Điệp Viên Hoàn Hảo X6 - Phạm Xuân Ẩn (Tái bản năm 2022) (Bìa mềm)

Thương hiệu: Larry Berman | Xem thêm các sản phẩm Tiểu sử - Hồi ký của Larry Berman
Điệp Viên Hoàn Hảo X6 - Phạm Xuân Ẩn (Tái bản năm 2022) (Bìa mềm) Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Hồng Đức. Công ty phát hành : First News. Tác giả : Larry Berman. Kích thước : 16 x 2...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Điệp Viên Hoàn Hảo X6 - Phạm Xuân Ẩn (Tái bản năm 2022) (Bìa mềm)

Điệp Viên Hoàn Hảo X6 - Phạm Xuân Ẩn (Tái bản năm 2022) (Bìa mềm)


Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Hồng Đức.
Công ty phát hành : First News.
Tác giả : Larry Berman.
Kích thước : 16 x 24 cm.
Số trang : 392.
Ngày xuất bản : .
Loại bìa : Bìa mềm.

Phạm Xuân Ẩn, một cái tên chứa biết bao điều bí ẩn, không chỉ với người Việt Nam, mà đối với cả rất nhiều chính khách và báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ. Người ta đã bình luận, tranh cãi, phỏng đoán và viết rất nhiều về ông, thậm chí còn làm phim tài liệu nhiều tập về ông, nhưng dường như còn có quá nhiều điều vẫn chưa được làm sáng tỏ. Cho đến khi một người Mỹ bắt tay vào cuộc… Đó chính là Larry Berman, nhà sử học, giáo sư chính trị học thuộc đại học California, một chuyên gia xuất sắc chuyên nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.

Năm 2007, quyển sách Perfect Spy - The Incredible Double Life of PHAM XUAN AN Time Magazine Reporter & Vietnamese Communist Agent (Điệp viên hoàn hảo – Hai cuộc đời khó tin (hay cuộc đời hai mặt theo cách gọi của Phương Tây về Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tạp chí Reuters, Time và tướng tình báo Cộng sản Việt Nam)) của Larry Berman được xuất bản lần đầu tiên tại Mỹ đã gây chấn động dư luận Mỹ, kiều bào Việt Nam ở Mỹ và cả ở Việt Nam. Vì trước khi quyển sách này ra đời, rất ít người biết và hiểu về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, mặc dù ông là một nhân vật huyền thoại của chiến tranh Việt Nam. Có lẽ bởi vì cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn, cũng giống như tên của ông, chứa đựng nhiều bí ẩn về con người và sự nghiệp của một nhà tình báo vĩ đại, tài năng và bản lĩnh nhưng lại vô cùng khiêm nhường, bình dị.

Phạm Xuân Ẩn (sinh ngày 12/9/1927, mất ngày 20/9/2006) tham gia hoạt động cách mạng từ đầu thập niên 1950, năm 1953 được kết nạp Đảng và được giao nhiệm vụ hoạt động điệp báo. Nhằm tạo vỏ bọc tốt hơn để có thể thâm nhập sâu hơn vào giới chức chính quyền và quân đội Sài Gòn, năm 1957 ông được cấp trên bố trí cho sang Mỹ học ngành báo chí. Năm 1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, làm việc cho Hãng tin Reuters và sau đó là tạp chí hàng đầu Time, New York Herald Tribune của Mỹ. Với kiến thức uyên bác, hiểu biết rộng, cương trực và tài năng giao tiếp, ngoại giao khác biệt, độc đáo theo kiểu lãng tử, hào hoa, ngang tàng, “chửi thề như bắp rang”, xuất hiện với phong cách thượng lưu, thừa hưởng văn hóa được đào tạo chính qui từ Mỹ, ông đã thâm nhập và là bạn tri kỷ với các tướng lĩnh, trùm an ninh mật vụ cả Mỹ và Sài Gòn, giới báo chí Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ cũng như các chính khách chóp bu của chính quyền Sài Gòn để khai thác những thông tin tuyệt mật mang tầm chiến lược cho cuộc đối đầu của Bắc Việt Nam với Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Cuộc đời hoạt động tình báo đầy ly kỳ hấp dẫn nhưng cũng vô cùng hiểm nguy của Phạm Xuân Ẩn với bí danh X6 thuộc cụm tình báo H63 được thể hiện một cách trung thực, sinh động trong cuốn Điệp viên hoàn hảo X6 được bổ sung cập nhật mới. Sau 6 năm, cuốn sách với những thông tin có giá trị lịch sử giờ đây lại được ra mắt bạn đọc qua một bản dịch đầy đủ và cập nhật nhiều thông tin chưa từng được công bố do chính Phạm Xuân Ẩn tiết lộ với tác giả Larry Berman có ghi âm.

