ĐỨA TRẺ NGOAN CÓ PHẢI LUÔN NGHE LỜI CHA MẸ là những kinh nghiệm quý báu của một người từng nghiên cứu và làm việc nhiều năm với trẻ em, Tiến sĩ y khoa Nobuyoshi Hirai. Bằng những hiểu biết và những tiếp xúc thực tế của mình, ông đưa ra những cách nhìn mới lạ và khoa học về cách nuôi dạy trẻ nhỏ trong gia đình như: những sai lầm khi nuôi dạy con và kỹ năng xử lý tình huống theo sự phát triển tâm lý trẻ.
Cha mẹ mong muốn con mình là đứa trẻ như thế nào? Kết quả khảo sát cho thấy 70% các bậc cha mẹ Nhật Bản muốn “con ngoan ngoãn”. Thoạt nhìn, đây có vẻ là hình ảnh đáng mơ ước về một đứa trẻ mà ai cũng công nhận, nhưng thực tế đây lại là những “trẻ bất thường”. Vì “ngoan ngoãn” trong trường hợp này còn có ẩn ý “thường nghe lời bố mẹ”, hoặc “vâng theo bố mẹ”.
Đặc biệt, nếu tìm hiểu quá trình trưởng thành của những trẻ có vấn đề như trốn học; loạn thần kinh chức năng; rối loạn tâm-thể… đang tăng đột biến trong những năm gần đây, có thể nói chắc chắn các trường hợp này đều có điểm chung là thuở nhỏ “trẻ rất hiền và ngoan”, “bé giỏi, dễ chăm”, theo như lời mẹ kể. Vậy tại sao một “trẻ ngoan” ở tuổi thơ ấu lại thành trẻ có vấn đề vào thời kỳ dậy thì?
Tuy nhiên, do trở thành bố mẹ khi chưa có kiến thức, và thậm chí sau khi trở thành bố mẹ cũng không chịu học hỏi về những biểu hiện bên ngoài vốn dĩ luôn biến đổi theo sự phát triển của trẻ, nên còn quá nhiều ông bố bà mẹ tự tạo ra hình ảnh của trẻ theo ý mình và đánh mắng nếu chúng không giống cái khuôn đó. Có thể vì những yếu tố bên trong như sự thấu cảm hay kỷ luật tự thân… khó có thể được nhận biết bằng mắt – khác với chiều cao, cân nặng – nên bố mẹ không lưu ý đặc biệt và thường xử lý một cách tùy tiện. Hơn nữa, cũng không ít trường hợp bản thân bố mẹ còn bị mắc kẹt trong cách nuôi dạy của ông bà – nói cách khác là kỷ luật phong kiến – nên dán nhãn cho những trẻ tinh nghịch, trẻ phản kháng bố mẹ là trẻ hư và thực hiện cách nuôi dạy sai lầm như kìm hãm tính phản kháng, tinh nghịch vốn cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
“Con trưởng thành một cách lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần” là khao khát chung của các bậc cha mẹ. Theo tác giả Nobuyoshi Hirai, có bốn trụ cột không thể thiếu trong sự hình thành nhân cách ở trẻ. Đó là: Trụ cột đầu tiên là sự ổn định cảm xúc và phát triển tình cảm của trẻ. Trụ cột thứ hai là tính chủ động. Đó là khả năng tự suy nghĩ cẩn trọng, rồi tự hành động. Trụ cột thứ ba là phát triển năng lực thích ứng và tính xã hội, trụ cột thứ tư là trau dồi tri thức và phát triển năng lực trí tuệ. Khi cả bốn trụ cột trên phát triển cân bằng, có thể nói chính “những trẻ theo đúng trật tự của quá trình phát triển” mới thực sự là “trẻ ngoan”.
MỤC LỤC
Chương 1: Làm giàu cảm xúc của trẻ
Chương 2: Tôn trọng ý chí của trẻ
Chương 3: Làm thế nào để nuôi dưỡng “năng lực thích nghi” và “năng lực trí tuệ”?
Chương 4: Nói không với “kỷ luật” - thực hành nuôi dạy con “thoải mái”
Với nhiều bậc cha mẹ, để con cái chúng ta không trở thành nạn nhân của bố mẹ, tôi mong mỏi những ai đang có ý định trở thành bố mẹ, xin hãy học về quá trình phát triển của trẻ, và nắm chắc cách thức xử lý ở từng thời kỳ.
ĐỨA TRẺ NGOAN CÓ PHẢI LUÔN NGHE LỜI CHA MẸ là những kinh nghiệm quý báu của một người từng nghiên cứu và làm việc nhiều năm với trẻ em, Tiến sĩ y khoa Nobuyoshi Hirai. Bằng những hiểu biết và những tiếp xúc thực tế của mình, ông đưa ra những cách nhìn mới lạ và khoa học về cách nuôi dạy trẻ nhỏ trong gia đình.
Trích đoạn hay
1. Tôi đoán có nhiều bố mẹ nghĩ đến việc cho con học âm nhạc và hội họa để nâng cao thẩm mỹ cho trẻ.
Nếu biết nuôi dưỡng một tâm hồn thích thú với âm nhạc và hội họa, chắc chắn trẻ có thể sống một đời sống phong phú. Tuy nhiên, bố mẹ phải suy nghĩ xem có chắc thẩm mỹ của trẻ sẽ được nâng cao nếu cho trẻ học âm nhạc và hội họa hay không? Trong số các bố mẹ hẳn cũng có người đã theo học lớp violin, piano khi còn nhỏ hoặc đến trường hội họa. Bố mẹ hãy nhớ lại chuyện đó và thử xem xét xem thẩm mỹ của mình có thật sự được nâng cao hay không nhé.
