Khảo Luận Thứ Hai Về Chính Quyền - Chính Quyền Dân Sự
Cùng với Francis Bacon (1561‐1626) với thái độ hoài nghi và phê phán của khoa học, và René Descartes (1596‐1650) với nhận thức luận Duy lý, Locke được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng với vai trò của người chủ xướng nhận thức luận Duy nghiệm, với khẳng định rằng mọi thứ, để tồn tại như cái thực tồn, thì phải kiểm chứng được và phải được kiểm chứng bằng kinh nghiệm, bằng những trải nghiệm thực.
Có lẽ sẽ không sai khi nói rằng tầm mức đó của Locke, ngoài khả năng thiên tư của con người ông, có phần đóng góp đáng kể của bối cảnh một nước Anh đang ở vào giai đoạn đầy ắp những sự kiện đi vào sử sách, là những điều có thể nói đã cuốn xoáy Locke vào đó một cách “không thương tiếc”.
Cho đến khi Locke chào đời vào ngày 29 tháng Tám năm 1632, châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng đã trải qua những diễn biến thật sự đáng kể về kinh tế, xã hội, văn hóa…, chuẩn bị cho những thay đổi sâu sắc của lịch sử, hướng đến việc hình thành các quốc gia‐dân tộc, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cách mạng công nghiệp, và chủ nghĩa thực dân… Văn hóa Phục hưng đạt đến độ cực thịnh ở thế kỷ XVI, rồi phong trào Cải cách Tôn giáo cũng góp phần vào việc tạo dựng một bộ mặt chính trị, văn hóa mới cho châu Âu từ nửa sau thế kỷ XVI.
Ở Anh, cuộc đấu tranh quyền lực xã hội đã vào tận vào trong chính định chế của nền quân chủ khi các quý tộc mới dần chiếm vị trí của các quý tộc cũ trong Viện Thứ dân, dẫn đến xung đột ngày một trầm trọng giữa ngôi vua với nghị viện. Những xung đột giữa người Tin lành, người Anh giáo với người Công giáo đã đưa nước Anh vào cuộc nội chiến những năm 1640. Với sự thất bại và cái chết của Charles I, đã bắt đầu một thử nghiệm mới trong các định chế của nhà nước, gồm việc thủ tiêu vương quyền, xóa bỏ cơ quan quyền lực của giới quý tộc cha truyền con nối và uy quyền của Giáo hội Anh, cùng lúc với việc thiết lập nền Bảo hộ của Oliver Cromwell (1599‐1658) vào những năm 1650. Sự sụp đổ của chế độ Bảo hộ sau cái chết của Cromwell được nối tiếp bằng thời kỳ Phục hồi của Charles II, quay trở về nền Quân chủ, Viện Quý tộc và Giáo hội, khiến tiếp tục có những xung đột giữa quốc vương với nghị viện và những tranh cãi về sự khoan dung tôn giáo trong thời gian từ 1660 đến 1688. Thời kỳ này kết thúc bằng cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 mà James II bị trục khỏi Anh và vương vị được thay vào bằng William III và vợ là Mary II , định hình nền Quân chủ Lập hiến. Đây là thời kỳ cuối cùng mà Locke còn sống trong đó, với vai trò một chứng nhân lịch sử và một tác nhân dự phần tích cực vào các sự kiện của nó.
Locke sinh ra trong một gia đình Thanh giáo không nhiều tiền của nhưng nhờ sự bảo trợ của một nghị sỹ địa phương, vốn là chỉ huy đơn vị kỵ binh mà cha của Locke phục vụ, ông đã được ăn học chu đáo. Năm 1647, Locke vào Westminster School tại London. Từ Westminster, ông đến Christ Church College của Oxford vào mùa thu năm 1652. Thời đó, Westminster là trường trung học hàng đầu nước Anh, Christ Church là đại học hàng đầu tại Oxford, vẫn mang nặng tính giáo dục trung cổ vào thời Locke theo học.
Locke nhận học vị cử nhân vào tháng Hai năm 1656, thạc sỹ văn chương vào Tháng Sáu năm 1658. Tại Christ Church, sau khi được chọn là giảng viên tiếng Hy Lạp và giảng viên môn hùng biện, Locke quyết định tiếp tục theo học ngành y.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng | Có |
---|---|
Công ty phát hành | NXB Tri Thức |
Ngày xuất bản | 2017-06-30 00:00:00 |
Kích thước | 12 x 20 cm |
Dịch Giả | Lê Tuấn Huy |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 320 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 2385695011219 |
quân vương alexander đại đế ngoại giao những cuộc chinh phạt của alexander đại đế bàn về tự do henry kissinger văn kiện đại hội đảng lần thứ 13 hồ chí minh chính trị cộng hòa - plato quyền con người tương lai của quyền lực tủ sách tinh hoa nxb tri thức lý quang diệu quan hệ quốc tế plato chính trị luận cộng hoà võ nguyên giáp sách chính trị zarathustra đã nói như thế địa lý bàn cờ lớn bàn về chính quyền kính tế vĩ mô iliad odyssey người bà tài giỏi vùng saga obama alain de botton