Với lời hứa chỉ được công bố những thông tin này từng giai đoạn sau khi Phạm Xuân Ẩn mất, Larry Berman đã mất 6 năm để cân nhắc để từng bước công bố thông tin của người đã khuất. Trong ấn bản lần này, ở đầu sách có lời cảm nhận của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, với tựa đề “Nhớ mãi một con người”, trong đó có đoạn: “Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo chiến lược cực kỳ quan trọng. Anh đã sống một cuộc đời đầy nhiệt huyết giữa hai chiến tuyến, hai làn đạn. Một nhà báo Reuters và Time được cả chính khách Mỹ nể trọng. Một tình báo, một người yêu nước thật sự đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giải phóng dân tộc với một nhân cách đặc biệt, một tấm lòng của một người Việt Nam chân chính. Hiếm có một nhà tình báo nào trên thế giới để lại những bí ẩn và tình cảm tốt đẹp cho mọi người từ cả hai phía như nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn”.

Trong bài Một phần của hình hài Tổ quốc viết cho ấn bản mới cuốn Điệp viên hoàn hảo, ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Thiếu tướng-Anh hùng LLVT - đó là sự vinh danh của Tổ quốc dành cho nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn. Nhưng tên tuổi của Ông còn đi xa hơn thế, đặc biệt với những người bên kia chiến tuyến. Điều lạ lùng là ngay cả khi nhiệm vụ thực sự của Ông được công bố, Phạm Xuân Ẩn vẫn giành được sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối từ những đối thủ của mình! Hàng loạt các chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu… từ Mỹ nva2 trên thế giới khi đến Việt Nam đều mong muốn được diện kiến ông là một minh chứng!

Đặc biệt giáo sư, nhà sử học Mỹ Larry Berman đã dành nhiều năm với gần 30 lần bay từ Mỹ đến Việt Nam để gặp và phỏng vấn “đối thủ”lớn của ngành tình báo Mỹ sừng sỏ cho thấy sự hấp dẫn của Phạm Xuân Ẩn – một người do chính nước Mỹ góp phần “đào tạo” nên!” Ấn bản mới này có bổ sung Lời giới thiệu của tác giả cho lần tái bản 2013 “Sáu năm sau: hồi tưởng về Điệp Viên Hoàn Hảo”. Larry Berman viết: “…cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè. Trong ấn bản mới, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà hồi năm 2007 chưa thể kể ra. Tôi cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự và quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách của tôi cũng như về nhân vật/con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào. Tuy nhiên, điều làm cho ấn bản mới này trở nên rất quan trọng đó là bản dịch mới.

Độc giả Việt Nam sẽ lần đầu tiên được đọc câu chuyện về cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn như chính những gì mà ông đã kể với tôi, một người Mỹ viết hồi ký cho ông. Điều này làm cho ấn bản của First News - Trí Việt vừa rất đặc biệt, vừa là một cuốn sách mới chứa đựng rất nhiều thông tin lần đầu tiên công bố…”. Đặc biệt trong lần in mới này công bố bức thư xúc động của bà Thu Nhàn, vợ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, gửi tác giả Larry Berman: “Do mắt kém, tôi phải đọc cuốn sách của ông ba lần trong suốt ba ngày, dù tôi muốn đọc xong ngay lập tức: ba ngày đầy cảm xúc, ba ngày đầy nước mắt nhớ thương, đầy tình yêu và sự tiếc nuối… Và giờ đây, mỗi lần đọc lại là tôi không cầm được nước mắt! Một ít người bạn của tôi cũng có cảm xúc như vậy… Nhưng tôi muốn đọc lại nhiều lần để nhớ về chồng tôi. Đôi lúc, tôi cảm thấy như anh Ẩn còn sống, nhưng thật đau đớn, tôi mãi mãi không thể gặp anh ấy ở bất cứ nơi nào trong cuộc đời thực này nữa. Một nửa thân thể tôi đã chết! Càng thêm tuổi, tôi càng thấy cô đơn khi không còn anh ấy. Đó có phải là định mệnh khắc nghiệt mà tất cả chúng ta đều phải chịu đựng trong cuộc đời này?!”.

