Tác giả: Đặng Văn Bảy
Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ Việt Nam
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 294
Hình thức: Bìa Mềm
Nội dung:
Tác phẩm Nam nữ bình quyền của tác giả Đặng Văn Bảy phát hành năm 1928 là tiếng nói có giá trị về vấn đề bình đẳng giới của Việt Nam thời bấy giờ và đến tận cả ngày nay. Đây là một tài liệu quý để tham khảo, nghiên cứu về vấn đề giới và bình đẳng giới ở Việt Nam, vốn mang nặng tư tưởng phong kiến, Nho học “trọng nam khinh nữ”, không đề cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội. Đúng như tiến sĩ Bùi Trân Phượng đã đánh giá: “Một tư tưởng nữ quyền tiên phong và thấu đáo” tác giả và tác phẩm không chỉ đấu tranh cho nam nữ bình quyền, cho bình đẳng giới, mà cho bình đẳng giữa người và người, cho quyền của mọi con người được sống bình đẳng, được tôn trọng phẩm hạnh làm người của mình; tức là đấu tranh cho một giá trị được coi là tối thượng, mà tác giả gọi là lẽ công bình thiên nhiên”. Tư tưởng tiến bộ và đi trước thời đại của tác giả thể hiện ở chỗ, tác giả đã vận dụng và soi chiếu một cách hết sức dung dị và sâu sắc tư tưởng nam nữ bình quyền trong mối quan hệ trai gái, quan hệ vợ chồng (đạo vợ chồng), trong quan niệm “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tỏng tử) của người phụ nữ, trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, quan hệ cha mẹ với con cái, trong giáo dục gia đình (bao hàm cả trí dục, đức dục và thể dục), sự bình quyền của cả nam lẫn nữ trong quan niệm về “chữ trinh, trong tự do luyến ái và kết hôn, trong quan hệ giữa hai bên gia đình “thông gia”. Cuốn sách gồm 3 phần:
Phần 1: In nguyên văn ấn bản năm 1928
Phần 2: Bản tái bản năm 2014 được chú giải cặn kẽ phương ngữ, từ cổ cũng như điều chỉnh cách trình bày và chính tả giúp bạn đọc thời nay dễ hiểu, dễ tiếp cận tác phẩm.
Phần 3: Khảo cứu, bình luận và cảm nghĩ của một số học giả có uy tín như tiến sĩ Bùi Trân Phượng, Kim Quan Đặng (tức Đặng Quan Đức), Trần Văn Khê, Lê Thị Minh Lý, Ngô Đức Thịnh.ề phụ nữ (the question of women), hướng tới các nhận thức và thực hành quyền phụ nữ (women’s rights), cũng như đấu tranh cho nữ quyền (feminism), vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và sự phát triển bền vững của đất nước.