Khái niệm trung tâm để chúng ta đọc tác phẩm “Gia đình” của Phan Thúy Hà là “chấn thương”. Nó là sự tiếp nối hai tác phẩm “Đừng kể tên tôi” (2017) và “Tôi là con gái của cha tôi” (2019). “Đừng kể tên tôi” là tiếng nói của những người lính miền Bắc, còn “Tôi là con gái của cha tôi” là tiếng nói của những người lính miền Nam, tất cả họ, dù bước vào cu.ộ c.hi.ế vì nghĩa vụ hay vì lý tưởng, đều là những số phận nhỏ bé, bị thời cuộc xé nát trong cu.ộ c.hi.ế Nam Bắc t.à k.h.ố Còn “Gia đình” là một mảnh của lịch sử cuộc C.á m.ạ ruộng đất của phong trào c.ộ s.ả ở miền Bắc Việt Nam thập niên 1950. Tất cả các nhân chứng trong sách “Gia đình” đều mang một chấn thương tinh thần không thể chữa lành.
Tác giả Phan Thúy Hà chia sẻ rằng trong Lời cuối sách của “Gia đình”, cũng giống như hai tác phẩm trước, các nhân vật đều là người thật, tên của nhân vật cũng là tên người thật, câu chuyện của họ trong tác phẩm là sự thật trong ký ức của họ. Như vậy, ở đây, tác giả không hư cấu mà chỉ viết lại lời kể từ điểm nhìn của nhân chứng. Chị cho biết, có câu chuyện trong tuyển tập này, tuy chỉ dài hai trang nhưng chị phải đi gặp tới bốn người, lắng nghe họ để ráp nối các sự kiện và dựng lại cho câu chuyện được đầy đủ. Như vậy, tác phẩm còn là một công trình khảo sát xã hội nữa. Không phải là khảo sát ở quy mô lớn, mà là khảo sát số phận những con người cụ thể.
“Gia đình” (cũng như “Đừng kể tên tôi” và “Tôi là con gái của cha tôi”) của Phan Thúy Hà cũng là một dạng thức nghiên cứu về chấn thương tinh thần của những con người nhỏ bé, đứng bên lề dòng thác khốc liệt của lịch sử, số phận bị quyết định bởi sự lựa chọn lịch sử của những “nhân vật lớn”. Nhưng qua đời sống tinh thần của họ, chúng ta nhìn thấy những đường nét, màu sắc và hình khối khác của bức tranh lịch sử, khác hoàn toàn với những đường nét, màu sắc và hình khối đứng ở trung tâm của bức tranh lịch sử “cỡ lớn” được khắc họa thông qua những nhân vật “lớn”, nhân vật “trung tâm” của thời đại, tức những c.h.í ị gia, những tướng lĩnh â sự. Thậm chí, những mảng màu trong bức tranh lịch sử được phục dựng từ những con người nhỏ bé này có thể trở thành điểm trung tâm của bức tranh đã qua, tùy theo điểm nhìn của người xem.
Cách viết của “Gia đình” - Nguyễn Lương Hải Khôi
***
GIA ĐÌNH
Tác giả: Phan Thuý Hà
Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
***
Thông số cơ bản:
Hình thức: Bìa mềm
Số trang: 274 trang
Kích thước: 13.5x20.5 cm
Khối lượng: 400 gr
Phát hành: 2020
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam |
SKU | 2812434916723 |
sách 999 bức thư gửi chính mình vãn tình đất rừng phương nam nguyễn nhật ánh tuổi thơ dữ dội sài gòn bạch lạc mai mong mẹ hãy yêu lấy chính mình thiên tài bên trái kẻ điên bên phải tạm biệt tôi của nhiều năm về trước rừng na uy nguyễn ngọc tư đại dương đen nhã nam nếu biết trăm năm là hữu hạn những đêm không ngủ những ngày chậm trôi hong tay khói lạnh điều kì diệu của tiệm tạp hóa namiya yêu những điều không hoàn hảo việt nam danh tác lê la từ nhà ra ngõ hai số phận cảm ơn anh đã đánh mất em bước chậm lại giữa thế gian vội vã hẹn nhau phía sau tan vỡ ngày xưa có một chuyện tình từ điển tiếng em người bà tài giỏi vùng saga thất lạc cõi người