Khi người tiêu dùng trở nên “luôn vận động” họ ưa thích những sản phẩm hoặc dịch vụ tiện lợi phục vụ tốt nhất cho cuộc sống bận rộn. Thói quen tiêu dùng của người Việt cũng thay đổi. Nếu như trước đây khách hàng chỉ mua đồ theo nhu cầu sử dụng thì giờ nhu cầu đó thường phát sinh vì bị thu hút bởi hình thức và sự khác biệt sản phẩm về màu sắc, kiểu dáng thời trang. Miniso đang nắm bắt đúng xu hướng này. Các sản phẩm của Miniso được sáng tạo, thiết kế theo xu hướng thời trang mới nhất trên thế giới để biến những sản phẩm tiêu dùng thông thường thành những phụ kiện thời trang theo phong cách cá nhân. Cuốn sách “MINISO Cuộc cách mạng bán lẻ toàn cầu” không đơn giản là giúp những ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc của Miniso, mà nó là sự thấu lược về sự vận động của hàng hóa, người tiêu dùng và thị trường hiện nay.
MÃ VÂN (JACK MA)
Mã Vân nói, thời đại thương mại điện tử đơn thuần đã qua, 10 năm tới sẽ là thời của bán lẻ với phương thức mới, chắc chắn phải biết kết hợp giữa truyền thông đại chúng (ATL) và truyền thông theo đối tượng (BTL). MINISO chính là doanh nghiệp tiên phong trong việc cải cách, là sự pha trộn tuyệt vời giữa bán online và truyền thống. MINISO đã thành công trong việc mở 1.500 cửa hàng trên toàn thế giới trong vòng 2 năm và thu về 5 tỷ USD trong vòng 3 năm, với hàng chục triệu khách hàng. Có người nói, MINISO là tượng đài trong việc tái cơ cấu ngành bán lẻ, cũng có người gọi MINISO là thần thoại.DIỆP QUỐC PHÚ
Diệp Quốc Phú nói, 99% các mô hình doanh nghiệp đều cần phải cải cách, trong đó chỉ có 1% may mắn sống sót. Và Diệp Quốc Phú – người sáng lập nên MINISO chính là kẻ đã lội ngược dòng ngoạn mục, kết hợp hoàn hảo kinh doanh truyền thống và kinh doanh online một cách thành công. Diệp Quốc Phú tạo ra một cơn sóng lớn từ đôi bàn tay trắng. Vậy, bí quyết thành công của ông là gì? Cuốn sách này chắc chắn sẽ cho bạn đáp án
“Sự ra đời của MINISO giống như chiếc bút đâm thủng tờ giấy, thay đổi sự tiêu cực tồn đọng của ngành bán lẻ. Thứ nhất là thay đổi sự cũ kỹ, thứ hai là khống chế sự tham lam trong giá cả của các doanh nghiệp. Điểm quan trọng trong kinh doanh có lẽ thật sự không nằm ở thị trường online hay offline mà là khoảng cách giữa xưởng sản xuất đến các cửa hàng.” LANG HÀM BÌNH (郎咸平)
“Mô hình kinh doanh của 99% cửa hàng trên Taobao đều không phải là mô hình tiên tiến. 99% cửa hàng trên Taobao đều là những doanh nghiệp truyền thống biết tận dụng internet mà thôi. Việc phân cấp đại lý bán lẻ không hề có tương lai, dù cho có số sót được nhờ phần thuế lẻ từ cổ tức. Song, nếu cổ tức biến mất hoặc các doanh nghiệp bán lẻ cũng có cổ tức, vậy thì những thứ đồ kia sẽ chết đi, cả hai thị trường online và offline đều không có tương lai.”
Tại Việt Nam, lâu nay những sản phẩm của Miniso – một thương hiệu bán lẻ nổi tiếng vài năm gần đây tại nhiều quốc gia châu Á, thường được người tiêu dùng mua theo đường “xách tay”. Dù trước mắt vẫn còn đang nổ ra tranh cãi về thương hiệu này, rằng nó là hàng Nhật thật hay thực ra là của Trung Quốc thì vẫn không thể phủ nhận, tin Miniso về Việt Nam vẫn làm các tín đồ shopping, nhất là những người thích mấy vật dụng xinh xinh yêu yêu tỏ ra háo hức. Vậy cuối cùng Miniso là gì?
Gõ cụm từ “Miniso” trên google, có tới gần nửa triệu kết quả hiện ra cho bạn. Theo thông tin từ website chính thức của Miniso, thương hiệu bán lẻ này được thành lập bởi nhà thiết kế Nhật Bản Miyake Jyunya và doanh nhân Trung Quốc Ye Guo Fu. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2013. Miniso cũng đã bắt đầu “xâm lược” thị trường Đông Nam Á gần đây. Ở các nước như Philippines, Thái Lan, Singapore, Miniso gửi gắm hàng chục cửa hàng. Đến nay, hãng mong muốn một ngày nào đó sẽ sánh ngang chuỗi siêu thị 7-Eleven nổi tiếng. Không chỉ ở châu Á, thương hiệu Miniso đã bước đầu có mặt ở các thị trường khó tính tại Bắc Mỹ và châu Âu. Mục tiêu của Miniso là nâng số lượng cửa hàng trên toàn thế giới lên con số 6,000 trong vòng 5 năm tới.
