Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Osho Phiên bản: Tái Bản Dịch Giả :Lê Xuân Khoa Năm XB: 2019 Loại bìa: Bìa mềm Số trang: 290 Nhà xuất bản: Hà Nội
ĐỨC PHẬT
Tên của Đức Phật là Siddhartha Gautama. Phật không phải là tên ông, từ đó chỉ trạng thái tỉnh thức của ông. Phật đơn giản nghĩa là “người tỉnh thức”. Đức Phật là người tỉnh thức nổi tiếng nhất nhưng không phải là người tỉnh thức duy nhất. Có nhiều vị Phật trước ông và nhiều vị Phật sau ông – và bởi mỗi con người đều có thể trở thành một vị Phật nên những vị Phật mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Tất cả mọi người đều có tiềm năng này... vấn đề chỉ là thời gian. Một ngày nào đó, bị thực tại bên ngoài quấy nhiễu, tuyệt vọng vì đã thấy mọi thứ và lại chẳng tìm ra điều gì, bạn chắc chắn sẽ quay vào trong.
Từ buddha (Phật) có nghĩa là “trí tuệ được đánh thức”. Từ buddhi (trí tuệ) cũng có chung một gốc với từ này. Gốc từ budh có nhiều tầng nghĩa. Không có từ đơn tiếng Việt nào mang nghĩa tương đương. Nó có nhiều ngụ ý, nó linh động và có tính thi ca. Không ngôn ngữ nào ngoài tiếng Phạn có một từ giống như budh. Nó có ít nhất năm nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên là thức dậy và đánh thức. Nói cách khác, nó đối nghịch với việc ngủ, với tình trạng lơ mơ trong ảo mộng mà từ đó ta thức tỉnh như thể bước ra khỏi một giấc mơ. Đó là nghĩa thứ nhất của trí tuệ, budh: tạo ra một sự thức tỉnh bên trong bạn.
Trí tuệ chính là khả năng sống trong hiện tại. Càng sống trong quá khứ hoặc tương lai thì bạn càng ít trí tuệ. Trí tuệ là khả năng ở đây, bây giờ, tại chính Đức Phật 9 khoảnh khắc này và không đâu khác. Như vậy là bạn tỉnh thức
Nghĩa thứ hai của budh là nhận ra và chú ý. Một vị Phật là người nhận ra cái giả là cái giả, và đã mở mắt ra để thấy cái thật là cái thật. Nhận chân cái giả là khởi đầu Đức Phật 11 để hiểu chân lý. Chỉ khi bạn thấy cái giả là giả, bạn mới có thể nhận rõ chân lý là gì. Bạn không thể tiếp tục sống trong ảo giác, bạn không thể tiếp tục sống trong những đức tin của mình, bạn không thể tiếp tục sống trong những định kiến nếu bạn muốn biết chân lý. Cái giả phải được nhận ra là giả. Đó là nghĩa thứ hai của budh, nhận ra cái giả là giả, cái không thật là không thật.
Nghĩa thứ ba của gốc từ budh, trí tuệ, là “biết”, là “hiểu”. Đức Phật biết cái đang diễn ra, ông ấy hiểu cái đang diễn ra, và trong chính sự thấu hiểu đó ông ấy tự do khỏi mọi sự bó buộc. Budh nghĩa là biết theo nghĩa thấu hiểu chứ không theo nghĩa tích lũy kiến thức. Phật không tích lũy kiến thức. Người trí tuệ không quan tâm nhiều đến thông tin hay kiến thức. Người trí tuệ quan tâm nhiều đến khả năng biết. Điều người ấy quan tâm là việc biết chứ không phải kiến thức.
Nghĩa thứ tư là khai sáng và được khai sáng. Đức Phật là ánh sáng, ông ấy đã trở thành ánh sáng. Do ông ấy là ánh sáng, một cách tự nhiên và hiển nhiên, ông ấy chiếu ánh sáng cho những người khác. Ông là sự soi sáng. Bóng tối của ông đã biến mất, ngọn lửa bên trong ông cháy lên rạng ngời. Ngọn lửa không khói. Nó