Gỡ Mối Bất Hòa Giữa Anh Chị Em Giúp Tôi Luyện Nhân Cách Trẻ

Thương hiệu: Adele Faber | Xem thêm các sản phẩm Sách Làm Cha Mẹ của Adele Faber
Dù được sinh ra từ cùng một mẹ, cùng một cha, dù cùng nhau chung sống dưới một mái nhà nhưng giữa hầu hết những đứa trẻ là anh – chị – em trong gia đình đều tồn tại một mối bất hòa nào đó, biểu hiện t...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Gỡ Mối Bất Hòa Giữa Anh Chị Em Giúp Tôi Luyện Nhân Cách Trẻ

Dù được sinh ra từ cùng một mẹ, cùng một cha, dù cùng nhau chung sống dưới một mái nhà nhưng giữa hầu hết những đứa trẻ là anh – chị – em trong gia đình đều tồn tại một mối bất hòa nào đó, biểu hiện thường thấy là tranh giành đồ chơi, món ăn yêu thích, nghiêm trọng hơn thì không ngừng so sánh, ghen tị và có thể giải quyết mọi vấn đề tranh chấp bằng bạo lực.

Trước giằng co của những đứa con giống như hai đội đang thi đấu bóng đá, không ít cha mẹ tỏ ra hoặc là bất lực, hoặc là lúng túng và không biết giải quyết các xích mích thế nào cho thỏa đáng. Để nói thêm, chính sự bất lực, lúng túng này của cha mẹ đã trở thành chất xúc tác khiến cho mâu thuẫn giữa những đứa trẻ ngày càng sâu sắc, hệ quả là không khí căng thẳng, ngột ngạt bao trùm gia đình, trong khi đáng lẽ gia đình phải là nơi yêu thương đong đầy, nơi tất cả các thành viên luôn gắn bó, hết lòng sẻ chia với nhau.

Để xây dựng văn hóa trong gia đình, đồng thời để gỡ mối bất hòa giữa những đứa trẻ nhằm rèn luyện những nét tính cách tốt đẹp trong chúng, cha mẹ không thể là khán giả của trận bóng chúng đang miệt mài, mà cần trở thành vị trọng tài anh minh. Đó là vị trọng tài luôn quan sát tỉ mỉ mọi diễn biến của “trận đấu”, luôn đưa ra những lời khuyên thích đáng, hiệu quả, luôn lắng nghe lời giải thích của các “cầu thủ” và sẵn sàng “rút thẻ phạt” khi cần thiết.

Cuốn “Gỡ mối bất hòa anh chị em giúp tôi luyện nhân cách trẻ” bao gồm những “điều luật”, “quy định”, “quy tắc” giúp bất kỳ vị trọng tài nào cũng có thể điều khiển trận đấu một cách rõ ràng, thuyết phục. Cuốn sách sẽ giúp bạn nhận ra:

  • Sự cạnh tranh giữa anh chị em trong gia đình là điều bình thường, bạn không cần phải sợ nó diễn ra, nhưng chúng ta cần coi sự cạnh tranh đó như là một “lớp học”, hoặc “trận đấu”, nơi các bé học cách hình thành những mối quan hệ lành mạnh. Những kỹ năng có liên quan bé học được trong gia đình, đối phó với sự tranh cãi, sự thất vọng khi không theo được đúng ý mình, chia sẻ đồ đạc… sẽ theo các bé trong suốt cuộc đời.
  • Nhận thức được những cảm xúc tiêu cực của con cái với anh chị em của mình là điều cần thiết trong việc hình thành nên một người lớn tích cực hơn trong tương lai. Chúng ta cần phải cung cấp cho các bé cách giải tỏa cảm xúc thích hợp để các bé có thể hợp thức hóa những cảm xúc này.
  • So sánh bé này với bé kia, dù là để khen hay chê đều là không lành mạnh.
  • Đối xử với các bé trong gia đình để thấy các bé đặc biệt theo cách riêng quan trọng hơn là đối xử công bằng. Các bé muốn cảm thấy được yêu thương và tôn trọng như những cá thể độc lập. Các bé là độc nhất vô nhị và đó là nhu cầu của các bé.
  • Không ai (cha mẹ, con cái, anh chị em) nên bắt một đứa trẻ khóa chặt một vai trò nào đó trong gia đình. Các bậc cha mẹ không bao giờ nên đặt nhãn hiệu cá nhân lên con của họ (như lộn xộn, thông minh, nhút nhát) , ngay cả khi chúng ta nghĩ đó là một lời khen.