Miniso đúng là một cửa hàng “lẩu thập cẩm” đúng nghĩa đen, họ có từ chiếc bút chì kẻ mắt giá 90 nghìn đồng đến chiếc tai nghe giá 900 nghìn, thậm chí cả máy hút ẩm và thiết bị Massage cổ cũng có luôn.
Tính đến thời điểm hiện tại, MINISO được đánh giá là một trong những thương hiệu bán lẻ có mức tăng trưởng đột phá trên toàn cầu. Với hơn 3,000 cửa hàng tại hơn 78 quốc gia và vùng lãnh thổ, MINISO chạm mốc 750 triệu USD doanh thu toàn cầu vào 2015 và gần 1,5 tỷ USD vào 2016. Năm 2017, thương hiệu MINISO đạt ngưỡng 1,8 tỷ USD doanh thu và đã có mặt tại rất nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Nga, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Hàn Quốc, Malaysia, Hong Kong… với trung bình có thêm 80-100 cửa hàng mới khai trương mỗi tháng trên toàn cầu. Để có được sự phát triển và thành công như hiện tại, thương hiệu này đã luôn theo đuổi một cách nhất quán triết lý về phát triển thương hiệu và thiết kế sản phẩm, và xem đó là những giá trị cốt lõi làm nên sức mạnh của MINISO như hiện nay. Khi người tiêu dùng trở nên “luôn vận động” họ ưa thích những sản phẩm hoặc dịch vụ tiện lợi phục vụ tốt nhất cho cuộc sống bận rộn. Thói quen tiêu dùng của người Việt cũng thay đổi. Nếu như trước đây khách hàng chỉ mua đồ theo nhu cầu sử dụng thì giờ nhu cầu đó thường phát sinh vì bị thu hút bởi hình thức và sự khác biệt sản phẩm về màu sắc, kiểu dáng thời trang Miniso đang nắm bắt đúng xu hướng này. Các sản phẩm của Miniso được sáng tạo, thiết kế theo xu hướng thời trang mới nhất trên thế giới để biến những sản phẩm tiêu dùng thông thường thành những phụ kiện thời trang theo phong cách cá nhân. Để tỏ rõ là nhà bán lẻ theo xu hướng thời trang nhanh (fast fashion), cứ 3 tháng Miniso lại cho ra đời một mẫu sản phẩm mới. Những ngày đặc biệt trong năm như Năm mới, giáng sinh, lễ tình yêu, mùa hè… hàng năm đều có bộ sưu tập đặc trưng theo đúng chủ đề. Trong khi các cửa hàng khác nhập hàng theo tháng, Miniso nhập theo tuần, hàng hóa sẽ được điều chuyển 3 ngày/lần. Hiện Miniso có gần 10.000 danh mục sản phẩm, tại Việt Nam có hơn 6.000 sản phẩm. Các sản phẩm này được nhập khẩu 100%, trong đó, 80% từ Trung Quốc, còn lại sản xuất tại Hàn Quốc, Thái Lan… Hiện có trên 600 nhà sản xuất, gia công sản phẩm cho Miniso. Trong số đó, có 200 nhà máy Miniso mua lại, đầu tư nâng cấp từ các nhà máy cũ, năng suất sản xuất thấp để giảm thiểu chi phí, đồng thời tận dụng được cơ sở hạ tầng, nhân lực. Nhờ chiến lược này, Miniso có thể quản lý tốt giá thành và giảm chi phí hoạt động, chi phí đầu tư. Không chỉ vậy, các sản phẩm của Miniso luôn được săn lùng vì có mức giá rẻ, giao động từ 43.000 đồng – 129.000 đồng, phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi. Với màn chào sân ấn tượng và tốc độ phủ sóng nhanh như vậy nên chỉ sau khi Miniso xuất hiện ở Việt Nam (năm 2016), có nhiều thương hiệu cùng mô hình ra đời. Trong đó có nhiều thương hiệu cùng sử dụng một số yếu tố gây hiểu nhầm tới Miniso.
Cuốn sách “MINISO Cuộc cách mạng bán lẻ toàn cầu” không đơn giản là giúp những ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc của Miniso, mà nó là sự thấu lược về sự vận động của hàng hóa, người tiêu dùng và thị trường hiện nay.
Điều làm nên giá trị của một sản phẩm đôi khi không chỉ nằm ở việc đó là sản phẩm chất lượng ra sao, hữu dụng thế nào mà còn ở chỗ nó thuộc thương hiệu gì? Làm nên một thương hiệu phổ biến trong tâm trí người tiêu dùng vô cùng khó. Và việc đầu tiên chính là cần tìm được một ý nghĩa thương hiệu làm kim chỉ nam định hướng cho hành trình phát triển của thương hiệu.
