Hương thơm dễ chịu của mộc lan trắng và đỏ sẽ chỉ khiến cho bạn muốn được hít hà mãi. Vẻ đẹp của loài hoa này đã quyễn rũ biết bao lòng người muốn có được những cây mộc lan trong khuôn viên, danh lam thắng cảnh, tại nhà. - Mộc Lan còn có tên là Bạch Ngọc Lan, Ngọc Lan Hoa. - Hoa Mộc Lan trắng tinh khiết, hương thơm như lan, đường kính hoa 12-15cm. - Cây ưa nắng, ưa mát và khô hanh, chịu lạnh tốt, kỵ ẩm ướt và đất úng. - Cây Mộc Lan có khả năng thanh lọc không khí ô nhiêm nên được trồng rộng rãi ven đường ở nhiều quốc gia. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪNG BƯỚC TRỒNG HẠT GIỐNG HOA MỘC LAN
Bước 1: Chuẩn bị
Cách gieo hạt: ngâm hạt trong nước ấm khoảng 36 giờ, sau đó vùi xuống đất khoảng 2cm.
Bước 2: Tiến hành sơ bộ
- Đất trồng: nên chọn đất ẩm, đất có khả năng thoát nước tốt như đất sạch mua loại TriBat, Thiên Thanh hay đất tự trộn. Những loại đất này rất thích hợp để giúp cho cây sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra loại đất sét hoặc đất sét có pha cát cây cũng đều phát triển tốt.
- Ánh sáng: nên trồng nơi có nhiều ánh sáng, cho nên loài hoa này rất thích hợp với khí hậu Việt Nam, nơi có ánh nắng chan hòa quanh năm. Thế nhưng không nên trồng hoa lan nơi có gió não vì hoa sẽ bị rụng nhiều.
- Bón phân: cây hoa mộc lan trắng cần được cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách bón phân giàu lưu huỳnh và thêm sắt, thời điểm bón phân khi màu lá của cây chuyển sang màu vàng.
Bước 3: Gieo hạt
- Gieo trực tiếp vào đất hoặc cho hạt giống vào khay ươm hoặc lỗ ươm trên bầu ươm viên nén.
- Phủ đất: đối với hạt lớn phủ dày hơn, hạt nhỏ phủ mỏng hơn.Nguyên tắc phủ đất là phủ với độ sâu 1-2 lần đường kính của hạt. Đối với loại hạt siêu nhỏ không cần phủ đất.
Chú ý: Bạn nên ươm hạt vào khay ươm hoặc bầu ươm viên nén để đảm bảo việc duy trì độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng, tránh côn trùng ăn hạt...cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao, mầm khỏe mạnh.
Bước 4: Chăm sóc:
- Giữ ẩm đất trồng, khay ươm/bầu ươm mỗi ngày bằng bình tưới vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Không nên tưới quá nhiều sẽ gây thiếu oxy và làm thối hạt.