Ngoài ra, ấn bản mới còn có lời giới thiệu “Hãy Viết Sự Thật” của nhà sử học Dương Trung Quốc: “…Chắc chắn, một người Mỹ viết về Phạm Xuân Ẩn sẽ có lợi thế mà các tác giả Việt Nam khó có được. Không phải chỉ là vấn đề tư liệu. Giáo sư Lary Berman có thể khai thác các kho lưu trữ ở Mỹ, tiếp cận các nhân chứng người Mỹ, các cựu tướng lĩnh, chính khách Việt Nam Cộng hoà nay đang định cư ở Mỹ là những nhân tố tạo nên môi trường sống và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là một phóng viên của Tạp chí Time và một nhà tình báo luồn sâu vào nội bộ đối phương để chống lại cuộc chiến tranh mà nước Mỹ tiến hành trên đất nước Việt Nam ở những thập kỷ 60,70 ở thế kỷ trước. Nhưng, cái lợi thế ấy không mấy quan trọng bằng cách suy nghĩ của một công dân, một nhà sử học Mỹ về một nhà tình báo đứng ở chiến tuyến bên kia của một cuộc chiến khốc liệt.

Nói cách khác, chỉ một tác giả người Mỹ như Larry Berman mới lý giải được vì sao Phạm Xuân Ẩn không chỉ được những người đồng bào, đồng chí Việt Nam của mình khâm phục, vinh danh như một người anh hùng mà nhiều người Mỹ đã từng quen biết vẫn giữ được sự kính trọng và chia sẻ những việc Phạm Xuân Ẩn đã hành xử với tư cách một người Việt Nam yêu nướ”. Thay cho lời bạt là những dòng hồi tưởng vô cùng xúc động của lãnh đạo và các thành viên cụm tình báo H.63 về người đồng đội quả cảm, tài năng và quý mến của mình – nhà tình báo anh hùng Phạm Xuân Ẩn. Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương), nguyên Bí thư BCH Trung ương Đảng, Chỉ huy Mạng lưới tình báo chiến lược, Trưởng ban Nội chính Trung ương: “Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên có tầm nhìn chiến lược, sáng tạo, có óc hài hước và tài ngoại giao đặc biệt. Với tài năng thu phục nhân tâm và khả năng khai thác thông tin xuất chúngđã khám phá ra những kế hoạch vô cùng quan trọng ở cấp cao nhất của quân đội, tình báo Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Tôi từng được báo cáo lại sau khi đọc các tài liệu mật của Ẩn gửi về, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh đã xúc động: “Đọc báo cáo của Hai Trung mà có cảm tưởng như đang ở ngay trong đầu não chỉ huy tác chiến của Mỹ”.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Cụm trưởng tình báo H.63: “Phạm Xuân Ẩn là một nhà tình báo đặc biệt, có một trái tim lớn và lòng trắc ẩn. Trưa 29/4/1975, khi Đại sứ quán Mỹ đã chật kín và vô cùng hỗn loạn, không một ai có thể vào được, chính Phạm Xuân Ẩn là người lái xe đưa bác sĩ Trần Kim Tuyến – trùm mật vụ Sài Gòn từ khách sạn Continental đến tòa nhà 22 đường Gia Long khi cánh cửa sắt lớn đang từ từ hạ xuống và chiếc trực thăng cuối cùng trên sân thượng chật ních người sắp cất cánh. Anh thắng gấp xe nhảy xuống dùng một tay giữ cửa, tay kia kéo Tuyến chui vào kịp khi cánh cửa còn cách mặt đất chỉ vài tấc. Không kịp từ biệt – “Chạy mau đi!” – anh quát lớn trong nước mắt. Trần Kim Tuyến bật khóc và chỉ kịp thốt lên: “Tôi sẽ không bao giờ quên anh!”.