Nếu cha mẹ áp dụng những phương pháp trong cuốn sách này vào cuộc sống gia đình mình, sự tranh đấu giữa những đứa con là anh chị em sẽ giảm, tình cảm gắn bó tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình sẽ tăng lên.

Trích đoạn sách:

Cho đến lúc này, chúng ta đã bàn về những cảm xúc cạnh tranh quyết liệt mà trẻ em hoàn toàn tự khơi mào trong mối quan hệ anh chị em, mà không có sự cổ xúy nào từ những người lớn chúng ta. Tôi bắt đầu buổi học thứ ba bằng cách hỏi mọi người trong nhóm xem liệu họ có thể nghĩ ra bất kỳ hành vi nào, mà người lớn chúng ta đã làm để góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh này hay không.

Có người nêu lên: “Chúng ta so sánh!”

Không ai phản đối. Mọi người gần như đồng ý rằng bằng cách so sánh, chúng ta chắc chắn đã “hâm nóng” sự ganh đua. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu chúng ta đặt mình vào đứa trẻ và hiểu được cảm giác bị so sánh là như thế nào.

Tôi nói: “Hãy giả sử các bạn là con tôi. Vậy thì nói cho tôi biết phản ứng tự nhiên của bạn với những câu sau:

“Tác phong của Lisa trên bàn ăn thật lịch sự. Con sẽ không bao giờ bắt gặp chị con dùng tay để ăn đâu.”

“Sao con có thể để đến tận phút cuối cùng mới làm bài báo cáo của con vậy? Anh trai của con luôn hoàn thành bài tập trước thời hạn.”

“Sao con không chăm chút cho bản thân giống cách mà Gary thường làm vậy? Lúc nào em con trông cũng rất gọn gàng ‒ tóc ngắn, áo sơ mi cắm thùng. Thật vui khi được ngắm nhìn em trai con.”

Phản hồi ngay lập tức được đưa ra:

“Con sẽ đẩy Gary xuống bùn.”

“Con ghét cái phong cách đó của nó.”

“Mẹ luôn thích mọi người trừ con.”

“Con chẳng thể làm tốt được cái gì hết.”

“Mẹ không yêu con người thật của con.”

“Con sẽ không bao giờ giống người mà mẹ muốn con trở thành, vậy tại sao con lại phải thử cơ chứ.”

“Nếu con không thể giỏi nhất trong việc trở thành người ưu tú nhất, thì con sẽ đứng đầu trong kém cỏi nhất.”

Những lời phản hồi của mọi người khiến tôi giật mình bởi chúng thể hiện nỗi tức giận và tuyệt vọng ghê gớm. Đặc biệt là lời phản hồi cuối cùng. Liệu một vài trẻ sẽ quyết định trở nên cực kỳ hư hỏng và kém cỏi nếu chúng không thể cực kỳ ngoan ngoãn và tài giỏi chứ?

***

Trong số nhiều hội thảo mà chúng tôi đã thực hiện sau khi xuất bản cuốn sách này, đã có một số ý tưởng mới xuất hiện và một vài ý tưởng cũ được giải thích rõ ràng hơn rất nhiều. Dưới đây là những điều đặc biệt quan trọng mà chúng tôi cảm thấy tất cả phụ huynh cần biết:

Hãy đảm bảo rằng mỗi đứa trẻ có thời gian ở một mình với bạn vài lần một tuần.

