Cuốn sách ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO được đánh giá là bản cập nhật kịp thời cho một mô hình đánh giá đã trở thành kinh điển. Bốn cấp độ đánh giá đào tạo của Don Kirkpatrick vốn là mô hình đánh giá đào tạo được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hầu như giảng viên nào cũng đã từng sử dụng bốn cấp độ Phản ứng, Học tập, Hành vi và Kết quả trong thực hành của họ.
Tuy nhiên, hiện nay có bao nhiêu biến thể của “mô hình Kirkpatrick”, biết bao nhiêu cách hiểu không đúng và cách áp dụng sai lầm. Do đó, với mục đích đính chính lại một lần cho rõ, James và Wendy Kirkpatrick, với nhiều năm kinh nghiệm phong phú của mình đã quyết định cùng nhau viết Bốn cấp độ đánh giá đào tạo của Kirkpatrick.
Các tác giả đã đào sâu, làm rõ những nguyên tắc cơ bản của mô hình truyền thống, đồng thời mở rộng những khái niệm và tiếp cận mới cho phù hợp với môi trường làm việc hiện đại ngày nay, từ đó đưa công trình ban đầu của tiến sĩ Don Kirkpatrick lên một tầm cao mới.
Họ thực sự hiểu rằng đánh giá không chỉ liên quan đến phân tích và số liệu. Nó liên quan nhiều hơn đến tinh thần con người đằng sau các chỉ số đo lường và đòi hỏi sự có mặt thường xuyên của con người trong suốt quá trình thực hiện. Mô hình bốn cấp độ nay đã được hoàn thiện hơn bao giờ hết!
Cuốn sách Đánh Giá Kết Quả Đào Tạo - Kirkpatrick's Four Levels Of Training Evaluation được chia làm bốn phần:
Phần 1 giới thiệu những vấn đề cơ bản trong đánh giá, bao gồm câu hỏi quan trọng nhất: tại sao phải đánh giá; giới thiệu bốn cấp độ; Phản ứng, Học tập, Hành vi, và Kết quả; và giới thiệu mô hình Kirkpatrick mới: đảo ngược thứ tự của bốn cấp độ truyền thống, bổ sung một số khái niệm và tiếp cận mới đáp ứng sự phát triển của thời đại.
Phần 2 mô tả và minh họa chi tiết những nguyên tắc, phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu.
Phần 3 bàn về những vấn đề cơ bản trong đánh giá và phân tích dữ liệu, nhấn mạnh sự đơn giản, sự kết nối giữa con người và các số liệu, tầm quan trọng của việc chứng minh được giá trị của đào tạo, và kết thúc bằng một danh sách những sai lầm thường gặp nhất trong quá trình đánh giá.
Phần 4 cung cấp cho người đọc các trường hợp nghiên cứu để tham khảo. Trong các nội dung này có sự đóng góp bài viết cộng tác của rất nhiều chuyên gia đánh giá đào tạo thuộc nhiều lĩnh vực.
“Tôi hy vọng bạn sẽ luôn coi trọng và ghi nhớ sức mạnh của sự tương tác giữa con người với con người trong đào tạo và đánh giá. Việc sử dụng các bản khảo sát hay công nghệ thì cũng tốt thôi, nhưng mối quan hệ giữa bạn với các học viên của mình và người quản lý của họ, cũng như các cuộc trò chuyện giữa bạn và họ, sẽ giúp cho nội dung đào tạo và dữ liệu đánh giá có thêm tính chất con người.”
Thông tin tác giả
James D. Kirkpatrick, Wendy Kayser Kirkpatrick
Donald L. Kirkpatrick (15/3/1924 – 9/5/2014) - cựu Giáo sư tại Đại học Wisconsin và Chủ tịch kỳ cựu của Hiệp hội Đào tạo & Phát triển Hoa Kỳ (ngày nay được gọi là Hiệp hội Phát triển Tài Năng / Association fo Talent Development / ATD). Ông nổi danh với tư cách là “cha đẻ” của Mô hình “Bốn cấp độ” có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực đánh giá kết quả đào tạo & phát triển.
Tiến sĩ James D. Kirkpatrick và Wendy Kayser Kirkpatrick là đồng sở hữu của Kirkp
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Viện Quản lý PACE |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 1978013155294 |
định vị bất động sản cường quốc trong tương lai địa lý vũ trụ đồng tiền lên ngôi chú thuật hồi chiến vol 0 blockchain chứng khoán chiến tranh tiền tệ trí tuệ tài chính nhà lãnh đạo không chức danh chiến lược đại dương xanh kinh tế học những kẻ xuất chúng cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường một nửa của 13 là 8 quốc gia khởi nghiệp sự giàu và nghèo của các dân tộc outliers - những kẻ xuất chúng tâm lý thị trường chứng khoán kinh tế lược sử kinh tế học lời thú tội của một sát thủ kinh tế châu á vận hành như thế nào từ tốt đến vĩ đại logistics kinh tế vĩ mô philip kotler chạm tay hóa vàng