Giông Tố
Nếu đọc tiểu thuyết Giông tố trong vòng 50 năm trở lại đây, liệu bạn có biết rằng đó đã ít nhiều bị rơi rụng, sai lạc qua các lần truyền bản.
Cuốn sách này mang tính chất của một công trình văn bản học.
Người ta biết rằng, văn bản học như một ngành của ngữ văn học, vốn thiên về thực hành; nó gắn với thực tiễn xuất bản, gắn với việc công bố các tác phẩm viết bằng chữ; vì vậy hầu hết các nhà chuyên môn về biên tập sách, ở mức nhất định, đều can dự đến công tác văn bản. Tuy vậy, cho đến nay, cả trong giới làm biên tập sách lẫn giới nghiên cứu văn học ở ta hầu như chỉ có rất ít chuyên gia về văn bản.
Liên quan đến những tác phẩm đã trải qua lịch sử tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, người ta biết, có khá nhiều vấn đề về văn bản. Một số công trình về một số tác phẩm chữ Hán hoặc chữ Nôm, ví dụ "Truyện Kiều", cho thấy tình trạng phức tạp của công tác văn bản học. Đối với bộ phận tác phẩm viết và in bằng chữ Quốc ngữ Latin của các tác giả Việt Nam, tuy chỉ mới có bề dày lịch sử tồn tại trên 100 năm, song ở khía cạnh văn bản không phải vì thế mà không nảy sinh các vấn đề; việc các tác phẩm văn học Quốc ngữ hầu như chưa được nghiên cứu về mặt văn bản hoàn toàn không có nghĩa là ở đây không có các vấn đề để nêu ra và giải quyết, mà chỉ chứng tỏ sự thiên lệch không đáng có trong sự hành nghề của giới nghiên cứu.
Công trình khảo dị trong cuốn sách này, ngoài việc giải quyết các vấn đề văn bản nảy sinh trên một tác phẩm cụ thể, là tiểu thuyết Giông tố của nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939), ngoài việc cung cấp một văn bản khả dĩ tin cậy cho tác phẩm này, một tác phẩm có vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, người biên khảo còn muốn qua đây lưu ý bạn đọc và bạn nghiên cứu về tình trạng tồn đọng nhiều vấn đề văn học đối với hầu hết các tác phẩm ra đời từ thời văn học chữ Quốc ngữ. Việc các tác giả và tác phẩm của thế kỷ XX đang và sẽ đi vào di sản kinh điển của văn học dân tộc, nhưng lại không đi kèm với hoạt động khảo sát nghiên cứu chúng về mặt văn bản, sẽ dẫn đến tình trạng trái nghịch: cái tên tác phẩm được coi là thuộc vốn kinh điển rồi, nhưng văn bản của nó vẫn ở dạng trôi nổi, chưa thể đựơc coi là đáng tin cậy chừng nào chưa có một văn bản chuẩn hoặc một văn bản chính được đề xuất; trong tình hình đó, các sách giáo khoa trích giảng tác phẩm đó, các tổng tập, tuyển tập có chọn tác phẩm đó, các dự án chuyển thể hoặc dịch thuật tác phẩm đó sẽ sử dụng văn bản nào trong số các văn bản trôi nổi?
Thiết nghĩ, đây không phải là một đề xuất thiếu tính thực tiễn. Theo dõi việc khảo dị và hiệu chỉnh văn bản được thực hiện trong cuốn sách này, bạn đọc và bạn nghiên cứu sẽ thấy rõ điều đó.
* Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế VAT. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà sách Minh Lâm |
---|---|
Ngày xuất bản | 2016-08-12 14:49:31 |
Kích thước | 13.5x20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 336 |
SKU | 9633972241068 |
sách 999 bức thư gửi chính mình vãn tình đất rừng phương nam nguyễn nhật ánh tuổi thơ dữ dội sài gòn bạch lạc mai mong mẹ hãy yêu lấy chính mình thiên tài bên trái kẻ điên bên phải tạm biệt tôi của nhiều năm về trước rừng na uy nguyễn ngọc tư đại dương đen nhã nam nếu biết trăm năm là hữu hạn những đêm không ngủ những ngày chậm trôi hong tay khói lạnh điều kì diệu của tiệm tạp hóa namiya yêu những điều không hoàn hảo việt nam danh tác lê la từ nhà ra ngõ hai số phận cảm ơn anh đã đánh mất em bước chậm lại giữa thế gian vội vã hẹn nhau phía sau tan vỡ ngày xưa có một chuyện tình từ điển tiếng em người bà tài giỏi vùng saga thất lạc cõi người