Trong thế giới vội vã, vô cảm ngày nay, khoảng thời gian ở một mình là điều cần thiết. Trẻ em phát triển nhờ sự ấm áp và thân mật của những khoảnh khắc riêng tư với cha mẹ của mình. Sự kết nối một-đối-một này nuôi dưỡng những cảm xúc mà trẻ cần để trở nên quan tâm hơn hoặc ít nhất là khoan dung hơn với anh chị em của chúng. Johnny ít có khả năng chọn cách hục hặc với em gái của mình để khiến bạn chú ý đến bé nếu bé biết sẽ có thời gian đặc biệt khi “chỉ mình bạn” sẽ lắng nghe “chỉ mình bé”.

Một khi bạn thiết lập thời gian đặc biệt “chỉ dành riêng cho hai bố con hoặc hai mẹ/con”, hãy tôn trọng nó. Đừng để một cuộc điện thoại phá hỏng bầu không khí. Con của bạn sẽ luôn luôn nhớ câu nói của bạn: “Xin chào, chị Jones. Tôi có thể gọi lại cho chị sau mười lăm phút nữa không? Ngay bây giờ, Johnny và tôi đang dành thời gian cho nhau.” Có thể là sau khi Johnny đã có thời gian riêng ở với chỉ một mình bạn, bé sẽ cư xử hào sảng hơn với anh chị em của mình.

Nhưng quan trọng hơn cả, bé sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về giá trị của mình. Một người mẹ đã kể với chúng tôi:

Tôi về nhà từ buổi học tuần trước và quyết định làm gì đó với những vấn đề của Kevin, con trai thứ hai của tôi. Cháu là kiểu người trượt giữa các vết nứt, một đứa con thứ điển hình, hết sức mờ nhạt. Ừm, sáng hôm sau tôi hỏi xem liệu cháu có muốn đi chợ cùng tôi hay không và cháu có vẻ hạnh phúc khi được đồng hành cùng mẹ. Chúng tôi đang nói chuyện trong xe và tôi nghĩ mọi thứ thật tuyệt vời, rồi đột nhiên cháu thốt ra một câu vô cùng chấn động. Cháu nói: “Con ước con không phải là con.”

Tôi không biết phải nói gì, nên tôi hỏi cháu: “Vì sao vậy con?”

Cháu nói: “Robert có thể làm bất cứ điều gì anh ấy muốn và mọi người lúc nào cũng cưng nựng David.”

Lúc đầu, tôi định nói là cháu không nên cảm thấy như vậy, nhưng tôi đã dừng lại. Tôi nói: “Ồ, có thể con muốn trở thành David hay Robert, nhưng mẹ không thích điều đó chút nào.”

Cháu hỏi: “Tại sao không ạ?”

Tôi nói: “Bởi vì con rất đặc biệt. Nếu con trở thành bất cứ ai khác trong gia đình mình, thì mẹ sẽ không còn có con nữ Mẹ sẽ không có Kevin của mẹ nữa. Điều đó sẽ khiến mẹ đau khổ lắm!”

Mọi người biết cháu đã làm gì không? Cháu cúi người về phía tôi và vỗ vai tôi.

Sau đó, tôi tự nhủ rằng một buổi chiều ở cùng thằng bé sẽ chẳng đem lại kết quả gì nhiều. Kevin cần thêm nhiều thời gian với tôi. Và thêm nhiều thời gian ở cùng cha của cháu. Cháu cần cả hai chúng tôi để cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân.

Khi dành thời gian với đứa con này, đừng nói về đứa con khác.

Khi bạn đi mua sắm với Mary, hãy tập trung vào Mary. Đừng nói: “Nhìn cái áo len màu xanh này này. Em con mặc nó chắc hẳn sẽ rất đẹp, nó hợp với đôi mắt xanh của con bé!” Hoặc: “Ồ, Debbie chắc sẽ rất thích cái cúc áo hình chó Snoopy này! Hãy mua nó để em con cho vào bộ sưu tập của em nhé.”

Người mẹ đó không hề có ý gây tổn thương. Thậm chí cô ấy còn có thể cảm thấy mình đang khuyến khích các con phải suy nghĩ cho nhau. Nhưng nhiều khả năng Mary sẽ nghĩ: “Ngay cả khi Debbie không có ở đây, nó vẫn cướp mẹ khỏi mình.”

