Tập sách này giới thiệu bản dịch (và chú giải) bốn tuyệt phẩm của Martin Heidegger (1989-1976):
1. VẬT (Das Ding/ The Thing);
2. XÂY Ở SUY TƯ (Bauen Wohnen Denken/ Building Dwelling Thinking);
3. NGUỒN GỐC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT (Der Ursprung des Kunstwerkes/ The Origin of the Work of Art);
4. Phần dẫn nhập của danh phẩm TỒN TẠI VÀ THỜI GIAN (Sein und Zeit/Being and Time), với nhan đề: “Trình bày về ý nghĩa của câu hỏi về Tồn Tại”, gồm hai chương với 8 đoạn.
Các bản dịch trên được sắp xếp đơn giản theo mức độ ngắn dài để tiện cho việc đọc. Tuy nhiên, để dễ theo dõi nội dung và diễn biến trong hành trình tư tưởng của M. Heidegger, ta không thể không lưu ý đến trình tự thời gian và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm ấy. Xin lược qua thật ngắn gọn như sau:
1. “Tồn tại và Thời gian” hẳn nhiên là tác phẩm quan trọng nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất của Heidegger. Phần I công bố năm 1927, còn Phần 2 được hứa hẹn nhưng không xuất hiện (lý do được tìm hiểu trong phần Chú giải có liên quan của người dịch). Hai Chương Dẫn nhập của tác giả có tầm quan trọng đặc biệt về mục đích nghiên cứu lẫn phương pháp luận nghiên cứu (phương pháp hiện tượng học) không chỉ cho bản thân tác phẩm mà cho toàn bộ triết học của Heidegger. Ngoài hai chương Dẫn nhập được giới thiệu ở đây. Phần còn lại của tác phẩm (gồm 75 đoạn) đang được tiếp tục dịch, chú giải và thảo luận tại lớp học tự nguyện vào sáng chủ hật hàng tuần của một số anh chị em yêu thích triết học và sẽ được in trọn vẹn khi hoàn tất.
2. "Nguồn gốc tác phẩm nghệ thuật": Trong ấn bản của NXB Reclam (1960), Heidegger cho biết lai lịch của nó: "Phiên bản đầu tiên của luận văn này là một bài giảng vào ngày 13.11.1935 của tôi tại Hiệp hội nghệ thuật học (Kunstwissenschafliche Gesellschaft) ở Freiburg i. Bresgau và được lặp lại vào tháng 1.1936 ở Zuerich theo lời mời của hội sinh viên. Tập Holzwege (Những con đường rừng) gồm văn bản của ba bài giảng tại Frankfurt/M vào các ngày 17 và 24.11 và ngày 4.12.1936. Một phần Lời bạt được viết muộn hơn.
Văn bản nói trên trong Holzwege được in lại trong ấn bản đặc biệt này [bản Reclam] có sửa chữa đôi chút. Phần Phụ lục được viết năm 1956 nhằm giải thích một vài thuật ngữ chủ đạo.
Dẫn nhập do H.G. Gadamer soạn sẽ giúp người đọc dễ theo dõi các tác phẩm hậu kỳ của tôi. Ấn bản Reclam này dành để tưởng niệm Theodor Hetzer."
Bản dịch này, do đó, căn cứ vào ấn bản Reclam (1960), với đầy đủ Lời bạt, Phụ lục, và cả phần Dẫn nhập xuất sắc, đầy thẩm quyền của Hans - Georg Gadamer, môn đệ gần gũi và nổi tiếng của Heidegger. Dẫn nhập của Gadamer không đề ngày, (và hình như chưa có bản dịch sang tiếng Anh) nhưng dự đoán là được soạn dành cho ấn bản đặc biệt này (1960) và được đặt ở cuối sách (các trang 93-114). Trong bản dịch, chúng tôi mạn phép đặt Dẫn nhập ở đầu văn bản cho xứng với tầm vóc của nó và giúp người đọc dễ hiểu tác phẩm này.
3. Luận văn ngắn: Vật (Das Ding) như một kết nối giữa tác phẩm Nguồn gốc tác phẩm nghệ thuật) và Xây Ở Suy tư. Trong ấn bản Vortrage und Aufsatze/Diễn từ và Tiểu luận (Pfullingen: Neske, 1954), Heidegger cho biết đây là: "Bài giảng ngày 06.06.1950 tại Viện Hàn Lâm Mỹ thuật Bayern; được in trong Jahrbuch der Akademie/ Niên giám của Viện Hàn Lâm, tập 1, tr 128 và tiếp". Tập này được đưa vào Toàn tập Heidegger (GA), Tập 7, tr. 166-187. Bản dịch căn cứ vào nguyên bản nói trên.
4. Xây, Ở, Suy tư cũng được dịch căn cứ vào bài in trong tập Vortraege und Aufsaetze/ Diễn từ và Tiểu luận (Pfullingen: Neske, 1954), thuộc Tập 7 của Toàn tập Heidegger (GA), tr 144-164). Trong ấn bản này, Heidegger cho biết: "Đây là bài giảng vào ngày 5.8.1951 trong khuôn khổ Hội luận (Colloquium) II ở Darmstadt về "Con người và Không gian", được in lần đầu tiên trong Kỷ yếu của Hội luận, NXB Neue Darmstaedter Verlaganstalt ( 1952), tr.72 và tiếp".
Tập sách này giới thiêu bốn tuyệt phẩm cách nhau 25 năm của Martin Heidegger. Đây là quãng thời gan dài giữa lòng một châu Âu khói lửa với sự hoành hành và sụp đổ của chế độ Đức quốc xã - mà Heidegger có nhiều "duyên nợ" đầy vướng mắc và gây tranh cãi - và những năm tháng đầu tiên của thời kỳ tái thiết hậu chiến của nước Đức. "Hành trình tư tưởng" hay “con đường suy tư” của Heidegger cũng trải qua nhiều biến chuyển trong thời gian ấy, như thể có nhiều Heidegger khác nhau! Bản thân ông xác nhận một "bước ngoặt" hay "khúc quanh" bắt đầu vào năm 1930 (ba năm sau Tồn Tại và Thời Gian (1927) và thời kỳ này chỉ kết thúc khi chuyển sang "suy tư về Ereignis” vào các năm 1936-1938, tức bao hàm cả thời kỳ viết Nguồn gốc tác phẩm nghệ thuật (1955). Vậy, ta có ba chân dung về Heidegger (tất nhiên có liên hệ với nhau): một Heidegger sơ kỳ (trước 1950), một Heidegger trung kỳ hay quá độ (1956-1938) và một Heidegger hậu kỳ (sau 1958). Tuy nhiên, với Xây Ở Suy Tư (1961), dường như có một "bước ngoặt" mới bắt đầu từ 1946, khiến có người (như Julian Young) muốn nhận điện rất có cơ sở thêm một Heidegger thứ tư: Heidegger "hậu chiến". Đó cũng là cách để nhận rõ rằng triết học về nghệ thuật của Heidegger không kết thúc với Nguồn gốc tác phẩm nghệ thuật lừng danh mà còn tiếp tục biến chuyển trong suốt bơn 40 năm tiếp theo từ quá trình “tiếp cận” thi ca và tư tưởng của Hölderlin cho đến các trào lưu nghệ thuật hiện đại và đương đại.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Trust Books |
---|---|
Ngày xuất bản | 2021-12-12 21:49:05 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 456 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
SKU | 1691340403575 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc