Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách: Làm Cha Mẹ Cũng Cần Phải Học – 7 Bài Học Dành Cho Cha Mẹ
Sách: Làm Cha Mẹ Cũng Cần Phải Học – 7 Bài Học Dành Cho Cha Mẹ
Mã sản phẩm: 8936067595727 Tác giả : Liệu Khang Cường/Trương Hoành Vũ Dịch giả :Tuệ Văn NXB: NXB Phụ Nữ Kích thước : 16 x 23 cm Năm xuất bản : 2019 Số trang : 320 Khối lượng : 450 grams Bìa : Mềm - tay gập
Sách: Làm Cha Mẹ Cũng Cần Phải Học – 7 Bài Học Dành Cho Cha Mẹ
Để có một phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn nhất, thì ngay từ khi bắt đầu làm cha mẹ, bạn đã phải xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện để trở thành bậc cha mẹ có tinh thần trách nhiệm, xem việc làm cha mẹ là một công việc thực thụ để chăm chỉ rèn luyện bản thân hơn. Muốn trở thành cha mẹ tốt thì cần có các phương pháp và kiến thức dạy dỗ khoa học, không nên chỉ dựa vào những tình cảm đơn thuần và kinh nghiệm truyền thống. Để nâng cao trình độ và kĩ năng giáo dục trẻ, cha mẹ nên tuân theo những phương pháp giáo dục đã được trình bày trong cuốn sách Làm cha mẹ cũng cần phải học - 7 bài học dành cho cha mẹ dưới đây.
Cha mẹ tốt là người biết cách “thả” con ra ngoài cuộc sống
Tuổi thơ ấu là giai đoạn trẻ ham thích khám phá. Khi đó hoạt động thể lực và trí não của trẻ đã phát triển toàn diện, bởi vậy cần phải kích thích trí tuệ trẻ một cách hợp lí. Nếu chỉ để trẻ tiếp xúc trong phạm vi gia đình, dần dần sẽ khiến trẻ sống khép kín hơn, tạo thói quen không thích hoạt động, thiếu kĩ năng sống, điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó cha mẹ nhất định nên khuyến khích trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, giúp trẻ làm quen với thế giới bên ngoài. Không nên chỉ nhốt chúng trong một không gian chật hẹp. Trong quá trình giáo dục, cha mẹ nên dành phần lớn thời gian để trẻ tự rèn luyện, tự do vui chơi và không ngừng học hỏi; cần cho trẻ học tập từ trong cuộc sống hàng ngày, dạy trẻ biết quý trọng sinh mạng của bản thân hơn và tự mình kiểm soát được hành vi. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và trở thành người có trách nhiệm với xã hội.
Cha mẹ tốt hơn thầy cô giỏi
Trường học, gia đình và xã hội là ba yếu tố chính trong quá trình giáo dục trẻ. Trong đó gia đình là môi trường tiếp xúc đầu tiên của trẻ, sự tốt xấu trong giáo dục gia đình không chỉ ảnh hưởng tới phương hướng và khả năng phát triển của trẻ mà còn quyết định đến cuộc đời trẻ. Rất nhiều cha mẹ luôn so sánh con mình với những đứa trẻ khác, nhất là với anh chị em họ hoặc những đứa trẻ hàng xóm. Cha mẹ nghĩ so sánh thế này sẽ giúp trẻ nỗ lực hơn, nhưng thực chất đó lại là suy nghĩ nông cạn, vì trẻ dù có toàn diện đến mấy cũng không tránh khỏi khuyết điểm. Việc khuyết điểm bị đem ra so sánh với ưu điểm sẽ tạo cho trẻ một tâm lí không vui vẻ.