Các xu hướng kinh doanh đang dần thay đổi, được điều chỉnh và không ngừng hoàn thiện trên nền các ý tưởng mới, dựa vào công nghệ. Thêm vào đó, cùng một nền tảng, nhưng sự thành công hay thất bại của một mô hình kinh doanh mới hoàn toàn dựa vào cách triển khai, cách tiếp cận thị trường và cách vận hành, trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng là gì để tạo ra mô hình mới sáng tạo hơn. Vấn đề đặt ra là những mô hình kinh doanh, dịch vụ mới ra đời sẽ tác động thế nào đến kinh doanh truyền thống? Nhiều ý kiến cho rằng, thương mại truyền thống sẽ không mất đi mà nó sẽ được hỗ trợ bởi kênh bán hàng trực tuyến (online) để trở thành mô hình bán hàng đa kênh (omni-channel). Các doanh nghiệp phải học nhiều hơn để bắt kịp xu thế, cộng với lợi thế sân nhà, chuẩn bị sẵn sàng trước sự thay đổi của khách hàng trong kỷ nguyên số. Bên cạnh đó, DN truyền thống phải dần chuyển sang mô hình bán hàng đa kênh để thích ứng tốt với nền kinh tế chia sẻ, nếu không sẽ bị tụt hậu.
Kinh tế thị trường đã kinh doanh là phải có cạnh tranh. Cạnh tranh thường thông qua giá, thời gian, chất lượng phục vụ và tính linh hoạt. Các DN phải chấp nhận sự thật này để chủ động bước vào cạnh tranh. Phải tìm hiểu xem đối thủ hơn mình ở điểm nào để từ đó khắc phục các điểm yếu. Chẳng hạn, trong kinh doanh taxi, các DN đang áp dụng một biểu giá phẳng, còn Grab thì áp dụng mức giá rất linh động, tùy từng thời điểm. Vậy các DN có thể tính toán giá linh động được không? Mặt khác, phải nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên theo các tiêu chí tiện lợi, nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch về giá và thời gian đi. Nói chung là DN cần phải làm minh bạch về dịch vụ của mình để thu hút khách. Trong kinh doanh dịch vụ, DN càng chú ý đến các nhu cầu chi tiết nhất của khách hàng thì tỷ lệ thành công càng cao. Thực tế cho thấy, những dịch vụ được đề cập trong bài viết chỉ là những sản phẩm khởi đầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Theo dự báo, sẽ còn hàng loạt loại hình dịch vụ ra đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong tương lai cũng sẽ được số hóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối. Các dịch vụ này hoàn toàn có thể thực hiện xuyên biên giới, sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh còn khốc liệt hơn so với hiện nay. Sự biến đổi liên tục của công nghệ sẽ còn tiếp tục tạo ra thách thức mới, khó thể thỏa mãn xung đột giữa cái cũ và cái mới. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước phải ngồi lại để bàn bạc, tạo ra cơ chế chính sách phù hợp, tạo sân chơi bình đẳng cho các DN. Ví dụ, hiện nay thuế áp dụng cho các DN nội địa thế nào thì với DN FDI cũng phải có chính sách thuế tương đương, làm sao các mô hình kinh doanh này vẫn tồn tại nhưng bảo đảm cạnh tranh công bằng. Không để xảy ra tình trạng mô hình kinh doanh này phải nộp thuế, mô hình kia thì không. Các cơ chế, chính sách mới vừa đảm bảo sự khuyến khích kinh doanh truyền thống thay đổi, vừa không hạn chế kiểu kinh doanh mới xuất hiện, nhưng không làm méo mó thị trường.Sự thay đổi trên thị trường diễn ra hàng ngày, hàng giờ, chúng ta muốn bắt kịp xu thế, muốn không lạc hậu, muốn tạo ra những giá trị cho hoạt động kinh doanh thì buộc phải hiểu và đánh giá được tình thế đang diễn ra trên thị trường hiện nay. “Miniso cuộc cách mạng bán lẻ toàn cầu” sẽ là cẩm nang trang bị cho bạn những kiến thức mới mẻ, phong phú về thương hiệu Miniso nói riêng nhưng sẽ là hệ thống kinh doanh trên thị trường nói chung hiện nay
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | BIZBOOKS |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-05-29 16:23:55 |
Kích thước | 14,5 x 20,6 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 500 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
SKU | 2070641815149 |
nguyên lý marketing viết đi đừng sợ cuộc đời của pi trải nghiệm khách hàng xuất sắc sách marketing digital marketing - từ chiến lược đến thực thi content hay nói thay nước bọt marketing giỏi phải kiếm được tiền 22 quy luật bất biến trong marketing rio book người bán hàng vĩ đại nhất thế giới thương hiệu nghệ thuật bán hàng bậc cao khiêu vũ với ngòi bút digital marketing sách kinh doanh search inside yourself hiệu ứng chim mồi content nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện google ads xấu thế nào đẹp ra sao marketing 90 20 30 con đường trở thành freelance writer kinh doanh philip kotler cha giàu cha nghèo đừng bao giờ đi ăn một mình bí mật dotcom