Những nhà tâm lí học đã xác định được rằng sự phát triển về não bộ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể bởi thế giới xung quanh chúng. Trò chơi ghép hình đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ này. Trẻ có thể học được cách trực tiếp tiếp xúc với môi trường xung quanh và thấy được sự biến đổi liên tục của nó thông qua việc chơi ghép hình.
- Phát triển kĩ năng phối hợp tay và mắt
Khi trẻ lật, xoay, lấy ra, ghép vào các mảnh ghép, chúng đang trực tiếp học được cách rèn luyện phối hợp tay và mắt. Đôi mắt nhìn thấy những mảnh ghép và bộ não điều khiển tay lấy những mản ghép phù hợp với từng vị trí để trẻ đặt miếng ghép vào đúng nơi. Điều đó có nghĩa là, tay và mắt của trẻ làm việc cùng nhau để tìm thấy được những mảnh ghép phù hợp và vận dụng nó để ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh.
- Khám phá sự khéo léo của trẻ
Cũng tương tự như kĩ năng phối hợp tay và mắt, đồ chơi ghép hình còn giúp trẻ phát triển các động tác vận động như khám phá ra sự khéo léo của đôi tay hay những kĩ năng vận động cần thiết để có thể cầm nắm được những mảnh ghép nhỏ bé. Kỹ năng vận động này giúp ích rất nhiều cho trẻ sau này, đặc biệt là kĩ năng cầm viết và nhiều thành tựu khác.
- Phát triển được sự khéo léo này
Điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với trẻ sơ sinh và trẻ trước độ tuổi đến trường, khám phá ra sự khéo léo này là một mặt, còn việc có phát triển chúng lên được hay không lại còn là một chuyện khác. Kĩ năng khéo léo này sẽ được thực sự phát triển nếu được trẻ luyện tập thường xuyên với các bộ ghép hình có độ khó dần tăng lên, tạo sự thách thức cho trẻ.
- Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả là một trong những kĩ năng và giá trị cuộc sống quan trọng trẻ cần phải có. Việc một đức trẻ có thể nhìn ra được mảnh ghép này là khớp hay không khớp với vị trí đó chính là cách chúng tư duy suy luận để phát triển kĩ năng quan trọng này. Quan trọng hơn, trò chơi ghép hình sẽ không bao giờ thành công được nếu trẻ gian lận, vì vậy, trẻ phải tự suy luận một cách nghiêm túc cho đến khi chúng thực sự tạo thành một bức hoàn chỉnh bằng chính công sức của chúng. Điều này giúp trẻ rèn luyện rất nhiều kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Phát triển trí nhớ
Hình ghép đơn giản và các loại ghép hình nói chung có thể giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ. Ví dụ, trẻ phải nhớ được hình dáng, kích thước và màu sắc của những mảnh ghép thì mới đặt cho khớp được. Nếu có một mảnh ghép không phù hợp, chúng sẽ để mảnh ghép đó sang một bên và đến khi tới vị trí cầ