhà tư tưởng ấy thu hoạch được.”
—The New York Times
Chính Trị Đảng Phái Tại Hoa Kỳ
“Chính Trị Đảng Phái Tại Hoa Kỳ” (tên tiếng anh: “Parties Politics in America”) là cuốn giáo trình kinh điển về các đảng chính trị, được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy tại các trường đại học của Mỹ.
Cuốn sách này liên tục được cập nhật nhưng mục đích thì không đổi. Hiện nay cuốn sách đã được tái bản 17 lần, phiên bản tiếng Việt này dựa trên ấn bản thứ 16.
Frank J. Sorauf, một người tiên phong trong khoa học chính trị hiện đại, đã khởi xướng tác phẩm vào năm 1968, và Paul Allen Beck đưa cuốn sách tới công chúng vào thập niên 1980, 1990, với sự hiểu biết sâu rộng và góc nhìn mang tính chất so sánh ghi dấu các nghiên cứu của ông về đảng phái và hành vi bầu cử. Marjorie Randon Hershey là người đã cập nhật cho cuốn sách này từ ấn bản thứ 9 – từ năm 2001 đến nay.
Mục đích của họ qua mỗi ấn bản mới là cung cấp cho người học những kiến thức hấp dẫn, rõ ràng nhất và toàn diện nhất về đảng phái chính trị và tính đảng, mà chính đó là chìa khóa để hiểu về hoạt động bầu cử, công luận, xây dựng chính sách và lãnh đạo. Các tác giả đã thành công tới mức tác phẩm “Chính trị Đảng phái tại Hoa Kỳ” từ lâu được xem là “tiêu chuẩn vàng” cho các giáo trình về đảng phái chính trị.”
Marjorie Randon Hershey, thông qua kiến thức chuyên môn của mình, đã tạo nên đóng góp quan trọng cho một trong các vấn đề hóc búa nhất khi tiến hành nghiên cứu: Ứng viên và chiến dịch của họ đã định hình như thế nào và bị tác động ra sao từ các yếu tố thuộc về cử tri?
Đây là điểm liên kết tương hỗ hai thành phần quan trọng nhất của đảng, là bầu cử và điều hành, vào một khối tổng thể có tính cố kết cao hơn. Nhờ thế mà bà đã làm rõ một trong các vấn đề ngày càng gây hoang mang trong lĩnh vực này.
Marjorie cũng nghiên cứu tường tận về vai trò của giới tính trong nền chính trị, khía cạnh chính trị đảng phái không chỉ đóng vai trò quan trọng bấy lâu ít nhất từ việc để phụ nữ có quyền bầu cử, mà còn đặc biệt cấp thiết trong bối cảnh ‘khoảng cách giới’ xuất hiện và ngày càng tăng.
Cuối cùng, bà có hàng loạt đóng góp giúp chúng ta nắm được cách thức để hiểu về ý nghĩa của những sự kiện phức tạp. Một điểm đặc biệt của cuốn sách này là tăng cường sử dụng diễn giải từ các nhân vật đảng cả nổi tiếng và ít tiếng tăm, khiến cho nội dung trở nên sống động.
Không những mỗi tác giả bổ sung hiểu biết riêng có và mới mẻ của mình về đảng phái chính trị khi tiếp nối vào đội ngũ học giả hàng đầu tạo nên cuốn sách này, mà mỗi ấn bản đã tự hồi sinh khi xem xét đời sống chính trị của thời kỳ đó.
Độc giả muốn tìm hiểu về kinh tế chính trị Hoa kỳ, đặc biệt là hệ thống đảng phái đang tồn tại ở Hoa Kỳ không nên bỏ qua tác phẩm này.
Đánh giá/ Nhận xét của chuyên gia:
Tại sao bạn nên quan tâm tìm hiểu các đảng phái chính trị? Câu trả lời đơn giản là, hầu như tất cả những gì quan trọng trong đời sống chính trị Hoa Kỳ đều bắt rễ từ nền chính trị đảng phái. Các chính đảng là cốt lõi của nền dân chủ Hoa Kỳ và tạo nên hình hài của nền dân chủ ấy như hiện nay - giữ gần trọn vẹn như từ thời Lập quốc.
Vì sao bạn nên dùng cuốn sách này như chỉ dẫn để tìm hiểu về nền chính trị dân chủ tại Hoa Kỳ? Lời đáp ngắn gọn đó là cuốn sách này là chỉ dẫn tốt nhất bạn có thể có, và dù trải qua thời gian dài thì đây vẫn đang là người dẫn đường xuất sắc nhất trong lĩnh vực này
John H. Aldrich
Duke University
Trích đoạn hay:
“Do cử tri Mỹ có quyền chỉ định ứng viên của đảng nên lằn ranh giữa lãnh đạo đảng và những người ủng hộ, vốn xuất hiện ở hầu hết các quốc gia khác, trở nên lu mờ ở Mỹ. Cử tri Mỹ không chỉ là những khách hàng được lựa chọn “sản phẩm” (ứng viên) của đảng phái trên thị trường chính trị mà còn là người quản lý quyết định sản phẩm nào sẽ được chào bán đầu tiên. Biến người dùng thành người quản lý đã làm thay đổi các chính đảng, cũng như có thể cách mạng hóa nền kinh tế thị trường. Đưa công dân-người ủng hộ vào khái niệm đảng, () giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của các đảng phái tại Mỹ.”
