Tên combo sách: Hiện Diện Bên Con - Ý nghĩa tối hậu của việc làm cha mẹ & Lấp Đầy Trống Rỗng - Chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu
Tác giả: Susan Stiffelman & Jonice Webb
Khổ sách: 15,5 x 24 cm & 15,5 x 24 cm
Số trang: 292 trang & 336 trang
SÁCH "HIỆN DIỆN BÊN CON - Ý nghĩa tối hậu của việc làm cha mẹ"
MỤC LỤC:
Chương 1: Bạn đang sống với vị thầy tuyệt vời nhất
Chương 2: Cha mẹ lớn lên trong quá trình nuôi dạy con
Chương 3: Vứt bỏ những ảo tưởng về con
Chương 4: Không phải là quá trình nuôi con lớn khôn, mà đó là quá trình nuôi dưỡng sự trưởng thành của cha mẹ
Chương 5: Nêu gương về Yêu chính mình và Nhận biết
Chương 6: Giao tiếp lành mạnh và Tăng cường kết nối
Chương 7: Dẫn dắt cuộc trò chuyện
Chương 8: Nuôi dưỡng sự đồng cảm, tính nhạy cảm và lòng trắc ẩn
Chương 9: Giúp con đối mặt với căng thẳng
Chương 10: Hạnh phúc có sẵn ở trong bạn
Chương 11: Hướng dẫn thực hành: Chiến thuật và Chiến lược
TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY
Cô con gái 13 tuổi hỏi mẹ rằng, liệu con có thể đi dự một bữa tiệc cùng một chị hàng xóm không (người chị này là người không được đánh giá cao trong những hoạt động kiểu này).
Mẹ: “Con yêu, mẹ biết con muốn đi, nhưng thật không may, mẹ không cảm thấy đó là một ý kiến hay.”
Con gái: “Cho phép con đi mà? Con hứa là sẽ không có chuyện gì xấu xảy ra đâu ạ.”
Mẹ: “Ôi, con yêu. Mẹ biết điều đó có vẻ không công bằng, và mẹ biết con muốn đi như thế nào, nhưng mẹ e là không được.”
Ở đây, người mẹ là thuyền trưởng, đã thể hiện sự đồng cảm và ân cần trong khi vẫn dứt khoát và rõ ràng. Tùy thuộc vào mức độ quen thuộc của con với việc bạn từ chối những mong muốn của chúng, con có thể cố gắng tiếp tục thu hút bạn vào các kiểu tương tác khác.
Khi cha mẹ tham gia vào các cuộc tranh luận, giành phần đúng với con cái, thì không ai là người chịu trách nhiệm ở đây cả. Tôi gọi kiểu quan hệ đó là kiểu quan hệ Tranh biện. Con cái chống lại cha mẹ và cha mẹ chống lại con cái, mối quan hệ này đầy sự căng thẳng và phẫn uất. Dưới đây là một ví dụ:
Con gái: “Mẹ, mẹ coi con như một đứa trẻ hai tuổi. Mẹ không bao giờ tin tưởng con hết!”
Mẹ: “Con chẳng bao giờ hài lòng trừ khi con đạt được những gì con muốn! Chị Carey chưa trưởng thành và mẹ không thể tin chị ấy có thể để mắt đến con. Chị ấy còn chưa lo được cho bản thân chị ấy! Trên thực tế, năm ngoái mẹ đã nghe nói là chị ấ” Người mẹ lập luận cho quan điểm của mình, và người con cũng biện luận ngược lại ngay tức thì.
Con gái: “Chuyện đó rất không đúng! Chị ấy bị quy kết là đã hút thuốc trong phòng tắm ở trường, nhưng mẹ biết không chị ấy thậm chí còn chưa từng cầm điếu thuốc bao giờ! Chị ấy chỉ tình cờ có mặt ở đó khi mấy đứa con gái khác đang hút thuốc mà thôi!”
Những cách tương tác của nhóm cha mẹ kiểu này được đặc trưng bởi sự đối đầu, tranh cãi và thỏa hiệp.
Cuối cùng, khi đứa trẻ thể hiện sự áp đảo, cha mẹ sẽ cảm thấy mất kiểm soát và thậm chí hoảng sợ, đặc biệt nếu họ cho rằng người khác đang đánh giá vì họ đã không biết dạy bảo con cái. Họ cố gắng khôi phục trật tự và quyền kiểm soát bằng cách chế ngự con cái với những lời đe dọa, hứa hẹn hoặc đưa ra tối hậu thư, tương tự như cách hành xử của các bạo chúa. Theo đó cha mẹ khẳng định quyền kiểm soát dựa trên sự sợ hãi và đe dọa và tất nhiên họ sẽ không nhận được sự cảm phục từ con cái. Tôi gọi họ là kiểu cha mẹ Độc đoán. Đây là một ví dụ:
Con gái: “Tại sao mẹ không thể chấp nhận rằng con đã không còn là đứa bé lên ba nữa. Tại sao mẹ không sống cuộc đời của mẹ, mẹ có thể thôi tìm cách kiểm soát cuộc sống của con được không?”
