Gustave Flaubert được coi là tượng đài văn chương Pháp thế kỷ XIX, song hành cùng Balzac. Ở ta, ông còn ít được giới thiệu. Hiện nay ta mới có được Bà Bovary và hôm nay thêm bản dịch của Lê Hồng Sâm – đưa “Giáo dục tình cảm” đến với chúng ta. Lê Hồng Sâm cũng là người đưa Balzac – cũng như văn học Pháp cổ điển đến với độc giả Việt Nam.
Tôi dành sự tôn trọng cho Phanbook – thẩm mỹ làm sách của họ, hay cá tính làm sách của họ ở gout đọc cao. Chất kiêu kỳ của Phanbook cũng cho thấy lờ mờ nét cá tính đó.
Giáo dục tình cảm (tiếng Pháp: L'Éducation sentimentale) là tiểu thuyết cuối cùng của Gustave Flaubert được xuất bản trong đời ông, và được xem là một trong những tiểu thuyết gây ảnh hưởng nhất thế kỷ 19, theo đánh giá của George Sand, Emile Zola và Henry James.
***
GIÁO DỤC TÌNH CẢM
Gustave Flaubert
Lê Hồng Sâm dịch
***
Giáo dục tình cảm (tiếng Pháp: L'Éducation feelingale, 1869) là tiểu thuyết cuối cùng của tiểu. thuyết gia người Pháp Gustave Flaubert.
Tác phẩm được ông khởi thảo từ năm 1864, hoàn thành năm 1869, viết về mối tình lý tưởng lãng mạn của Frédéric Moreau, chàng trai trẻ trên đường tìm kiếm sự nghiệp và danh vọng với thiếu phụ Marie Arnoux. Cuốn tiểu thuyết bắt đầu bằng sự việc chuyến tàu La Ville-de-Montereau rời cảng Saint-Bernard vào ngày 15-9-1840, ở đó, không gian, dấu mốc của một chuyện tình diễn ra trong không khí của những biến động quan trọng trong đời sống chính trị Pháp (dù nhân vật chính là một thanh niên đi từ mơ mộng đến lãnh đạm và sụp đổ trong tương quan với bản thân lẫn xã hội).
Tình yêu của Frédéric và Marie Arnoux là thứ tình yêu được lấp đầy bằng những khoảng lặng. Marcel Proust, tác giả của Đi tìm thời gian đã mất đã đánh giá cao tác phẩm này khi nhận định rằng, “điều hay nhất trong giáo dục tình cảm, đó không phải là câu văn, mà là khoảnh trắng”. Giáo dục tình cảm được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết có ảnh hưởng nhất thế kỷ 19. Tại thời điểm ra mắt, tác phẩm đã tạo ra những chiều hướng tiếp nhận trái chiều: được những người đương thời như George Sand và Émile Zola ca ngợi, nhưng lại bị Henry James chỉ trích, còn công chúng lúc bấy giờ thấy cuốn tiểu thuyết hoàn toàn “không sao đọc nổi”.
Phải sau nửa thế kỷ, Marcel Proust và các nhà tiểu thuyết lớn của thế kỷ XX đã đánh giá lại Giáo dục tình cảm và có những ghi nhận xác đáng về giá trị. Sau đó, với trào lưu Phê bình mới, Tiểu thuyết mới, Giáo dục tình cảm thành kiệt tác được tôn sùng.
Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hiếm thấy những cuốn ngang tầm với tác phẩm trong nền văn chương thế giới. Và việc số đông người, trong một thời gian dài, không hiểu nổi, chính là số phận của một vài kiệt tác “do vượt trên tầm của thời đại quá cao, quá xa, thành thử để có thể ngắm được trọn vẹn, ước lượng được tầm vóc thực của chúng, phải có độ lùi mà chỉ hậu thế mới đạt tới”.
------------------------------
THÔNG TIN TÁC PHẨM
Tên tác phẩm: Giáo dục tình cảm
Tác giả: Gustave Flaubert
Dịch giả: Lê Hồng Sâm
Kích thước: 15.5x 23.5 cm
Loại bìa: Bìa mềm, có tay gấp
Số trang: 547 trang
Ngày xuất bản Tháng: 12/2021
Thể loại: Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
Đơn vị phát hành: Phanbook
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng | Có |
---|---|
Công ty phát hành | PHANBOOK |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đà Nẵng |
SKU | 9279386449470 |
heidi sách đất rừng phương nam nguyễn nhật ánh búp sen xanh agatha christie higashino keigo thiên quan tứ phúc rừng na uy nhã nam việt nam danh tác hai số phận tiết học của ác quỷ bảy thanh hung giản tam thể ma đạo tổ sư semantic error tết ở làng địa ngục ngàn mặt trời rực rỡ những kẻ âu lo từ điển tiếng em trái tim phù thuỷ anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh bắt trẻ đồng xanh người đua diều kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau thất lạc cõi người tiểu thuyết dám bị ghét anne tóc đỏ