1/ VỀ CUỐN SÁCH
Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách Quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.
L Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ Quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ Quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ Quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.
Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659) chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành Ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.
2/ HAI CUỐN SÁCH CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẮC LỘ
Đắc Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải là người đầu tiên sáng tác chữ Quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636, Đắc Lộ cũng không phải là người ghi chữ Quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ Quốc ngữ, Đắc Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ Quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên.
1/ Cuốn Dictionarivm
Cuốn từ điển được soạn thảo bằng chữ Việt - Bồ - La (riêng tên sách lại chỉ đề bằng La ngữ), với hai mục đích đã được tác giả ghi rõ: thứ nhất, giúp các nhà truyền giáo học tiếng Việt, để có thể truyền giáo 193, thứ hai, Đắc Lộ đã làm theo ý muốn của một số vị Hồng y ở La Mã, thêm chữ La tinh vào, để người Việt Nam có thể học thêm La ngữ
2/ Cuốn Catechisms
Đây là một cuốn giáo lý mà tác giả muốn viết cho những người dạy giáo lý dùng. Cuốn sách được viết bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch phân đôi từ trên xuống dưới: bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh (chữ xiên), bên tay phải là chữ Việt (chữ đứng). Để độc giả dễ dàng đối chiếu hai thứ chữ, Đắc Lộ đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự cho hai phần La Việt, rồi chính giữa trang cũng đặt mẫu tự cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách có 319 trang, không đề Lời tựa.
3/ Thông tin ấn bản đặc biệt
Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659) là một cuốn sách nhỏ bé nhưng sẽ giúp độc giả, những người đọc hiểu biết sâu rộng hơn về ngôn ngữ mà mình đang sử dụng. Hướng tới ngày TÔN VINH TIẾNG VIỆT (08.09) cuốn sách được xuất bản dưới hình thức đặc biệt:
- Bìa sách được làm trên chất liệu gỗ và thiết kế như một chiếc hộp đựng trang trọng để tôn vinh những giá trị mà cuốn sách mang lại cũng như tôn vinh tiếng Việt
- Tên sách được khắc laze trực tiếp trên bề mặt gỗ
- Ruột được in trên chất liệu giấy mỹ thuật
- Số lượng giới hạn: 100 cuốn dành cho 100 bạn đọc đặt trước
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng | Có |
---|---|
Công ty phát hành | Thái Hà |
Ngày xuất bản | 2023-08-01 00:00:00 |
Kích thước | 14.5 x 20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 228 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 6722566175098 |