Giới thiệu Lọc gió động cơ Mazda CX5 2012 đến 2021 hàng chính hãng Denso
Lọc gió động cơ Mazda CX5 2012 đến 2021 hàng chính hãng Denso
Lọc gió cho động cơ xe hơi là một trong những phụ kiện tưởng chừng như đơn giản, giá thành cực rẻ so với tổng thể chung của một chiếc ô tô, nhưng lại có chức năng cực kì quan trọng tới sự hoạt động bền bỉ và hiệu suất của động cơ vì là bộ phận tiếp nhận và lọc không khí sạch đầu vào cho động cơ.
Theo thời gian, lọc gió sẽ bị bẩn dần do bám nhiều bụi từ ngoài không khí, dẫn đến hiện tượng xe bị giảm bớt công suất, bị nóng máy hoặc tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Ngoài ra, nếu để lọc gió quá bẩn có thể xuất hiện muội than trong buồng đốt hoặc nếu bụi lọt qua nhiều có thể khiến cảm biến lưu lượng khí nạp nhận biết sai, cung cấp nhiên liệu không chính xác cho động cơ.
Khi nào cần thay thế lọc gió động cơ?
Theo khuyến cáo của hầu hết các nhà sản xuất, nên vệ sinh lọc gió cứ 5.000 km một lần và thay mới sau mỗi 20.000 km. Tuy nhiên, nếu xe hoạt động trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sớm hơn và thay mới sau khoảng 15.000 km. Trường hợp lọc gió bị rách, ẩm hay khó vệ sinh thì nên thay mới.
Người sử dụng có thể tự kiểm tra (không theo định kỳ) để biết thời điểm cần thay thế lọc gió. Đây là bộ phận rất dễ tháo lắp, không đòi hỏi nhiều quy trình phức tạp nên lái xe có thể hoàn toàn tự làm được.
Lọc gió động cơ xe Mazda CX5 được sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của hãng Denso Japan đồng thời được sản xuất từ loại vật liệu cao cấp giúp cho quá trình lọc bụi không khí đầu vào đúng yêu cầu kỹ thuật.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Tên sản phẩm: Lọc gió động cơ Denso
Nhà sản xuất: Denso
Kích thước: Dài 272mm,rộng 182mm, dày 42mm
Lọc gió động cơ 1060 Denso phù hợp với các dòng xe: Mazda CX5 2012-2017, 2018-2021
Quy trình thay lọc gió ô tô
Bước 1: Lọc gió nằm ở trong khoang động cơ, tức là cần mở nắp ca-pô ra trước tiên. Lưu ý, nếu xe vừa hoạt động xong nên để nghỉ một thời gian để tỏa nhiệt động cơ, sau đó mới thực hiện.
Bước 2: Xác định vị trí lọc gió. Bộ phận này thường đặt trong một chiếc hộp, được thiết kế để dễ tìm thấy. Hộp có thể được cài bằng lẫy hoặc bắt vít tùy xe. Trước khi lấy lọc gió ra ngoài nên nhớ vị trí ban đầu để lúc lắp lại dễ dàng hơn.
Bước 3: Tháo lọc gió. Có thể vệ sinh bằng cách gõ nhẹ xuống mặt đất để bụi bẩn rơi ra ngoài. Sau đó dùng máy xịt khí để thổi bụi ở các khe của tấm lọc. Tránh xịt với áp suất cao khiến rách màng lọc, xịt lọc gió theo 1 chiều từ phía sạch sang phía bẩn để đẩy bụi bẩn ra ngoài. Lưu ý, không được để nước lọt vào lọc gió bởi nước sẽ làm hỏng bộ phận này, đặc biệt với lọc gió giấy. Trường hợp lọc gió đến kỳ thay thế thì bỏ đi lọc gió cũ và thay bằng loại mới.
Bước 4: Lắp lại lọc gió vào vị trí cũ. Nhớ ấn lẫy hoặc bắt vít chặt, sau đó đóng nắp hộp lọc gió lại. Đóng nắp ca-pô.