Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch

Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ DịchLỜI GIỚI THIỆU Kinh Dịch là tác phẩm thần bí-triết-sử học cổ xưa nhất của Trung Quốc còn sót lại. Nguồn gốc của tác phẩm...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch

Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch

LỜI GIỚI THIỆU 

Kinh Dịch là tác phẩm thần bí-triết-sử học cổ xưa nhất của Trung Quốc còn sót lại. Nguồn gốc của tác phẩm này bắt nguồn từ đầu thời Chu (khoảng 11 thế kỷ trước Công nguyên) được xây dựng trên một hệ thống bói toán dựa trên tám quẻ gốc (Bát quái) và sự biến hóa của 64 quẻ mà thành một cuốn thiên cổ kỳ thư, có thể so sánh với Tử Thư của Mật giáo Tây Tạng và Ai Cập, thậm chí có thể xem Kinh Dịch là Kinh thánh của dân tộc Trung Hoa, có vị trí ngang với kinh Qu’ran của các tín đồ Islam.

Trong lịch sử học thuật Việt Nam, không hiếm người nghiên cứu Kinh Dịch, đồ sộ nhất là bộ Dịch Kinh Tân khảo của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo (7 cuốn, tổng cộng hơn 4 nghìn trang), ngắn nhất thì có Dịch Kinh Linh thể của triết gia Kim Định (119 trang do nhà xuất bản Ra Khơi ấn hành năm 1970). Đương nhiên các bài viết chuyên luận thì không sao đếm xuể. Nghiên cứu Kinh Dịch là một thách đố trí tuệ lớn. Nhà nghiên cứu không những cần am hiểu Hán ngữ cổ đại mà cần phải tự trang bị những kiến thức sâu rộng liên quan đến lịch sử, khảo cổ học, triết học, thậm chí cả những ngành khoa học chính xác (thiên văn, lịch pháp, toán học…).

Chỉ cần tham khảo những tác phẩm nghiên cứu Dịch trong những thập niên gần đây tại thế giới phương Tây thì chúng ta cũng có thể thấy rõ điều này. Cuốn The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching của S.J.Marshall; Zhouyi: The Book of Changes của Richard Rutt, luận án tiến sĩ của Richard Kunst, Edward Shaughnessy, và nhiều học giả khác. Trong thập niên 1970 các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện các ngôi mộ cổ từ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi (...) tại Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ này tang chứa bản Kinh Dịch cổ xưa nhất, một phát hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong việc nghiên cứu Dịch học. Có thể khẳng định mà không sợ quá phóng đại rằng bất kỳ học giả nào dấn thân vào việc lý giải Kinh Dịch có nghĩa là quan điểm của vị ấy phải liên quan đến những vấn đề triết học nhân sinh quan trọng nhất của nhân loại.

Nguyễn Hải Châu là một tác giả mới. Công trình đầu tay của anh chính là về Kinh Dịch. Ngay cả phương pháp tiếp cận của anh cũng mới mẻ, độc đáo. Thông thường các học giả tiếp cận cuốn thiên cổ kỳ thư này từ một trong ba góc nhìn: phương pháp ngữ văn-cổ sử; phương pháp triết học; và phương pháp bói toán. Phương pháp thứ nhất đòi hỏi năng lực ngữ văn phải thâm sâu, kiến thức khảo cổ, lịch sử phải uyên bác. Cách tiếp cận phương pháp thứ hai lý thú hơn, có ý nghĩa nhân sinh hơn, nhưng dễ rơi vào tư biện mông lung, thiếu cơ sở ngữ văn, văn bản học, bối cảnh lịch sử. Cách thứ ba là phương pháp có giá trị thực tiễn cao nhất, nhưng giới hàn lâm học thuật chân chính thường kính nhi viễn chi, sợ mang tiếng vu khoát. Bằng một lối tiếp cận khác biệt, có thể tạm gọi là vừa triết lý - vừa khoa học, tác giả Nguyễn Hải Châu xuất phát từ Quẻ Dịch của Phục Hy (không phải Thập dực của Khổng Tử, hay Hào từ của Chu Công) để khảo sát tác phẩm này. Với một phương pháp luận mới mẻ: thông qua các mối quan hệ, tính chất không - thời gian, chiều vận động, phân tích cả tính - tượng - số. Nội dung của cuốn sách trình bày các quy luật, phương thức tạo lập, chuyển dịch và biến đổi của vạn vật, từ cấp độ nền tảng, đơn giản nhất - Vô Cực, đến cấp độ phát triển, phức tạp nhất - thế giới loài người. Cụ thể là:

