Mặc dù những phát minh hiện đại thời nay đang giúp con người xích lại gần nhau hơn, nhưng thực sự vẫn còn đó những rào cản về tri thức khiến con người cũng như các dân tộc chưa thể hiểu biết được lẫn nhau. Hiện nay, như ta rất thường thấy trong lịch sử thế giới, sự phát triển về giao tiếp vật chất đã vượt lên trước sự phát triển về giao tiếp trí tuệ; và chính trong thời đại mà các phương thức truyền thông phát triển nhanh như hiện nay thì việc hiểu biết và thông cảm giữa các dân tộc càng cần phải được quan tâm thực hiện.
Người ta luôn nghe những lời lẽ (thậm chí do các đại học giả phương Tây nói) đại loại như: “Thời Hôn Ám ở Âu Châu đã đẩy thế giới đến một trình độ văn hoá thấp nhất.” Nói như vậy là không biết rằng: cùng lúc với thời Hôn Ám ở Âu Châu, một nền văn hoá rực rỡ huy hoàng của nhân loại đang xảy ra dưới đời Đường tại Trung Quốc, và quyển sách đầu tiên của thế giới đã được in ra tại vương quốc này trong thế kỷ IX. Rất nhiều người chúng ta ở phương Tây đã có cái nhìn mà Trang Tử bảo là “ếch ngồi đáy giếng” (well-frog), tức là xem cả thế giới lớn bằng cái vòm trời qua miệng giếng. Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hoá Hi Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu được các nền văn hoá nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hoá của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có sự đánh giá khách quan.
Chính vì các nguyên do đó mà bản dịch Anh ngữ này ra đời, với niềm hy vọng rằng nó sẽ giúp phương Tây thấy được một học giả Trung Quốc vốn được đào tạo theo kiểu phương Tây đã nhận định thế nào về nền triết học của chính đất nước của ông. Đây là bản dịch của Trung Quốc Triết Học Sử, của Tiến sĩ Phùng Hữu Lan, tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) và hiện (1937) giảng dạy triết học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Quyển I bao quát thời đại Tử Học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 TCN, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất. Quyển II nối tiếp lịch sử triết học Trung Quốc, từ cuối thời đại Tử Học cho đến hiện nay.
Chúng ta cần chú ý rằng tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của ông không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú. Khi chuyển các đoạn văn trích này sang Anh ngữ, tôi cố bám vào nguyên tác, đồng thời cũng tham bác các bản dịch có sẵn bằng các ngôn ngữ phương Tây. Để thuận tiện, tôi đưa vào các ghi chú tham khảo, và tôi hiếm khi chấp nhận các lời dịch đó mà không có sự điều chỉnh của chính mình, ngõ hầu bản dịch của tôi được chính xác hơn
Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tuỳ ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó. Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.
Nói rằng Trung Quốc không có triết học cận đại, thì nó không có nghĩa rằng trong thời cận đại Trung Quốc không có triết học. Tuy nhiên, nó nêu ra một sự khác biệt quan trọng giữa Trung Quốc và Tây phương. Trong lịch sử triết học Tây phương, cái gọi là triết học trung cổ và triết học cận đại ngoài sự bất đồng về thời đại phát sinh còn có sự khác biệt rất rõ ràng về tinh thần và diện mục của chúng. Trong lịch sử triết học Tây phương, các hệ thống triết học được thành lập do các triết gia như Plato, Aristotle, vốn là cốt lõi của nền triết học thượng cổ của họ. Triết học trung cổ phần lớn đã chuyển mình trong các hệ thống này. Trong nền triết học trung cổ ấy có những thành phần mới thuộc về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Thiên Chúa giáo. Các triết gia thời ấy cũng không phải là không thường có kiến giải mới, nhưng những thành phần mới và những kiến giải mới này cũng dựa vào các hệ thống triết học cổ đại, dùng những thuật ngữ của triết học cổ đại để diễn đạt. Bình cũ không thể chứa rượu mới. Trong triết học trung cổ của Tây phương không phải hoàn toàn không có rượu mới, nhưng vì lượng rượu mới này không nhiều hoặc vì nó không quá mới, cho nên nó có thể chứa được trong cái bình cũ của triết học cổ đại. Đến thời hiện đại, tư tưởng con người hoàn toàn biến đổi, các tân triết gia đều trực tiếp quan sát sự thực. Triết học của họ không dựa theo xưa và các thuật ngữ họ dùng phần lớn là tân tạo. Nói cách khác, rượu mới vừa nhiều vừa mới nên cái bình cũ không thể chứa nổi. Cái bình cũ bị phá vỡ và cái bình mới đã thay thế. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng trong lịch sử triết học Tây phương cái gọi là triết học trung cổ và triết học cận đại ngoài sự bất đồng về thời đại phát sinh còn có sự khác biệt rất rõ ràng về tinh thần và diện mục của chúng.
Lời tựa của dịch giả Derk Bodde
Tiến sĩ Phùng Hữu Lan tự là Chi Sinh, sinh ngày 4 tháng 12 năm 1895 tại trấn Kỳ Nghi, huyện Đường Hà, tỉnh Hà Nam.
Tiến sĩ Phùng Hữu Lan (1895-1990) - tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) năm 1924 - rực sáng suốt thế kỷ 20 như là một sử gia hàng đầu về triết học Trung Quốc, đồng thời cũng là triết gia hiện đại với học thuyết Tân lý học mà ngày nay được gọi là “Phùng học". Học giả Lý Thận của Trung Quốc cho rằng nếu người Trung Quốc biết đến học thuật của phương Tây nhờ các công trình dịch thuật và giới thiệu của Nghiêm Phục, thì người ngoại quốc hiểu được triết học Trung Quốc phần lớn là nhờ Phùng Hữu Lan.
Từ khi ra đời, bộ Trung Quốc Triết Học Sử (quyển I, 1931; quyển II, 1934) đã trở thành Phùng Hữu Lan đã trở thành sách giáo khoa trọng yếu của bậc đại học và cũng là tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực lịch sử Triết học Trung Quốc, chiếm địa vị quan trọng không chỉ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (với nguyên tác Hán ngữ), mà còn ở phương Tây (với bản dịch Anh ngữ của Derk Bodde từ năm 1937). Bộ sách này đã được Lê Anh Minh dịch là Lịch Sử Triết Học Trung Quốc (2 tập, NXB Khoa Học Xã Hội, 2007).
Sau khi xuất bản Lịch Sử Triết Học Trung Quốc (nguyên tác Hán ngữ) Phùng Hữu Lan viết một bản rút gọn bằng tiếng Anh, nhan đề A Short History of Chinese Philosophy, Macmillan Company xuất bản 1948. NXB Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giới thiệu bản dịch mới của Lê Anh Minh, dịch trực tiếp từ bản tiếng Anh (1948) nói trên, và mong rằng bản dịch mới mẻ, trung thành với nguyên tác này sẽ đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu hiện nay của độc giả.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Sách Ngọc Trâm |
---|---|
Ngày xuất bản | 2023-07-10 15:08:59 |
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 1368 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 9898299077833 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc