LỜI MỞ ĐẦU
Tôi có chút hiểu biết nhất định về triết học. Tôi sinh ra tại quê
hương của Tăng Tử - một ngôi làng thuộc huyện Gia Tường, tỉnh Sơn
Đông, cuộc sống điền viên thời nhỏ của tôi tương đối cô độc, và tự
nhiên có sự lĩnh ngộ trực quan về Đạo pháp của Đạo gia. Học đại học
tại Học viện Sư phạm Khúc Phụ, mưa dầm thấm đất, tôi bước đầu lĩnh
hội được triết học của Nho gia. Việc viết cuốn Lịch sử Phật giáo Tề Lỗ lại
thôi thúc tôi học tập kiến thức cơ bản về Phật học. Để có những hiểu
biết thực sự về triết học Trung Quốc, phải tính từ sau khi theo học thầy
Trương Khải Chi. Đặc biệt, gần đây mấy bộ sách do thầy biên soạn
được xuất bản như Lịch sử học thuyết tư tưởng Trung Quốc, Biên niên tư
tưởng học thuật Trung Quốc, Ghi chép các tác phẩm kinh điển về văn hóa
truyền thống Trung Quốc, đã cung cấp mạch suy nghĩ cơ bản giúp tôi
viết nên cuốn sách này.
Triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - philosophia, nghĩa là yêu
trí tuệ. Trong mắt người thường, triết học là một màu xám, tối nghĩa
khó hiểu, nhưng những câu truyện triết học liên kết với nó lại đầy màu
sắc, rõ ràng và dễ hiểu. Chúng tôi lựa chọn những sự việc và nhân
vật quan trọng trong lịch sử triết học Trung Quốc, dùng hình thức kể
chuyện để trình bày và giải thích, nhằm làm rõ đầu đuôi ngọn ngành
sự kiện, thế giới tâm hồn của nhân vật, sự tìm tòi lý luận ngoạn mục,
cho đến điểm then chốt của chúng trong lịch sử triết học Trung Quốc.
Những câu chuyện ấy cho chúng ta thấy, chúng ta có thể giống như các
bậc tiên triết, bước lên con đường tư tưởng đam mê trí tuệ, tận hưởng
đời sống nhân sinh tươi đẹp.
Socrates nói: “Đức tính chính là tri thức”. Aristole nói: “Tư tưởng
ở tầng thứ cao nhất chính là tư tưởng coi cái chí thiện là đối tượng”.
Có thể thấy, lập đức hướng thiện chính là chủ đề được các triết nhân
phương Tây yêu thích. Triết nhân Trung Quốc còn làm được hơn thế,
họ tạo ra truyền thống văn hóa lập đức, lập công, lập ngôn. Do đó,
chúng tôi thiết kế các Liên kết liên quan và Nội dung thường thức, giới
thiệu kiến thức về các khái niệm, mệnh đề, điển tích liên quan, nhằm
nói rõ tư tưởng và học thuyết quan trọng của triết học Trung Quốc,
cung cấp góc nhìn độc đáo để quan sát diện mạo tinh thần của các bậc
tiên triết Trung Quốc.
Từ thời viễn cổ tới thời kỳ cuối nhà Thanh, các bậc tiên triết của
Trung Quốc không ngừng phấn đấu, dũng cảm tìm kiếm chân lý.
Chúng tôi cung cấp cho người đọc một niên biểu về các sự kiện lớn,
dùng phương thức biên niên để thể hiện hoạt động của các triết nhân
nổi tiếng, các sự kiện triết học trọng đại và thành quả lý luận quan
trọng, nhằm giúp người đọc tìm kiếm dấu tích chân thực về diễn biến
của triết học Trung Quốc.
Về triết học Trung Quốc, sự sơ sài, thiếu sót là điều khó tránh
khỏi ở cuốn sách này. Cái tôi muốn nhấn mạnh là, “Tôn trọng đạo lý”
chính là đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tiên triết, trên cơ sở ấy
hình thành nên quan niệm chủ đạo “Thiên nhân hợp nhất”. “Coi trọng
đức tính” phản ánh lý tưởng xã hội của các bậc tiên triết, “Đại đồng”
và “Tiểu khang” trở thành chủ đề được họ yêu thích. “Am tường lý
lẽ” thể hiện sự coi trọng và nhận thức của các bậc tiên triết về tư duy,
khiến triết học Trung Quốc thoát ra khỏi gông cùm của Thần tính và
mê tín. “Thiết thực thi hành” làm nổi bật đặc trưng thực tiễn của triết
học Trung Quốc, mối quan hệ giữa tri thức và thực hành là chủ đề mà
các bậc tiên triết không ngừng đi sâu thảo luận.
Tôi phải chân thành cảm ơn các thầy tại chi nhánh Sách báo Đại
chúng thuộc Thư cục Trung Hoa, chính họ là những người sáng tạo và
định ra khung sườn cơ bản của cuốn sách này. Cuốn sách này sẽ không
thể ra đời nếu không có lời mời và sự đốc thúc của họ. Chủ nhiệm biên
tập – ông Lý Hồng Siêu và bà Lâm Ngọc Bình cũng đã cung cấp nhiều
ý kiến quý báu trong việc biên soạn thể lệ, cắt bỏ nội dung, đồng thời
còn tiến hành đọc và hiệu đính cho toàn bộ bản thảo của cuốn sách, bổ
sung thêm không ít tranh ảnh, giúp cuốn sách này trở nên phong phú
hơn, đặc sắc hơn, tất cả đều khiến tôi vô cùng cảm động. Nhiều người
trẻ tuổi nghiên cứu cùng tôi như Tàng Minh, Lý Diên Vinh, Hầu Tuấn
Chi, Tưởng Khai Thiên cũng đã giúp tôi thu thập và chỉnh lý một phần
tư liệu, tại đây tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới họ.
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn độc giả của cuốn sách này. Khi bạn
lật mở nó ra, bạn đã trở thành người bạn của tôi, tâm hồn của chúng ta
đã gắn kết với nhau từ giây phút đó.
giang tâm Lực
Tháng 5 năm 2010
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
SKU | 2095935648425 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc