Aristotle (384-332 TCN) nằm trong số các triết gia Hy Lạp có ảnh hưởng sâu sắc nhất thế giới phương Tây, ngay cả khi một số các quan điểm của ông bị bác bỏ bởi khoa học hiện đại. Sự ảnh hưởng của Aristotle không nằm ở những kết luận ông đưa ra, mà nằm ở phương pháp luận luận của ông. Thay vì đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng để độc giả có thể yên tâm làm theo, ông đưa độc giả vào chuỗi biện luận chặt chẽ nhưng không xác định, để độc giả có thể “tự giải ảo” chính mình. Ông đề cao việc tự quan sát và đúc rút phương pháp của mỗi người và áp dụng vào từng trường hợp cụ thể khác nhau hơn là đề xướng một chìa khóa tư duy vạn năng. Điều này ngược với nhận định quen thuộc rằng Aristote cổ xúy cho logic và coi logic là phương pháp luận thuần túy đúng.
Tiếp nối LUÂN LÝ HỌC đã được xuất bản và tái bản nhiều lần trước đó, Book Hunter cho ra mắt 4 tác phẩm quan trọng của Aristotle bao gồm SIÊU HÌNH HỌC, BÀN VỀ LINH HỒN, BIỆN LUẬN, CHỦ ĐỀ, tiếp nối LUÂN LÝ HỌC. Hai cuốn Siêu Hình Học và Bàn về Linh Hồn có thể giúp độc giả hiểu được thế giới quan của Aristotle, và thông qua đó, chúng ta thoát khỏi những ngụy biện mê tín dị đoan về thế giới vô hình. Còn hai cuốn Biện Luận và Chủ Đề cung cấp các phương pháp luận trong tư duy nói chung và trong nghiên cứu phân tích nói riêng.
Luân lý học (Nicomachean Ethics)
Luân lý học là tác phẩm triết học đạo đức kinh điển của Aristotle. Trong tư tưởng của Aristotle, để xây dựng một xã hội tốt đẹp, ông đã đưa ra một luận thuyết bao gồm 2 phần: phần đầu là Luân lý học và phần sau là Chính trị luận. Luân lý học nguyên văn tiếng Anh là Nicomachean Ethics, được người con và người kế vị trường Lyceum của ông biên tập lại từ các bài giảng của ông khi còn sống tại Lyceum. Luân lý học ra đời vào lúc các trường phái triết học của Hy Lạp nở rộ với nhiều triết gia bàn về hạnh phúc và cách thức xây dựng xã hội. Tuy nhiên, Aristotle đã vượt lên trên các triết gia trước đó và cả nhiều triết gia sau này khi ông chỉ ra được bản chất thực sự của hạnh phúc và cách thức có được hạnh phúc. Từ quan sát và đánh giá xã hội đương thời cũng như trước đó, Aristotle cho rằng hạnh phúc chính là điều tốt nhất và là mục đích cao nhất của con người. Và để có được hạnh phúc, con người cần tuân thủ sống theo các phẩm hạnh. Aristotle đã phân tích và lấy ví dụ tỉ mỉ về các loại phẩm hạnh cụ thể.
"Luân lý học" là một trong những tác phẩm quan trọng của triết học đạo đức trong truyền thống phương Tây, tác phẩm giới thiệu thuật ngữ và các phương pháp để giải quyết một trong những nan đề triết học cơ bản nhất: thế nào là sống một cuộc sống tốt?
Siêu Hình Học (Metaphysics)
“Siêu Hình Học” là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Aristotle, nền tảng của triết học về nguyên lý đầu tiên, thần học và minh triết phương Tây. “Siêu Hình Học” của Aristotle không cố đưa ra lời giải thích về nguồn gốc của vạn vật, mà từng bước minh định toàn thể của mỗi cá thể trong vạn vật bằng cách lý giải tự tính, hiện thể, nguyên thể, biến dịch…của mỗi sự vật và hiện tượng. Phương pháp luận được đúc rút trong “Siêu Hình Học” của Aristotle không chỉ hữu ích với những người nghiên cứu triết học mà còn hữu ích với các nhà chính trị, nhà lập pháp, nhà điều tra, nhà sáng tạo sản phẩm, nhà nghiên cứu văn hóa và xã hội… và bất cứ ai muốn luyện lối tư duy truy vấn về bản nguyên của sự vật và sự việc.
Khi đọc kỹ “Siêu Hình Học” và tách biệt tác phẩm khỏi lớp giải thích của Kito giáo, ta sẽ nhận ra sự tương đồng trong cách lý giải vạn vật của Aristotle và Dịch học của văn hóa Á Đông
Bàn Về Linh Hồn (Peri Psychēs)
“Bàn Về Linh Hồn” của Aristotle luận giải sự quan hệ mật thiết giữa linh hồn và cơ thể, trái với quan niệm cho rằng linh hồn tách bạch với cơ thể hay linh hồn điều khiển cơ thể. Aristotle cho rằng linh hồn và vật chất có mối quan hệ tương quan với nhau, hay có thể nói là linh hồn sao thì vật chất vậy và ngược lại.
Aristotle thực hiện một sự phân loại các khía cạnh biểu hiện khác nhau của linh hồn bao gồm các giác quan, tâm trí, ý niệm, trí tuệ… và cách linh hồn tương tác với cuộc sống.
