Combo sách dành cho các nhà lãnh đạo, giúp các sếp quản lý và tương tác với nhân viên một cách hiệu quả, đạt kết quả tốt trong việc.
1.7 Câu Hỏi "Thần Kỳ" Của Mọi Sếp Giỏi - Tái Bản Lần 3
Kỹ năng lãnh đạo là chủ đề làm tốn nhiều giấy mực. Nhiều chuyên gia cho rằng huấn luyện nhân viên là hành vi lãnh đạo cơ bản. Nhà tâm lý học – nhà báo Daniel Goleman, người phổ biến khái niệm “thông minh cảm xúc”, cho rằng có 6 phong cách lãnh đạo cơ bản, trong đó phong cách lãnh đạo thông qua việc huấn luyện nhân viên tạo ra kết quả “tích cực rõ rệt” đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên, văn hóa doanh nghiệp và thu nhập ròng của công ty. Ấy vậy mà đây lại là phong cách lãnh đạo ít được sử dụng nhất. Vì sao vậy? Daniel Goleman viết: “Nhiều nhà lãnh đạo nói rằng thương trường ngày càng khốc liệt nên họ không có thời gian để làm cái việc chán ngắt là huấn luyện và giúp các nhân viên phát triển”.
Ý nghĩa cốt lõi của việc huấn luyện nhân viên chính là hỗ trợ nhân viên và khai phá các tiềm năng của họ. Dù bạn có tâm nguyện làm một người sếp tốt thì điều đó vẫn không khiến bạn huấn luyện các nhân viên thường xuyên hơn.
Khi biết cách huấn luyện nhân viên, bạn vừa bớt quay cuồng với công việc vừa trở thành nhân tố quan trọng hơn của công ty.
Thói quen huấn luyện nhân viên còn giúp bạn dễ dàng thoát khỏi 3 vòng tròn luẩn quẩn vốn rất phổ biến nơi công sở: nhân viên quá dựa dẫm vào sếp, sếp bị quá tải công việc, những việc hệ trọng không được quan tâm.
Nội dung chính của cuốn sách 7 câu hỏi “thần kỳ” của mọi sếp giỏi này là 7 câu hỏi “thần kỳ” giúp các nhà quản lý thoát khỏi 3 vòng tròn luẩn quẩn nêu trên và cải thiện cách làm việc.
Các câu hỏi này không chỉ hữu hiệu với các nhân viên bạn trực tiếp quản lý mà còn với cả khách hàng, nhà cung cấp, đồng nghiệp, sếp của bạn, vợ/chồng, con cái đang ở tuổi thiếu niên.
Bạn có thể dùng những câu hỏi này trong những cuộc họp cá nhân kiểm tra tiến độ công việc, cuộc họp nhóm làm việc hay những cuộc trò chuyện bất chợt phát sinh giữa bạn và nhân viên.
Câu hỏi khởi động sẽ giúp bạn mở đầu mọi cuộc trò chuyện một cách vừa cởi mở vừa có trọng tâm.
Câu hỏi huấn luyện tốt nhất: “Còn gì nữa không?” vừa là công cụ giúp bạn tự quản lý bản thân, vừa có thể dùng kèm với 6 câu hỏi còn lại.
Câu hỏi trọng tâm và câu hỏi nền tảng sẽ giúp bạn biết được đâu là vấn đề thực sự cần được giải quyết.
Câu hỏi lười biếng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Câu hỏi chiến lược sẽ giúp những người bạn đang làm việc cùng tiết kiệm thời gian.
Câu hỏi học hỏi khiến người vừa tương tác với bạn qua điện thoại, e-mail, tin nhắn, hoặc trò chuyện trực tiếp – cảm thấy những nội dung vừa trao đổi rất có ích với họ.
2.Nhà Quản Lý Linh Hoạt
Thế giới đang thay đổi quá nhanh khiến chúng ta không thể tiếp tục áp dụng những cách làm việc và quản lý cũ. Là những chuyên gia về Quản lý Linh hoạt và Doanh nghiệp Linh hoạt, nhóm tác giả gồm Tiến sĩ Cherry Vũ và Rob England muốn chia sẻ những ý tưởng đã được áp dụng thành công của mình với các bạn độc giả thông qua quyển sách: Nhà quản lý linh hoạt.
Những cách quản lý mới đầy thách thức sẽ đảo ngược những nguyên tắc mà chúng ta từng dựa vào để xây dựng nên tổ chức của mình. Nhà quản lý linh hoạt sẽ chất vấn bạn bằng những thách thức đó, đồng thời giải thích chúng và chỉ cho bạn cách tiến tới những cách quản lý mới.
NHÀ QUẢN LÝ LINH HOẠT VÀ PHƯƠNG PHÁP CỐT LÕI TEAL UNICORN
Trong một thế giới của sự thay đổi không ngừng, chúng ta cần những cách thức làm việc và quản lý mới để tạo ra sự linh hoạt, để liên tục suy nghĩ lại, thiết kế lại và xây dựng lại cách làm việc, để thích ứng và liên tục phát triển.
Điều gì đã dẫn chúng ta tới hiện tại không sai đối với thế giới của quá khứ. Quản lý theo thứ bậc, các dự án, ngân sách, ra lệnh và kiểm soá tất cả đều là cách làm việc thành công. Nhưng những gì dẫn chúng ta tới hiện tại thì không dẫn chúng ta tới thế giới phức tạp không thể đoán định được của tương lai.
Linh hoạt hiện là kỹ năng sinh tồn thiết yếu của một tổ chức để thích ứng với sự thay đổi của thế giới. Sự phục hưng của các tổ chức được thúc đẩy bởi những nguyên nhân cao hơn là sự sống sót đơn thuần. Tiến sĩ Cherry Vũ và Rob England muốn tạo ra văn hóa tổ chức cao nhất, đó là văn hóa TEAL, mà ở đó có sự hiện diện của ba điều quan trọng, hay có thể xem là ba đột phá sau:
- Tự tổ chức
- Trọn vẹn
- Mục đích tiến hóa
Nếu bạn chưa biết, khái niệm “teal” (màu xanh ngọc) trong cụm từ “Teal Unicorn” có nguồn gốc từ cuốn sách Reinventing Organizations (Tái tạo tổ chức) của tác giả Laloux để chỉ cấp độ tiến hóa cao nhất của một tổ chức.
Chúng ta sẽ sớm đạt tới cấp độ tổ chức đó chứ? Teal là mục tiêu khát vọng của chúng ta, là một ngôi sao để chúng ta hướng tới. Nhà quản lý linh hoạt sẽ giúp các nhà quản lý trở nên tốt hơn chứ không nhằm loại bỏ họ.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhiều công ty phát hành |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhiều Nhà Xuất Bản |
SKU | 1304468071082 |
lý quang diệu thai giao tài chính doanh nghiệp quản trị nguồn nhân lực nguyên lý kế toán nhân viên trải nghiệm nhân viên thuật tuyển dụng và sa thải quản trị nhân sự quản trị nhân lực đào tạo nhân lực truyền thông nội bộ kpi kpi công cụ quản lý nhân sự hiệu quả nghệ thuật quản lý nhân sự tuyển dụng nhân sự thời hiện đại đúng việc tuyển đúng dùng hay quản lý nhân sự tối đa hoá năng lực nhân viên quản trị nhân sự đúng thuật thúc đẩy nhân viên nhân sự kpi- thước đo mục tiêu trọng yếu lãnh đạo giỏi hỏi câu hỏi hay lãnh đạo chiến lược đại dương xanh kinh doanh conan brian tracy