“Giới hạn” của Phan Hoàng Phương, tôi chợt nhận ra những gì mình biết về chị ít quá. Khác với những gì thể hiện ở ngoài đời, trong thơ Phan Hoàng Phương, tôi bắt gặp một tâm hồn mẫn cảm và đa đoan, luôn day dứt, đau đáu trước những phận đời, phận người, nói theo cách của nhà giáo Huỳnh Văn Hoa rằng “thơ Phan Hoàng Phương có những câu thơ day dứt, đau đáu phận người, khác với con người thật ngoài đời, bỡn cợt, tung phá” (Lời giới thiệu) .
Có những bài thơ trong “Giới hạn”, đọc xong cứ ám ảnh mãi: “Những ngày đi trong mưa gió/ Thèm được nghe những câu thơ cũ/ Đau như trời tuôn mưa/ Buốt như cơn gió xé/ Đẹp như vạt lau bừng sáng tận bìa rừng…”(Đi trong mưa); hay “Mưa/Lại trở về cái cảm giác bất an của thời/thiếu củi khô-nhà dột/ thùng gạo góc nhà nhẹ hẫng/Lại quên được dễ dàng hơn/ Lần cuối cùng/ Chúng ta cúi đầu đi qua nhau/ Nhẹ hơn cả làn khói thuốc…” (Mùa mưa).
Lại có những bài thơ đọc rồi lòng chợt chùng xuống, chông chênh trước vẻ đẹp đầy kiêu hãnh của một tình yêu đơn độc: “Trên đỉnh núi nhành lay ơn rực đỏ/ Vẻ như sự chia cách này đã được hình dung/ Sự đơn độc này đã được mường tượng/ Nỗi buồn này đã được dự lượng/ Nhưng ý nghĩ lao đi quá nhanh/ Vượt xa sự níu giữ/ Vượt xa mọi ánh mắt/ Tựa con thuyền đổ thác cheo leo/ Vẫn giữ mình không rạn vỡ…”. (Lay ơn đỏ).
Xuyên suốt 45 bài thơ chị trải lòng trong “Giới hạn” dù là về tình yêu, về sự được- mất, về nỗi đắng cay, chia ly từ biệt hay hoài nhớ, tôi đều có cảm nhận đâu đó trong chị nỗi niềm day dứt, đau đáu, khắc khoải kiếm tìm một thứ tình cảm đẹp đẽ đã mất, hoặc chưa bao giờ nắm bắt hay có được.
Không ít bài thơ trong “Giới hạn” khiến người đọc có cảm nhận với Phan Hoàng Phương, sự sống - cái chết, cõi âm- cõi dương luôn hòa quyện, như: “Đêm nay/ Chuyến tàu chở người từ cõi âm về đông nghẹt/ Con không dám ra sân ga đón người/ Không dám nhìn sâu vào di ảnh của người/ Vì lại sợ người tin cậy Chuyến tàu lại rời ga/ Con sấp ngửa chạy theo mà không ai hay biết ” (Rằm tháng bảy)… Lại có những bài thơ đọc rồi cảm thấy tiêng tiếc, cứ như thể Phan Hòang Phương bỏ ngỏ để người đọc tự điền vào đó theo cách hiểu riêng của mỗi người! Phải chăng đấy là dụng ý, hay bởi đó là sự bất lực giữa cảm xúc với hiện thực cuộc sống, bởi cuộc đời vốn dĩ quá vô thường? Chẳng hiểu sao khi đọc những vần thơ này, tôi nghe lòng nhoi nhói: “ Đơn chiếc dọc triền sông/ Hoa gạo cháy rực trời/Mà người thương không trở lại/ Hoa gạo ơi/Lớp ngửa mặt lên trời/Lớp úp mình trên cỏ/ Như tình yêu vời vợi của chúng mình/ Nhẫn nhịn giữa cao xanh” (Hoa gạo); “Rồi bẵng đi bao nhiêu năm/ Tiếng khóc dựa vào đỉnh núi / Chỉ như thấy cây kia luôn xanh, hoa kia luôn thắm/ Chỉ như thấy ánh trăng dịu dàng mong ngóng/ Mây trắng vờn quanh năm/ Chỉ mình Anh dõi theo / Rồi vẫn nói / Đắng cay không có cặn đâu em (Khóc)
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Đà Nẵng |
---|---|
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 101 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng |
SKU | 9153040557308 |
hồ chí minh ca dao tục ngữ việt nam tục ngữ phong dao bạch lạc mai việt nam danh tác la fontaine đã đi qua thương nhớ đạo đức kinh chuyện kể rằng có nàng và tôi hoàng cầm 100 bài thơ nguyễn phong việt kiếp này chỉ làm khách hồng trần hàn mặc tử nguyễn thiên ngân thi nhân việt nam con bò tía truyện kiều nhật ký trong tù thơ xuân diệu nhật kí trong tù thơ xuân diệu thơ xuân quỳnh liêu hà trinh có một phố vừa đi qua phố thơ haiku nhật bản zelda thơ ngụ ngôn la fontaine gọi em bằng tên anh