(1) Luận giải một cách lý tính các khái niệm cơ bản của Kinh Dịch như: Vô cực, Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, quẻ Dịch, Ngũ hành… trong một thể thống nhất. Từ đó phát hiện ra ba quy luật cơ bản của vạn vật, sinh giới và xã hội loài người; xác định một cách có căn cứ nội dung của 64 quẻ Dịch giúp người đọc hiểu rõ cấu trúc, vận hành và nội dung của Hà đồ, Lạc thư trong cả Bát quái và quẻ Dịch.

(2) Vạch ra mối quan hệ giữa logic Kinh Dịch với logic khoa học (phương Tây) và logic tôn giáo (Ấn Độ): logic của khoa học là “nhìn ra ngoài” (ngoại quan), logic của tôn giáo là “nhìn vào trong” (nội quan). Còn logic của Kinh Dịch vận động theo hai chiều (nội ngoại quan), nên bao hàm được cả hai lĩnh vực này. Vì vậy có thể nói, logic của Kinh Dịch có cấp độ cao hơn logic của khoa học và tôn giáo.

(3) Trình bày các vấn đề cơ bản nhất của vận động xã hội loài người, gồm:

 1- Đường lối phát triển đất nước trong kỷ nguyên vật chất: Công lý vật chất (Ký tế) phải được ưu tiên thực hiện trước công lý tinh thần (Vị tế). Từ đây, cộng đồng phải thiết lập thể chế vì cái riêng (Bĩ), đồng thời thực hiện phương pháp điều hành bằng cả tập trung và đa nguyên (Đại súc/Vô vọng), nhờ vậy phát huy được hai giá trị dân chủ và tự do (Tụy/Thăng), để phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật, hình thành nên cách mạng công nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất cho cộng đồng (Di/Đại quá), qua đó hoàn thành được công lý vật chất.

2- Phương thuật điều hành quốc gia trong kỷ nguyên vật chất: Các kết nối tứ gợi ý về phương thuật điều hành quốc gia, ở từng giai đoạn phát triển xã hội và mang tính đối nội. Kết nối tứ quẻ biến - chu kỳ triều đại, là sự kết hợp của trình độ dân trí và quan hệ Quan-Dân, thể hiện qua bốn trạng thái sinh - trưởng - lão - tử của triều đại ấy. Kết nối tứ quẻ Hằng - ngũ hành cộng đồng, là kết hợp của năm lĩnh vực cơ bản trong một cộng đồng: Chính trị, Kinh tế, Quân sự, Văn hóa và Khoa học, với hai cách vận hành : Hà đồ (tự nhiên, bản năng) và Lạc thư (xã hội, tinh thần). Điều hành hợp lý cả ba loại kết nối bộ tứ này, sẽ giúp cộng đồng phát triển mạnh mẽ và bền vững.

3- Kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch: Kinh tế thị trường (khả thể K27, K28) là phương thức phát triển vật chất cho cộng đồng một cách hiệu quả nhất, trong kỷ nguyên vật chất. Còn Kinh tế Kế hoạch (khả thể K31, K32) là phương thức phát triển tinh thần cho cộng đồng hiệu quả nhất, trong kỷ nguyên tinh thần.