Sau khi học xong lớp violin, piano, về nhà trẻ lại bị mẹ ép học, phải luyện tập trong nước mắt và cảm thấy căm ghét mẹ. Điều này ngược lại còn gây ra sự méo mó trong quá trình phát triển thẩm mỹ. Hơn nữa, cùng với việc khuất phục trước sự ép buộc của mẹ, tính chủ động của trẻ cũng bị kìm hãm. Tôi muốn những bố mẹ đã từng học lớp năng khiếu hãy dựa vào quan điểm đó mà suy xét: Cho con đến lớp âm nhạc có thực sự tốt hay không?
Những bố mẹ khi còn nhỏ không đến lớp âm nhạc, hay các lớp học đại loại như vậy, hãy thử tìm hiểu trong số người quen xem ở những gia đình đã cho con đi học piano, organ khi còn nhỏ thì bây giờ các nhạc cụ đó đang được dùng như thế nào. Chẳng phải trong hầu hết các gia đình, những nhạc cụ này đều bị đóng bụi hay sao! Những nhạc cụ chiếm không gian trong phòng như piano có khi còn bị xem là vướng víu. Hơn nữa, cũng cần thử xem xét xem thẩm mỹ của trẻ ở các gia đình ấy có phong phú hay không; rồi sau đó mới quyết định có nên cho con mình theo học âm nhạc hay không.
2. Hẳn bố mẹ và giáo viên đều sẽ cảm thấy vui mừng nếu thấy trẻ chơi đùa, học tập hòa thuận với bạn bè và anh chị em, và cho rằng “bé thật ngoan”, đúng không? Đảo ngược lại vấn đề, nếu thấy trẻ giành đồ hoặc dùng những lời lẽ không hay để mắng bạn bè và anh chị em, bố mẹ sẽ thấy không thoải mái, sẽ cảm nhận nguy cơ và bắt trẻ dừng lại, phải không nào? Bố mẹ sẽ bảo “cãi nhau thì không chơi nữa” rồi bênh vực trẻ yếu thế, đàn áp trẻ ở thế thượng phong. Thế nhưng, ngay từ ngày xưa, ông bà ta đã bảo “người lớn can thiệp vào cuộc cãi vã của con nít” là hành vi ngu ngốc, bạn biết tại sao chứ? Trước hết, hãy nghĩ về trường hợp trẻ tranh cãi với bạn bè. Hầu hết những cuộc tranh cãi với bạn cùng trang lứa bắt đầu từ lúc trẻ 1 tuổi trở đi. Nguyên nhân chủ yếu là giành đồ. Trẻ thấy hứng thú với đồ chơi lạ mắt trên tay đối phương nên sấn tới và tính “cướp” vật đó. Còn đối phương thì cắn hay tấn công lại, thế là cãi nhau to.
Có điều, cho trẻ chơi với bạn vào giai đoạn này không mang lại nhiều lợi ích. Vì ở độ tuổi này, trẻ chưa nảy sinh ý muốn kết bạn tích cực. Dù nhiều trẻ cùng độ tuổi có mặt tại sân chơi cát, thì các bé cũng tự chơi trò của mình và hoàn toàn không có ý định chơi chung với nhau. Cũng có trường hợp một bé chạy và các bé khác chạy theo sau. Nhưng đó chỉ là các bé hành động giống nhau, chứ không chứng tỏ các bé đang chơi đùa hòa thuận.
Thế nên, khi cuộc tranh cãi chớm xảy ra, điều quan trọng là bố mẹ tách trẻ ra xa. Những lúc ấy, đừng nói “Chơi đùa hòa thuận con nhé” hoặc bắt trẻ “đi xin lỗi” bé bị làm cho khóc. Hành vi ấy chỉ cho thấy cha mẹ hoàn toàn không hiểu sự phát triển của con trẻ.
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-08-01 00:00:00 |
Kích thước | 15x23cm |
Dịch Giả | Trang Anh |
Số trang | 296 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 1925312940591 |
ăn dặm kiểu nhật ăn dặm không phải là cuộc chiến ăn dặm ăn dặm bé chỉ huy sách ăn dặm nuôi con không phải là cuộc chiến đọc vị mọi vấn đề của trẻ chào con ba mẹ đã sẵn sàng ăn dặm không nước mắt làm cha mẹ tỉnh thức nuôi dạy đứa trẻ tự chủ sách nuôi dạy con cha mẹ tỉnh thức con hạnh phúc chờ đến mẫu giáo thì đã muộn lần đầu làm mẹ con mình chẳng lẽ lại vứt để con được ốm thai giáo vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương tử tế đáng giá bao nhiêu người mẹ tốt hơn người thầy tốt montessori nuôi con không phải là cuộc chiến trọn bộ nói sao cho trẻ chịu nghe sách thai giáo cho mẹ bầu sách mẹ bầu sách thai giáo thai giáo theo chuyên gia - 280 ngày 5 ngôn ngữ tình yêu ruột ơi là ruột