Đừng rút lại tình cảm hoặc sự chú ý của bạn dành cho “đứa con yêu thích” của mình để bù đắp cho đứa con ít được ưu ái hơn.

Một số bậc cha mẹ trải qua cảm giác tội lỗi như vậy khi họ thừa nhận đã thiên vị một đứa trẻ hay cố tình nghiêng về một phía. Trong một nỗ lực sai lầm để trở nên công bằng, nhằm xóa bỏ đi những điều trên, họ tuôn ra hàng tràng khen ngợi và sự chú ý phóng đại cho đứa con ít được ưa thích và trở nên xa lánh hoặc lạnh nhạt đối với đứa con “cưng” của họ. Sự thay đổi đột ngột này chỉ có thể gây nên bối rối cùng tổn thương cho cả hai đứa trẻ. Một bé sẽ nghĩ: “Có chuyện gì vậy? Mình đã làm gì? Cha mẹ không còn yêu mình nữa.” còn đứa trẻ kia cảm nhận: “có điều gì đó không đú mình cảm thấy có gì đó không thật.”

Tất cả những gì mà mỗi trẻ cần từ cha mẹ mình là sự trân trọng trọn vẹn và thực tế với chính bản thân trẻ.

Đừng bắt trẻ em chôn chân ở vị trí của chúng trong chòm sao gia đình (lớn nhất, nhỏ nhất, ở giữa). Cho phép mỗi trẻ có cơ hội để trải nghiệm một số đặc quyền và trách nhiệm của những trẻ khác:

Một trong những nguyên nhân hình thành nên nỗi oán giận sâu sắc giữa anh chị em là cha mẹ có nhu cầu rằng các con phải luôn duy trì vị trí của mình trong gia đình. Chúng ta không thể đảo ngược vai vế của các con trong gia đình mình. Nhưng chúng ta cũng không nên khăng khăng đòi hỏi chúng mãi thực hiện một vai trò dựa trên thứ tự sinh của chúng. Ở đây, theo cách riêng của mình, là những điều mà một số phụ huynh trong các cuộc hội thảo của chúng tôi đã làm:

Hai con gái của tôi (9 và 5 tuổi) là những ví dụ kinh điển về kiểu trẻ là đứa con lớn nhất thì vô cùng nghiêm túc và đứa con nhỏ nhất thì cực kỳ trẻ con. Thứ Bảy này, tôi đã làm một điều mà tôi chưa từng làm trước đây. Tôi gọi cho chị gái của mình và yêu cầu chị tôi đổi việc cho tôi. Tôi nói với chị tôi rằng tôi sẽ trông đứa con 2 tuổi của chị ấy nếu chị tôi đồng ý trông con gái 9 tuổi của tôi một buổi chiều và để cho con bé chơi với hai chị họ tuổi vị thành niên của cháu.

Vâng, cả hai cô con gái của tôi đều có một trải nghiệm tuyệt vời. Cô con gái 5 tuổi của tôi đã bận rộn cả buổi chiều chơi trò “chị cả” với cậu em họ 2 tuổi của mình, cư xử như thể mình rất quan trọng và người lớn; còn con gái 9 tuổi của tôi trở về nhà, vô cùng sôi nổi và phấn khích, kể về việc những chị họ của con bé đã đối xử với cháu dễ thương đến mức nào. Các cháu tôi đã chưng diện cho con bé bằng một vài đồ trang sức cũ, làm tóc cho con bé và chỉ cho con tôi cách làm Macarena. Con bé cực kỳ thích việc được yêu chiều và được làm trung tâm của sự chú ý.