4- Các quy luật xã hội cơ bản: Có hàng trăm (chính xác là 160) quy luật vận hành trong một cộng đồng người, chẳng hạn như: Nhận thức chân lý, Hành động chân lý, Nhận thức công lý, Hành động công lý, Lãnh đạo bằng cá nhân, Lãnh đạo bằng đại diện, Nhu cầu, Cung ứng, Chiến tranh và Hòa bình, Cân bằng vật chất - tinh thần.

(4) Đánh giá tổng quát về triết lý Kinh Dịch: Về mặt công dụng, xét ở cấp độ từ Vô cực tới Bát quái, Kinh Dịch biểu thị cho các quy luật phổ quát nhất của giới tự nhiên (vô cơ, hữu cơ); xét ở cấp độ quẻ Dịch, Kinh Dịch là học thuyết tổng quát nhất về Khoa học xã hội. Kinh Dịch cùng với Khoa học và Tôn giáo, đã trở thành một “bộ kiềng ba chân” vững chắc, hiệu quả, toàn diện, toàn trí và toàn thiện về tri thức phổ quát của nhân loại, giúp cho con người làm chủ được, một cách chân chính, cả Xã hội, Tự nhiên và Bản thân mình.

Tuy không thể thay thế, nhưng Kinh Dịch là học thuyết duy nhất có thể bao hàm được cả Tôn giáo và Khoa học, cho phép chúng ta hiểu được vai trò của chúng, cách thức chúng không chỉ chống đối, mà còn kết nối, chuyển hóa, hợp nhất vào nhau. Từ đó giúp ta có được cái nhìn khách quan, toàn diện và đúng đắn, tránh những đánh giá cực đoan, phiến diện về hai lĩnh vực rất quan trọng này của xã hội loài người. Về mặt ý nghĩa, 64 quẻ Dịch hậu thiên chính là trình tự phát triển của toàn nhân loại, của một nền văn minh. Đó là “tấm bản đồ phát triển” rõ rằng, thuyết phục, chắc chắn cho từng quốc gia và cho cả thế giới. 

Kinh Dịch là học thuyết duy nhất của loài người, có khả năng bao trùm tri thức vạn vật trong nó; là một siêu ngôn ngữ thế giới - thậm chí vũ trụ; là động lực tạo hóa của nền văn minh chúng ta và mọi nền văn minh khác, thông qua hai cách nhìn - “ra ngoài” (Khoa học) và “vào trong” (Tôn giáo), để khai triển được trọn vẹn vận động của CÁI MỘT (Thái Cực), trong thế giới này - và trong toàn vũ trụ.

Tác phẩm của Nguyễn Hải Châu tiếp nối các công trình của triết gia Kim Định - xây dựng một nền móng triết học tổng thể mang tính định hướng cho nhân loại, được xây dựng trên các hiểu biết đương đại về khoa học - và của triết gia Ken Wilber trong tác phẩm A Brief History of Everything, không đi sâu phân tích chi ly các chi tiết về lịch sử hay ngữ văn theo kiểu truyền thống, cũng không sa đà vào thế giới huyền ảo của bói toán, phong thủy, nhưng cống hiến cho những trí thức ưu thời mẫn thế một định hướng tư tưởng cho một thế giới mới có quan hệ toàn cầu, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp lãnh đạo, đang cầm nắm trong tay vận mệnh quốc gia, một bản đồ cần thiết để tư duy lại các chiến lược quản lý của mình một cách thực sự nền tảng và sâu sắc.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
Phó trưởng Khoa Khoa học Xã hội & Luật
Giám đốc Chương trình Triết học
Đại học Hoa Sen (HSU) 2023.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch
Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch
Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch
Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch
Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch
Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch - Tập 1: Bát Quái Và Quẻ Dịch

Giá DMC

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhSÁCH KHAI MINH
Ngày xuất bản2024-08-01 15:13:30
Loại bìaBìa mềm
Số trang808
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
SKU4322215840767
Liên kết: Phấn má hồng bắt sáng Marble Beam Blusher fmgt