Đại tá Nguyễn Xuân Mạnh (Mười Nho), Trưởng phòng điệp báo 73, Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu: Sau 30/4/1975, nhận thấy tài năng tình báo bậc thầy thiên phú và xuất chúng của Ẩn, không chỉ có tầm nhìn chiến lược với Mỹ mà còn với Trung Quốc và các nước khác, tôi đã chính thức đề xuất lên Tổng cục tình báo Trung ương và cấp trên, đề nghị Phạm Xuân Ẩn là Viện trưởng Viện Đào tạo nghiệp vụ tình báo cho QĐNDVN sẽ vô cùng hiệu quả”.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung, giao liên của điệp viên X6 trong Cụm H.63: “Không chỉ là bậc thầy trong nghề tình báo, Phạm Xuân Ẩn còn là một người anh quý mến, với những đức tính mà tôi đã học hỏi và trưởng thành. Anh luôn quan tâm, như tình cảm của một người anh dành cho người em gái. Suốt đời tôi không bao giờ quên được ánh mắt của anh, như nguồn khích lệ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, thử thách”.

Đồng nghiệp báo chí và những người bạn Mỹ cũng tỏ ra rất ngưỡng mộ và cảm kích cuộc đời làm báo và cuộc đời hoạt động tình báo phi thường của Phạm Xuân Ẩn. Trả lời phỏng vấn của dịch giả Đỗ Hùng, bà Germaine Lộc Swanson, một đồng nghiệp cũ của Phạm Xuân Ẩn ở hãng tin Reuters phát biểu: “Sự thực thì khi biết tin anh Ẩn làm tình báo, tôi cũng không có suy nghĩ gì đặc biệt, không hề sốc. Anh ấy vẫn là một người anh, một người bạn thân, một cựu đồng nghiệp của tôi. Trước kia tôi trân trọng, quý trọng anh ấy thế nào thì giờ đây vẫn vậy. Trong suy nghĩ của tôi, anh Ẩn là một người yêu nước, một người có tinh thần dân tộc. Anh ấy làm việc đó vì anh ấy nghĩ sẽ giúp ích cho đất nước. Tôi yêu nước, anh ấy cũng yêu nước, nhưng hoàn cảnh xuất thân mỗi người mỗi khác nên con đường sau đó cũng khác nhau. Gia đình lớn của tôi có người theo Việt Minh, có người làm cho Pháp. Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước mình khiến không ít những người bạn thân, những thành viên trong các gia đình đứng về các phía chiến tuyến khác nhau. Đất nước khi chiến tranh là vậy, đến thời bình thì các thành viên gia đình lại về với nhau. Tình cảm giữa tôi với Phạm Xuân Ẩn và gia đình anh ấy cũng tương tự, không gì thay đổi được”.

Sau khi đọc cuốn Điệp viên hoàn hảo, John le Carre, nhà văn Anh chuyên viết tiểu thuyết tình báo đã thốt lên: “Cú sốc về điệp viên hai mang không sao làm tôi quên được. Và sự nhẹ dạ của kẻ xâm lược ngạo mạn cũng thế". Robert Sam Anson, tác giả cuốn War News: A Young Reporter in Indochina: “Phạm Xuân Ẩn là đồng nghiệp, là người bạn, người thầy của tôi - và là người đã cứu mạng sống của tôi trong cuộc chiến Việt Nam. Tôi nghĩ tôi đã hiểu Phạm Xuân Ẩn như bất kỳ người Mỹ nào khác, cho đến khi tôi đọc cuốn sách của Larry Berman. Có nhiều bất ngờ đến với tôi trên từng trang sách.” David Lamb, tác giả cuốn Việt Nam, Bây giờ: Một phóng viên trở lại: “Đọc tư liệu được biên soạn kỹ lưỡng của Larry Berman, bạn sẽ hiểu tại sao chiến thắng Việt Nam chưa bao giờ nằm trong tầm với của nước Mỹ.”