Biện Luận (Rhētorikḗ)
Trước nay, chúng ta thường nhầm lẫn giữa “biện luận”, “hùng biện” và “diễn thuyết”… từ đó dẫn đến sự phân tích và đánh giá sai tính khả tín của các diễn ngôn và văn bản. Mặc dù “Biện Luận” của Aristotle là một tác phẩm quan trọng trong phương pháp tư duy và biểu đạt, nhưng sự nhầm lẫn giữa “biện luận” và “hùng biện” hay “diễn thuyết” đã khiến tác phẩm bị hiểu theo chiều hướng thuyết phục niềm tin của người nghe.
Trên thực tế “Biện Luận” của Aristotle là một công cụ tư duy để truy vấn các luận điểm và biểu đạt thực tại thông qua ngôn ngữ. “Biện Luận” cần thiết cho bất cứ ai hoạt động trong ngành khoa học thông tin, báo chí, truyền thông, nghiên cứu, pháp luật. Và mỗi sinh viên, dù ở ngành học hay cấp bậc nào, cũng cần biết cách “Biện Luận” để thực hiện các tiểu luận, luận văn, luận án nghiên cứu có giá trị. Cuốn sách đặc biệt hữu ích trang bị công cụ tư duy cho những ai không muốn bị thao túng tâm lý bởi các thuật ngụy biện thường thấy.
Chủ Đề (Τοπικά)
Cùng với “Biện Luận”, “Chủ Đề” là bộ công cụ tư duy quan trọng đặc biệt trong biểu đạt thực tại bằng ngôn ngữ (thông qua nói hoặc viết). “Chủ Đề” đưa ra một loạt các chỉ dẫn về cách chúng ta “định nghĩa”, “suy luận”, “diễn đạt”… sự vật và sự việc, cũng như cách hình thành các luận thuyết.
“Chủ Đề” của Aristotle đặc biệt đi sâu giải thích khái niệm biện chứng và các phương pháp biện chứng. Bên cạnh đó, Aristotle cũng chỉ ra các lỗi lập luận và các ngụy biện thường thấy, từ đó hướng dẫn cách tránh rơi vào ngụy biện hay lập luận vòng quanh.
Aristotle và Lý tưởng giáo dục Hy Lạp cổ đại - Thomas Davidson
Tác phẩm là công trình nghiên cứu của tác giả về các lý tưởng giáo dục trước, trong và sau thời kỳ của Aristotle, cho thấy những điều kiện xã hội trong lịch sử đã hình thành nên những lý thuyết giáo dục của từng thời đại như thế nào. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu thêm về những gì trong quá khứ đã ảnh hưởng lên tư tưởng của Aristotle, cũng như những lý thuyết sau này chịu tác động như thế nào từ những tư tưởng của ông. Ba trụ cột trong triết học cổ đại cũng được nhắc tới và phân tích khá rõ ràng trên khía cạnh tư tưởng và lý thuyết giáo dục. Từ việc phân tích các đặc tính xã hội qua từng thời kỳ, ở từng thành bang, mối liên hệ giữa Nhà nước và thế chế đối với yêu cầu đặc ra cho giáo dục, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của những lý thuyết giáo dục nổi bật tương ứng với từng nhân vật tiêu biểu của từng thời kỳ. Nếu như những lý thuyết của Xenophon, Socrates hay Plato kéo con người ra khỏi thế giới tự nhiên và lịch sử, thì Aristotle lại hướng con người trở về với thế giới đó, biết bản thân mình thông qua tự nhiên, nỗ lực cố gắng vươn tới Toàn Thiện. Mặc dù lý thuyết của Aristole vẫn còn một số hạn chế như vẫn còn tồn tại sự phân chia tầng lớp và ít nhiều mang tính utopia bất biên như các lý tưởng của những người trước đó, nhưng những nguyên lý giáo dục mà ông đặt ra có giá trị cao và trường tồn với thời gian, đáng để những nhà lý thuyết giáo dục nghiên cứu và xem xét ở mọi thời kỳ, như mối tương quan giữa rèn luyện thân thể và đào tạo tâm trí, tầm quan trọng của việc thực hành trong học tập, tính nghiêm túc trong nghiên cứu và học tập ở bậc cao.
Thông số sách cơ bản:
Luân Lý Học, bìa cứng 16X24cm, 332 trang
Siêu Hình Học, bìa cứng 16X24cm, 552 trang
Bàn về Linh Hồn, bìa mềm 10X18 cm, 224 trang
Biện Luận, bìa mềm 16X24 cm, 304 trang
Chủ Đề, bìa mềm 16X24 cm, 316 trang
Aristotle và Lý tưởng giáo dục Hy Lạp cổ đại, bìa mềm 12X20.5cm, 320 trang
Đơn vị xuất bản: NXB Đà Nẵng, NXB Dân Trí
Nhà Phát hành: Book Hunter
Ngày phát hành: 1/3/2023
Các dịch giả: Nguyễn Nguyên Hy & Lê Duy Nam (Siêu Hình Học); Nguyễn Lan Anh (Linh Hồn); Lê Minh Tân dịch, Hà Thủy Nguyên hiệu đính (Biện Luận); Lê Hải Anh (Chủ Đề), Nguyễn Hữu Đăng Khoa (Aristotle và lý tưởng giáo dục Hy Lạp cổ đại)
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Truyền Thông và Giáo Dục Lyceum |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng |
SKU | 8385815114820 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc