Sicily ngập tràn ánh mặt trời Địa Trung Hải, thoang thoảng hương cam chanh là xứ sở của núi non đẹp như tranh rải rác những phế tích lâu đời. Ở đó tầng lớp dân nghèo suốt nhiều thế kỷ phải chịu sự đè nén của nhiều thế lực tham lam và hà khắc, từ ngoại xâm đến phát xít, từ các phe phái chính trị đến giới mafia và quý tộc địa phương. Ở đó những huyền thoại anh hùng xa xưa được truyền tụng như chỉ là mơ ước. Cho đến một ngày, xứ sở tươi đẹp và bạo tàn ấy đã sản sinh ra một nhân vật được xưng tụng là anh hùng của dân nghèo, là Robin Hood của nước Ý…
Tác phẩm Đất máu Sicily của Mario Puzo dựng lên một thế giới chằng chịt những âm mưu và thù hận, bạo lực sinh bạo lực, phản trắc sinh phản trắc. Ở trung tâm của thế giới ấy là thủ lĩnh băng cướp Turi Guiliano được khắc họa đầy lãng mạn như một chiến binh, một người tình, và trên hết là một người Sicily từ trong máu thịt.
Phải chăng một thiên sử thi mới đang được viết ra cho xứ sở khốn cùng này?
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Mario Puzo (1920 – 1999) là nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ. Ông sinh ra trong một gia đình nhập cư nghèo gốc Napoli, sống tại khu phố Hell's Kitchen của thành phố New York. Sau khi tốt nghiệp trường City College of New York, ông gia nhập binh chủng Không quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II, nhưng sau đó do thị lực kém nên được điều về làm nhân viên quan hệ công chúng tại Đức. Năm 1950, ông ra mắt truyện ngắn đầu tay The Last Christmas. Năm năm sau, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên, The Dark Arena, trong lúc đang đảm nhiệm vị trí biên tập viên cho nhà xuất bản Martin Goodman. Thời gian này, ông còn tham gia viết bài cho một số tạp chí dành cho đàn ông như Male, True Action và Swank. Những ký ức về Thế Chiến II được ông tái hiện qua các bài báo đăng trên tờ True Action dưới bút danh Mario Cleri. Năm 1965, ông xuất bản The Fortunate Pilgrim (Đất tiền đất bạc). Năm 1969, tiểu thuyết The Godfather (Bố già), tác phẩm nổi tiếng nhất của Puzo, ra đời và gây tiếng vang lớn trên văn đàn thế giới, nhanh chóng được chuyển thể thành phim và đạt ba giải Oscar sau đó. Mario Puzo tiếp tục phát triển sự nghiệp văn chương và xuất bản nhiều tiểu thuyết ăn khách như Fools Die (1978), The Sicilian (1984), The Fourth K (1990), The Last Don (1996). Năm 1999, ông đột ngột qua đời sau một cơn trụy tim. Hai bản thảo cuối cùng của Puzo được xuất bản sau khi ông mất là Omertà (2000) và The Family (2001).
ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM:
“Một cuốn tiểu thuyết hay, lôi cuốn và có giá trị lịch sử… toát lên tình yêu sâu đậm với một Sicily đau đớn và bi kịch.” (New York Times)
“Khai thác chất liệu văn chương giàu nhân tính… Đất máu Sicily không chỉ là một cuốn tiểu thuyết tuyệt hay trên phương diện hành động và âm mưu mà còn nổi trội so với các tác phẩm cùng thể loại bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật, cái nhìn có chiều sâu và phong vị đậm đà.” (National Review)
“Không chỉ tái hiện hình tượng một Robin Hood thời hậu chiến… Puzo còn khơi gợi mười bốn thế kỷ lịch sử đẫm máu của Sicily.” (The New Yorker)
“Đất máu Sicily có lối dẫn truyện hấp dẫn, làm nổi bật phẩm chất của một người hùng trên bức phông nền đầy rẫy những mưu đồ và tội ác của cả thế giới xung quanh.” (Newsweek)
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công Ty Cổ Phần Văn Hóa Đông A |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 492 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Học |
SKU | 4059443609044 |
olivia jane eyre alexander đại đế đất rừng phương nam không gia đình hoàng tử bé chú bé mang pyjama sọc thần thoại hy lạp nghìn lẻ một đêm sherlock holmes nhã nam việt nam danh tác hai số phận tội ác và hình phạt phong thần diễn nghĩa tam quốc diễn nghĩa tây du ký tam thể thất lạc cõi người anne tóc đỏ nhà giả kim suối nguồn kiêu hãnh và định kiến sử ký tư mã thiên truyện kiều ông già và biển cả những người khốn khổ bố già nhã nam offical anh em nhà karamazov