2023 là một dấu mốc quan trọng: tròn 50 năm Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao. Nếu hình dung mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong 50 năm qua như một bức tranh tổng thể, đa chiều, đa sắc màu, thì tác phẩm “Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh” của nhà ngoại giao Umeda Kunio được xem là điểm nhấn đẹp đẽ, tô đậm thêm bức tranh sinh động này.
Ông Umeda Kunio là một nhà ngoại giao lịch lãm, hiểu biết sâu sắc về quan hệ quốc tế, có kiến thức rộng về chính trị và kinh tế thế giới. Ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam trong khoảng ba năm rưỡi, từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2020. Cuốn sách “Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh” của cá nhân tác giả Umeda Kunio chủ yếu viết về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ những thăng trầm trong quá khứ, sự thân tình, gần gũi trong hiện tại cũng như những triển vọng kết nối sâu rộng hơn nữa trong tương lai. Bên cạnh đó nó còn chứa đựng nhiều hàm ý rộng lớn và sâu sắc về chiến lược ngoại giao nói chung của cả hai nước từ góc nhìn của một nhân vật đặc biệt, ngài Umeda Kunio, một nhà ngoại giao lão luyện đã từng kinh qua rất nhiều vị trí then chốt về đối ngoại của Nhật Bản, ông phụ trách nhiều nước nhưng dành cảm tình nhiều nhất với Việt Nam và đánh giá cao vị trí của Việt Nam tại Á châu.
Không chỉ có những góc nhìn lạc quan về triển vọng quan hệ giữa hai quốc gia, hai dân tộc, mà theo lời tác giả, trong cuốn sách này “cũng có những câu chuyện không hề dễ nghe đối với người Việt Nam, nhưng tôi viết những chuyện đó với tất cả tấm lòng cầu chúc cho sự phát triển của Việt Nam, vậy nên rất mong quý độc giả hiểu và lượng thứ”, cuốn sách thực sự đem lại một góc nhìn đa chiều, chân thực và đầy tính gợi mở về quan hệ giữa hai nước, trong đó thông điệp lớn nhất mà ông muốn truyền tải là Nhật Bản và Việt Nam đã và đang là "đồng minh tự nhiên", nghĩa là đồng minh không dựa trên hiệp định chính thức mà dựa trên sự tin cậy cao độ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Trong bối cảnh quốc tế ngày một căng thẳng với nhiều diễn biến khó lường, việc tăng cường liên kết giữa Nhật Bản và Việt Nam vì hòa bình và ổn định của khu vực đã trở nên vô cùng quan trọng. Cuốn sách còn phân tích chi tiết sự tiến triển trong quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của hai nước và thuật lại nhiều giai thoại thú vị về những người Nhật và người Việt đã đóng góp vào sự phát triển của quan hệ hai nước.
Tác phẩm này là tư liệu hữu ích dành cho những nhà hoạch định chính sách, giới chuyên gia nghiên cứu về chính trị quốc tế; những độc giả, sinh viên quan tâm tới quan hệ đối ngoại trong nước và quốc tế.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
Đây là cuốn sách chủ yếu viết về quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhưng chứa đựng nhiều hàm ý rộng lớn và sâu sắc về chiến lược ngoại giao nói chung của cả hai nước. Thông điệp lớn nhất mà tác giả Umeda Kunio – nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam muốn truyền tải là Nhật Bản và Việt Nam là "đồng minh tự nhiên", nghĩa là đồng minh không dựa trên hiệp định chính thức mà dựa trên sự tin cậy cao độ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Ông Umeda Kunio là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam trong khoảng ba năm rưỡi, từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2020. Ông từng làm Công sứ tại Trung Quốc và Đại sứ tại Brazil trước khi nhậm chức tại Việt Nam. Sau đây là vài nhận xét của tôi về một số nội dung quan trọng trong cuốn sách:
Thứ nhất, đề tựa cuốn sách cho thấy tác giả lo âu cho nguy cơ của Nhật Bản trước sự trỗi dậy và hành động hiện nay của Trung Quốc và muốn Nhật Bản tham khảo kinh nghiệm giữ nước của Việt Nam.
Thứ hai, tác giả cho rằng từ lúc Chủ tịch Tập Cận Bình cầm quyền, Trung Quốc với vị trí là cường quốc kinh tế và quân sự thứ hai của thế giới, đã vứt bỏ mặt nạ và hành động như một đế quốc để chạy theo lợi ích của mình.