Stanley Karnow, tác giả cuốn Việt Nam: Một thiên lịch sử và chủ nhân giải Pulitzer 1991 về đề tài lịch sử: “Một trong những nhân vật quyến rũ nhất của Việt Nam trong suốt cuộc chiến là Phạm Xuân Ẩn. Larry Berman đã vén bức màn bí mật trong cuộc đời hai mặt lạ lùng của con người đặc biệt này thông qua cách kể chuyện lôi cuốn”.

Dan Southerland, Tổng thư ký Đài phát thanh Châu Á Tự do, cựu phóng viên Christian Science Monitor : “Không ai có thể biết được bao nhiêu người lính đã chết như là hệ quả từ những hoạt động bí mật của Phạm Xuân Ẩn . Nhưng Larry Berman đã thực hiện một sứ mệnh ngoại hạng trong việc giải thích sự hình thành một điệp viên bậc thầy ngay tại Sài Gòn. Ở đây có rất nhiều điều để cả những người ủng hộ lẫn chống đối phải suy ngẫm”.

Robert Dallek, tác giả cuốn Nixon and Kissinger: Partners in Power: “Perfect Spy là một minh chứng sống động rằng sự thật còn kỳ lạ hơn chuyện viễn tưởng. Larry Berman đã làm tỏa sáng hai cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn. Cuốn sách đầy ắp thông tin lịch sử với những đặc tính của câu chuyện tình báo thời Chiến tranh Lạnh đặc biệt ly kỳ và lôi cuốn”.

Zalin Granti, tác giả cuốn Những người sống sót: Các tù binh chiến tranh Việt Nam kể lại chuyện mình: “Sau khi Perfect Spy xuất bản tại Mỹ và tiết lộ Phạm Xuân Ẩn là điệp viên Cộng sản, rất nhiều nhà báo Mỹ đã ra sức đứng ra bảo vệ Phạm Xuân Ẩn. Họ tuyên bố và đưa ra các bằng chứng rằng ông chưa bao giờ làm sai lệch các bài báo, rằng ông luôn cung cấp cho họ những phân tích rất khách quan. Ông ấy tranh luận với họ về các hành động chính trị và quân sự của Mỹ, Sài Gòn và Hà Nội một cách công bằng và chính trực nhất”.

Jean - Clause Pomonti, tác giả cuốn Một người Việt Nam thầm lặng: “Tin Phạm Xuân Ẩn làm tình báo cho Bắc Việt đã khiến nhiều quan chức cao cấp CIA phải hổ thẹn vì họ đã từng dựa trên những phân tích của Ẩn để ra những quyết định quan trọng". Cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman được người đọc Việt Nam và Mỹ cũng như giới sử học, giới báo chí và các nhà tình báo của cả hai nước đánh giá cao.

Lần xuất bản mới có bổ sung này này của Larry Berman được xuất bản ở Việt Nam trước khi xuất bản bằng tiếng Anh ở Mỹ và các nước trên thế giới với tựa đề PERFECT SPY X6 Fully New Updated Edition

Thông tin tác giả

Larry Berman nhà sử học, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California đồng thời là một người chuyên tâm nghiên cứu lịch sử cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Không hòa bình, Không danh dự: Nixon, Kissinger và Sự phản bội ở Việt Nam. Đây là cuốn sách rất có giá trị lịch sử về giai đoạn cuối cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Larry Berman đã phải mất 5 năm và sang Việt Nam 18 lần để thu thập tư liệu cho lần in cuốn sách đầu tiên Điệp Viên Hoàn Hảo và sau đó hàng chục lần cho lần in mới này:

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Điệp Viên Hoàn Hảo X6 - Phạm Xuân Ẩn (Tái bản năm 2022) (Bìa mềm)
Điệp Viên Hoàn Hảo X6 - Phạm Xuân Ẩn (Tái bản năm 2022) (Bìa mềm)

Giá BOBO

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Xuất Bản Hồng Đức
Loại bìaBìa mềm
Số trang392
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hồng Đức
SKU6140493086759
Liên kết: Phấn phủ bột trong suốt kiềm dầu Oil Clear Blotting Loose Powder fgmt The Face Shop