Mẹ: “Con nói vậy à. Con không bao giờ biết trân trọng những gì bố mẹ làm cho con. Mẹ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền mua thức ăn, còn con chỉ việc ngồi ăn, con thậm chí không bao giờ nói lời cảm ơn. Con đừng hòng ra khỏi cái nhà này!”
Chúng ta thấy đó, tình hình này nhanh chóng xấu đi, với việc người mẹ nhanh chóng mất đi vị thế – chuyển từ thuyền trưởng sang thế Tranh biện và cuối cùng là chuyển sang cơ chế Độc đoán.
Để duy trì cơ chế thuyền trưởng, chúng ta phải thư thái đặt ra các giới hạn để có thể làm cha mẹ một cách tử tế, rõ ràng và tự tin.
Tác giả: Susan Stiffelman là nhà báo phụ trách chuyên mục “Parent Coach” trên tờ Huffington Post uy tín và cũng là tác giả của cuốn sách Nuôi Con Bằng Trái Tim Tỉnh Thức". Cô còn là một nhà tâm lý trị liệu về cặp đôi và gia đình, một giảng viên, một diễn giả quốc tế. Susan đồng thời là người chơi băng cầm (banjo) rất giỏi, một vũ công thiết hài (nhảy kiểu Ireland) và là một người làm vườn say mê. Cuốn Hiện Diện Bên Con nằm trong Eckhart Tolle Editions.
********
SÁCH "LẤP ĐẦY TRỐNG RỖNG - Chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu"
Chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu là gì?
- Chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu là việc lấp đầy những trống rỗng, những cô đơn và lạc lõng, xoa dịu bớt những cáu giận với bản thân một cách vô lý. - Giảm bớt trách móc và biết cách chăm sóc bản thân một cách tốt hơn. - Nhận biết các vấn đề tâm lý của bản thân, chấp nhận chúng. - Tìm ra nguyên nhân xuất phát từ thời thơ ấu của mỗi người. - Giải quyết vấn đề bằng cách khơi gợi các cảm xúc nguyên thủy của con người, để cảm xúc thực hiện đúng chức năng như chúng vốn có. Hơn cả một cuốn sách, Lấp Đầy Trống Rỗng - Chữa Lành Tổn Thương Cảm Xúc Thời Thơ Ấu mang lại cho bạn những giá trị: - Cuốn sách không viết về các ký ức tuổi thơ của mỗi người mà viết về những gì đã Không Xảy Ra. - Nhận ra chính những điều không xảy ra này đã tác động rất lớn đến quá trình trưởng thành của chúng ta. - Cuốn sách không chỉ đưa ra các biểu hiện của CEN ở người trưởng thành, mà còn đưa ra cho chúng ta một kì vọng đúng về việc chúng ta có thể thay đổi/chữa lành những thiếu hụt đó thông qua việc mô tả quá trình tự chữa lành. - Chi tiết phương pháp chữa lành được gợi ý bởi Bác sỹ tâm lý Jonice Webb, người đã nghiên cứu và trị liệu về CEN trong suốt nhiều năm qua. Tác giả Jonice Webb: Tiến sĩ Tâm lý học, diễn giả, một tác giả nổi tiếng. Tiến sĩ Webb viết cuốn sách đầu tiên của mình, cuốn Lấp Đầy Trống Rỗng - Chữa Lành Tổn Thương Cảm Xúc Thời Thơ Ấu và sau đó cuốn sách nhanh chóng được công nhận là một tác phẩm hàng đầu về đề tài Cha mẹ thiếu quan tâm tới cảm xúc thời thơ ấu của con cái (CEN - Childhood Emotional Neglect). Cô đã sáng lập ra chương trình "Vượt qua Tổn thương tâm lý do bị thiếu hụt sự quan tâm cảm xúc" đầu tiên và duy nhất cho tới hiện nay. Hiện cô đang điều hành một phòng trị liệu tâm lý tại Lexington, Massachussets, Mỹ
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | NXB Dân Trí |
SKU | 3283434926346 |
ăn dặm kiểu nhật ăn dặm không phải là cuộc chiến ăn dặm ăn dặm bé chỉ huy sách ăn dặm nuôi con không phải là cuộc chiến đọc vị mọi vấn đề của trẻ chào con ba mẹ đã sẵn sàng ăn dặm không nước mắt làm cha mẹ tỉnh thức nuôi dạy đứa trẻ tự chủ sách nuôi dạy con cha mẹ tỉnh thức con hạnh phúc chờ đến mẫu giáo thì đã muộn lần đầu làm mẹ con mình chẳng lẽ lại vứt để con được ốm thai giáo vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương tử tế đáng giá bao nhiêu người mẹ tốt hơn người thầy tốt montessori nuôi con không phải là cuộc chiến trọn bộ nói sao cho trẻ chịu nghe sách thai giáo cho mẹ bầu sách mẹ bầu sách thai giáo thai giáo theo chuyên gia - 280 ngày 5 ngôn ngữ tình yêu ruột ơi là ruột