(Chương 1: Đảng chính trị là gì?)
Về tác giả:
Marjorie Randon Hershey (10/11/1944)
Hiện tại, bà đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch của nhiều tổ chức như: Hiệp hội Khoa học Chính trị Trung Tây, một số ủy ban chương trình về các công ước khoa học chính trị quốc gia, các ủy ban APSA và MWPSA, cũng như các chương trình cải thiện công tác giảng dạy về chính phủ và chính trị cấp trung học và đại học.
Bà thường xuyên giảng dạy các khóa học trình độ đại học về các Đảng và Nhóm lợi ích chính trị hay Chính sách Môi trường, cũng như các khóa sau đại học về Hành vi Chính trị của Hoa Kỳ. Bà đồng thời là giám đốc sáng lập chương trình dự bị cho sinh viên sau đại học của khoa trở thành những giáo viên xuất sắc, và là người đứng đầu chương trình luận văn danh dự đại học của khoa.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Guide to U. S. Political Parties (2014)
- Running for Office: The Political Education of Campaigners (1984)
- The Making of Campaign Strategy (1974)
Chính Trường Hoa Kỳ: Lịch Sử Đảng Phái
Cuốn sách là một cái nhìn đầy đủ và chi tiết về Hệ thống đảng phái chính trị Hoa Kỳ.
Trong nhiều năm qua, hiểu biết chung về nước Mỹ của người Việt Nam đã tăng lên rất nhiều thông qua báo chí, sách vở, qua internet, qua các cuộc trao đổi, du lịch, làm việc. Chúng ta khá hiểu về nền kinh tế và môi trường đầu tư, kinh doanh của Mỹ. Thể chế chính trị và các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dần trở nên quen thuộc sau mỗi bốn năm. Hàng chục cuốn sách được xuất bản ở Việt Nam mỗi năm về chủ đề này cũng giúp cho độc giả nắm rõ những khái niệm cơ bản và các sự kiện, nhân vật nổi bật nhất.
Song, một trong những yếu tố nền tảng và quan trọng nhất của thể chế chính trị Hoa Kỳ là hệ thống đảng phái và sự vận hành của nó thì lại chưa được biết nhiều ở Việt Nam. Muốn hiểu về thể chế chính trị và các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ mà chưa biết về sự vận hành của hệ thống đảng phái thì đó sẽ là thiếu sót vô cùng lớn.
Cuốn sách Chính trường Hoa Kỳ: Lịch sử đảng phái của tác giả A. James Reichley, một trong những tác phẩm đầy đủ và chi tiết nhất về chủ đề này. Đây là một công trình khoa học chính trị rất sâu sắc về lịch sử hình thành, phát triển các đảng phái chính trị ở Mỹ, được đúc kết từ kinh nghiệm sau nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy của tác giả.
Tác giả Reichley đã tổng kết lại hệ thống đảng phái chính trị Hoa Kỳ từ lúc khởi nguồn như một liên minh lỏng lẻo của các câu lạc bộ xã hội đến một hệ thống có cấu trúc và tập trung cao của các bộ máy chính trị tại cộng đồng, thị trấn, thành phố, tiểu bang và liên bang liên kết với nhau. Ông cũng phân tích về những biến động chính trị và sự mưu đồ, kế hoạch và chiến lược xảy ra trên khắp các khu vực và các nhóm cử tri bỏ phiếu khi các đảng hình thành, phát triển và cả suy thoái.
Ý nghĩa bìa sách: Con lừa là biểu tượng của đảng Dân chủ, con voi là biểu tượng của đảng Cộng hòa
+ ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Một cuốn sách giúp ta am tường về lịch sử các chính đảng ở Mỹ. [] Những sinh viên đang học về các chính đảng và những người có hứng thú tìm hiểu về hệ thống đảng phái ở Mỹ phải đọc qua cuốn sách này. Những đóng góp mà Chính trường Hoa Kỳ: Lịch sử đảng phái đã mang lại cho giới khoa học chính trị là vô cùng to lớn và nó xứng đáng được xếp ngang hàng với những văn bản chính trị kinh điển.” – Perspectives on Political Science
“Một liều thuốc chống suy nhược bằng chữ dành cho những người thấy nản lòng trước tình trạng của nền chính trị quốc gia hiện tại.” – Richmond Times-Dispatch
“Chính trường Hoa Kỳ: Lịch sử đảng phái đã xuất sắc đan cài những thắc mắc chính trị mà ta đã tự vấn từ lâu vào truyền thống tự do và cộng hòa, thứ tinh thần hiện diện trên hai chính đảng lớn ở Mỹ.” – Commentary
“Chân thành khuyên mọi người nên đọc.” – Library Journal
Mời các bạn đón đọc!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alphabooks |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 6554015349493 |
quân vương alexander đại đế ngoại giao những cuộc chinh phạt của alexander đại đế bàn về tự do henry kissinger văn kiện đại hội đảng lần thứ 13 hồ chí minh chính trị cộng hòa - plato quyền con người tương lai của quyền lực tủ sách tinh hoa nxb tri thức lý quang diệu quan hệ quốc tế plato chính trị luận cộng hoà võ nguyên giáp sách chính trị zarathustra đã nói như thế địa lý bàn cờ lớn bàn về chính quyền kinh tế vi mô iliad odyssey người bà tài giỏi vùng saga obama alain de botton