Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt - Bản Quyền
Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt - Bản Quyền
Mô tả ngắn
Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Công ty phát hành:tThái Hà Tác giả:tTrang Thanh Hiền Ngày xuất bản:t12-2019 Kích thước:t20x20 cm Loại bìa:tBìa mềm S...
Giới thiệu Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt - Bản Quyền
Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt
Công ty phát hành:tThái Hà Tác giả:tTrang Thanh Hiền Ngày xuất bản:t12-2019 Kích thước:t20x20 cm Loại bìa:tBìa mềm Số trang:t339
Nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở Việt Nam là một trong những nghề có truyền thống lâu đời. Cho đến ngày nay, không ai biết chắc chắn nghề tạc tượng có từ bao giờ nhưng sự ra đời và phát triển của nó luôn song hành với việc thực hành nghi lễ tín ngưỡng Phật giáo nói chung. Những pho tượng Phật sớm nhất được biết đến ở Việt Nam hiện nay có niên đại khá muộn khoảng TK 11, trong khi đó sách vở thư tịch ghi chép về Phật giáo ở Việt Nam lại khá sớm. Theo đó, đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu công nguyên ở Luy Lâu, sau đó chuyển sang hai trung tâm Bành Thành, Lạc Dương ở Trung Hoa. Pho tượng Phật sớm nhất trong nghệ thuật Phật giáo Việt còn lại đến nay là tượng Adiđà chùa Phật Tích. Một trong những tác phẩm chuẩn mực nhất so với ba pho tượng có niên đại Lý còn sót lại. Nó giúp chúng ta hình dung về các nguyên tắc tạo tác tượng Phật giai đoạn này. Thời Trần, gần như không còn dấu tích nào về tượng Phật. Nghệ thuật Phật giáo thời Lê sơ thì hoàn toàn vắng bóng. Chỉ đến thời Mạc, với sự phục hưng của Phật giáo, nghệ thuật tạo tác tượng Phật đã cho ra đời những tác phẩm được xem là di sản của người Việt còn lại đến ngày nay. Lúc này, nghệ thuật tạo tác tượng Phật cũng đã khác xa với các nguyên tắc tạo hình mà chúng ta đã biết đến vào thời Lý ảnh hưởng đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các tác phẩm vô cùng nổi tiếng niện đại TK 16 như Quan m chùa Hội Hạ, Di Đà Tam Tôn chùa Thầy, TK 17 như Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp, TK18 như mười tám vị Tổ chùa Tây Phươ cùng vô số các pho tượng khác đã làm nên một điện Phật đông đảo.
Các tác phẩm điêu khắc phong phú và vô cùng sinh động này đã phản ánh thực tế nghệ thuật Phật giáo Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo thời Minh Thanh Trung Quốc. Dẫu vậy, điều thú vị là dù không ngừng tiếp nhận các nguồn ảnh hưởng, trải hàng bao thế kỷ, nghệ thuật Việt qua bàn tay tài hoa của những người thợ đã đồng hóa các nguyên tắc tạo hình đó để làm nên các giá trị bản sắc Việt độc đáo. Nếu theo các ghi chép về các vị tổ nghề ở Việt Nam, thì tổ nghề tạc tượng ở làng Sơn Đồng có thần tích từ trước thời Đinh, Lê; tổ nghề làng Bảo Hà, hay Hồng Lục, Liễu Chàng truyền nghề vào khoảng TK 17. Các sách tạo tác tượng Phật còn được bảo tồn trong kho di sản Hán Nôm hiện nay có niên đại muộn hơn nữa và thường được trùng san vào TK 19. Vậy việc tạo tác các pho tượng Phật trong các ngôi chùa Việt từ xa xưa cho đến nay đã được hình thành như thế nào (?). Các cuốn sách về tạo tác tượng Phật đó liệu có phản ánh được các giá trị, các chuẩn tắc được nhìn thấy trong các tác phẩm điêu khắc Phật giáo Việt (?).
Đây cũng là mục đích được chúng tôi đặt ra trong chuyên khảo này với hy vọng làm sáng tỏ được những vấn đề về nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở Việt Nam. Từ đó đưa ra cái nhìn về sự biến động, giao thoa, ảnh hưởng các yếu tố ngoại lai kể trên trong quá trình sáng tạo và phát triển. Chuyên khảo này chủ yếu tập trung vào nghệ thuật tạo tác tượng Phật trong các ngôi chùa Việt ở miền Bắc Việt Nam trước TK 19. Còn các ngôi chùa Việt ở miền Trung và Nam Việt Nam cũng được chúng tôi đề cập đến nhưng chỉ mang tính khái quát và làm phương diện để đối chiếu so sánh. Ngoài ra, để có thể nhận diện được bản sắc nghệ thuật Việt, cuốn sách này còn điểm ra hàng loạt các phong cách nghệ thuật điêu khắc Phật giáo châu Á, những phong cách lớn và những phong cách đặc thù. Đặt nghệ thuật Việt trong dòng chảy đa dạng phong phú và rực rỡ đó là cách để ta có thể thấy rõ hơn vị thế của mình, cùng những sáng tạo độc đáo của người Việt để góp vào đó một tiếng nói đặc sắc trong dòng chảy đó.
Lịch sử Phật giáo ra đời và phát triển cho đến nay đã trải qua hàng ngàn năm, song hành với nó là nghệ thuật tạo tác tượng Phật đã cho ra đời ra hàng trăm những biểu tượng để sùng tín, tưởng niệm và hành pháp. Ở mỗi quốc gia, việc tạo tác tượng Phật lại mang những đặc điểm riêng phù hợp với văn hóa và thẩm mỹ của quốc gia đó. Nằm trong dòng chảy của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Châu Á, dù rằng các tác phẩm tượng Phật Việt không qui mô hay có kích thước thật đồ sộ, nhưng với những di sản mà cha ông ta đã sáng tạo nên, ta hoàn toàn có quyền tự hào.
Từ các điêu khắc tượng Adida chùa Phật Tích, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp, đến những pho tượng chùa Tây Phương đã khắc họa nên một diễn trình Phật giáo đầy ý nghĩa, đậm biểu tượng bản sắc Việt. Có thể nói, công việc tạo tác tượng Phật là một công việc cầu kỳ, từ lựa chọn chất liệu cho đến việc vận dụng các nguyên tắc tạo tác và thực hành các kỹ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo tượng ở Việt Nam chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian truyền đời, mà ít khi dựa vào sách vở.
Gooda tin rằng cuốn sách sẽ mang lại kiến thức thật bổ ích cùng những trải nghiệm thật tuyệt vời, hy vọng đây sẽ là 1 cuốn sách quý trên kệ sách của bạn!
QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG KHI MUA SÁCH TẠI SHOP GOODA THƯ VIỆN SÁCH QUÝ:
1. Đảm bảo 100% sách gốc bản quyền từ NXB
2. Quy cách đóng gói cẩn thận, trận trọng từng quyển sách
3. Xử lí đơn đặt hàng nhanh
4. Chính sách hỗ trợ đổi sách cho khách hàng thuận tiện khi gặp sự cố
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....