THÔNG TIN SẢN PHẨM
MỘT KÊNH YOU TUBE BẠN CÓ THỂ CHỌN ĐỂ THEO HỌC LÀ:
Anh Hoangguitar2210 - free và anh dạy rất dễ hiểu từ nhiều cấp độ từ căn bản đến nâng cao.
Một số kiến thức rất hay
///////////////////////////////\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
Cách tìm các hợp âm dùng trong một bài nhạc
Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords) cho guitar, hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm! Do đó trước ghi sử dụng đến cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài.
3 vấn đề chính thuộc bàn tay trái là:
1: Tìm chủ âm của bài nhạc
2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc
3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc
Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra
a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm: Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)
b) Bộ khóa có dấu thăng: Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ
c) Bộ khóa có dấu giảm: Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm). Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ Tại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ).
Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại (tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:
Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau:
Ngón cái: 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK
Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm: Do (C), Fa (F) và Sol (G) Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).
Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì phải biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval).
Trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re”) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La (D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu thăng. Quãng D-F là quãng 3 thứ, nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ (Dm) .
Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”).
Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E)
Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ luật 1 – 4 – 5, đại khái (nên nhớ là “đại khái” thôi) là:
a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng (cha & 2 trai): 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng)
b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2 gái): 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng
Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng:
a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em)
b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D
c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B
Ðây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào thành hàng trăm, hàng nghìn hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập sách nhạc
Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc 1-3-5-7).
Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây:
Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai (D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm này sẽ là: G – C – D7 – Em – Am –B7
Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi hợp âm? Có mấy luật căn bản sau đây:
1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm, đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3.
2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3) Tùy theo chủ âm nào (trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái (Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai (C- F-G7) lúc ấy mới có thể lên tiếng để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am.
Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ còn cách là phải “mò “ như sau :
1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần những quyển sách dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ
2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung. Nói vắn tắt thì bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản trong 3 bài trên đây là có thể tìm được các hợp âm căn bản và “trị được” khoảng 90% những bài nhạc Việt.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Thương hiệu | Duy Guitar |
---|---|
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Chất liệu | Dây nilon size N |
Hướng dẫn bảo quản | Cần lên dây đàn trước khi sử dụng |
Hướng dẫn sử dụng | Cần lên dây đàn cho đúng tone trước khi sử dụng |
Model | Classic Normal |
Kích thước (Dài x Rộng x Cao) | 20x15x2cm |
Xuất xứ (Made in) | China / Vietnam |
Trọng lượng sản phẩm | 50gr |
Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa | Duy Guitar Store |
Tên đơn vị/tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa | Duy Guitar |
Sản phẩm có được bảo hành không? | Không |
SKU | 6069120399370 |
alice phím đàn guitar capo guitar capo khóa đàn guitar classic guitar bao đàn guitar day dan guitar nylon dây đàn sắt classic guitar dây đàn elixir dây đàn acoustic tốt nhất bộ dây đàn guitar giá bao nhiêu dây elixir dây guitar acoustic dây nilon guitar classic dây đàn guitar acoustic addario dây đàn guitar ej27n dây đàn alice dây đàn elixir dây đàn classic guitar nilon alice daddario dây đàn guitar tốt nhất dây đàn 7 màu dây đàn guitar classic nhựa thông violin violin đàn guitar