Kể từ khi tôi sinh đứa con thứ hai, cô con gái cả của tôi đã luôn yêu cầu được chơi trò trở thành “em bé” và tôi không còn ngăn cản con bé nữa. Tôi thường cảm thấy kỳ lạ khi một đứa bé 4 tuổi luôn muốn bú bình. Nhưng gần đây tôi đã chơi cùng với con mình. Tôi đã mua cho con bé một bình sữa đồ chơi và đổ đầy nước vào trong đó rồi nói: “Bé yêu ơi, con muốn bú bình sữa của con ngay bây giờ, phải không? Được rồi, của con đây.” Một lần nọ, tôi hỏi cháu: “Con có muốn làm em bé không hay để mẹ làm?” Rồi chúng tôi lần lượt cho nhau bú bình. Con bé thấy trò đó thực sự thú vị đến nỗi ngày nào cũng chơi trong một tuần liền. Rồi vào một ngày nọ, trong khi chúng tôi đang chơi trò “giả làm em bé”, con tôi đặt bình sữa xuống và nói: “Bây giờ chúng ta hãy chơi trò thử đồ đi mẹ.”

Một buổi chiều nọ, trước khi bắt đầu bữa tối, tôi nói với cô con gái 10 tuổi của tôi rằng con bé không cần bận tâm đến việc dọn bàn mà hãy cứ thư giãn và thưởng thức cuốn sách của mình. Sau đó, tôi yêu cầu cậu con trai 6 tuổi của tôi giúp tôi cất thực phẩm đi và dọn bàn. Cháu rất vui mừng. Cháu cảm thấy như thể mình là người rất quan trọng. Còn cô con gái lớn của tôi rất vui vì cháu không còn là người luôn phải giúp tôi việc nhà nữa.

Đừng bị mắc kẹt bởi “sự thân thiết”.

Hình ảnh cả gia đình tận hưởng một chuyến đi chơi cùng nhau thật hấp dẫn. Nhưng đối với một số trẻ, áp lực phải trải qua một khoảng thời gian dài có sự đồng hành của anh chị em sẽ gây thêm căng thẳng cho một mối quan hệ vốn đã gượng ép. (Chưa kể đến việc khoảng thời gian trẻ em cãi nhau dai dẳng có thể là một thử thách đối với sức chịu đựng của cha mẹ.) Giả sử đó là một ngày đẹp trời tại sở thú: Đứa nhỏ vội vã đuổi kịp đứa lớn. Đứa lớn chạy nhanh về phía trước và chê bai đứa bé là “đồ rùa bò”. (Khóc lóc.) Đứa nhỏ muốn dừng lại để ăn. Đứa lớn vẫn chưa đói. Cả hai bé đều phàn nàn: “Tại sao chúng ta luôn phải làm những gì anh/em ấy muốn làm?” (Tranh cãi.) Đứa lớn muốn xem mấy con rắn. Đứa nhỏ thì sợ rắn (Cãi nhau và khóc lóc). Đứa nhỏ đột nhiên thấy mệt và muốn về nhà. Đứa lớn thì phát cáu. Cậu bé vẫn chưa được xem rắn. (Xung đột nhiều hơn. Nước mắt nhiều hơn.)

Chúng tôi đề nghị rằng nếu trẻ đang trải qua một khoảng thời gian liên tục khó chịu với nhau, thì cha mẹ không nên để các con “thân cận với nhau”. Nó chỉ có thể khiến các con cách xa nhau hơn mà thôi.

Thay vào đó, tốt hơn là có thể cân nhắc việc lập kế hoạch với các hình thức kết hợp cha mẹ ‒ con cái khác nhau như:

Bố có thể đi chơi cùng một bé trong khi mẹ ở nhà với bé còn lại.

Mẹ có thể đưa một bé đi chơi trong khi bố ở nhà với bé còn lại.

Mọi người cùng đi đến sở thú, chia nhau ra và gặp nhau để ăn trưa.

Bất cứ điều gì có thể giúp cho tất cả mọi người có thêm không gian để thở.”

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Gỡ Mối Bất Hòa Giữa Anh Chị Em Giúp Tôi Luyện Nhân Cách Trẻ
Gỡ Mối Bất Hòa Giữa Anh Chị Em Giúp Tôi Luyện Nhân Cách Trẻ

Giá BTCB

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhThái Hà
Ngày xuất bản2019-12-01 00:00:00
Kích thước15.5x24 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang278
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Lao Động
SKU3317036612730
Liên kết: Mặt Nạ Dâu Tây Real Nature Mask Acai Berry The Face Shop