Thứ ba, Trung Quốc rất thích những "khoảng trống thế lực" (power vacuum) và lợi dụng nó để chiếm đoạt lãnh thổ hay các lợi ích khác (chẳng hạn chiếm Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988 của Việt Nam, chiếm các cứ điểm trên biển của Philippines năm 1995 và 2012, khi các siêu cường không quan tâm hoặc rút lui).
Thứ tư, Nhật Bản có thể rút ra ba bài học quý giá từ lịch sử của Việt Nam liên quan đến quan hệ với Trung Quốc: Một là, không được mất cảnh giác và để xảy ra "khoảng trống thế lực"; hai là, khi thấy nước nào đang suy yếu thì Trung Quốc sẽ không ngần ngại dùng vũ lực (do đó phải củng cố sức mạnh nội tại và liên kết, hợp tác với các nước khác); ba là, khi Trung Quốc có hành vi xâm lược thì phải phản kháng mạnh mẽ, nếu không họ sẽ được đà lấn tới và tiến hành các thủ đoạn xâm lược mới.
Thứ năm, đối với Nhật Bản, Việt Nam là một quốc gia rất đỗi quan trọng. Hai nước có sự tin cậy lẫn nhau rất mạnh mẽ. Nhật và Việt có quan hệ như một "đồng minh tự nhiên". Việc Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh chẳng những quan trọng đối với Việt Nam mà còn quan trọng đối với sự ổn định và phồn vinh của cả khu vực Đông Á. Nhật Bản cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết với Việt Nam và giúp Việt Nam phát triển.
Ông Umeda Kunio là một nhà ngoại giao lịch lãm, hiểu biết sâu sắc về quan hệ quốc tế, có kiến thức rộng về chính trị và kinh tế thế giới, nhưng cũng là một người rất khiêm tốn. Ở Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Umeda phụ trách nhiều nước nhưng có vẻ ông dành cảm tình nhiều nhất với Việt Nam và đánh giá cao vị trí của Việt Nam tại Á châu. Từ lúc ông mãn nhiệm ở Việt Nam và trở về Nhật Bản, tôi có gặp và trao đổi qua điện thư nhiều lần. Ông thường nói là tuy năng lực có hạn, ông sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam phát triển và hỗ trợ giới trẻ Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản. Ông là người thực sự yêu mến đất nước và con người Việt Nam.
Cuốn sách còn phân tích chi tiết sự tiến triển trong quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của hai nước và thuật lại nhiều giai thoại thú vị về những người Nhật và người Việt đã đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Nhật-Việt.
Nguyên tác tiếng Nhật được nhà xuất bản Shogakkan phát hành tháng 6 năm 2021 tại Tokyo. Bản dịch tiếng Việt được chị Nguyễn Thị Lan Hương thực hiện. Với tư cách người hiệu đính, tôi chỉ giúp sửa chữa những chỗ chưa sát với nội dung của bản tiếng Nhật. Văn phong tiếng Việt là của dịch giả.
Nhân đây xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Công Khế đã giúp đỡ nhiều trong việc xuất bản cuốn sách tại Việt Nam.
Tokyo, tháng 11 năm 2021
Trần Văn Thọ
Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Nhật Bản
TRÍCH ĐOẠN HAY
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển vô cùng tốt đẹp, sự tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tăng cao, tình cảm của nhân dân hai nước gắn bó khăng khít. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam đang chia sẻ rất nhiều lợi ích mang tính chiến lược, có thể nói chúng ta đã trở thành “đồng minh tự nhiên” của nhau.
Tháng 10 năm 2020, việc Thủ tướng Suga Yoshihide lựa chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức đã thể hiện tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Nhật Bản. Năm 2013, Thủ tướng Abe Shinzo cũng chọn Việt Nam là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.
Trong cuốn sách này, tôi sẽ khái quát trọng tâm vào sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây, lý giải vì sao Việt Nam trở thành một đối tác quan trọng đối với Nhật Bản cũng như suy ngẫm xem hai nước sẽ phải đối mặt với những vấn đề như thế nào trong tương lai.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alphabooks |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 256 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 5028719622804 |
osho chuyện phiếm sử học how we learn educated khuyến học fukuzawa yukichi phật học tinh hoa tâm lý học tích cực thu giang nguyễn duy cần người hùng mang ngàn gương mặt osho phụ nữ được học thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân văn học khái lược những tư tưởng lớn nguyễn duy cần câu chuyện ngôn ngữ khuyến học toàn thư tâm lý học tôi tự học - nguyễn duy cần phu nu khái lược những tư tưởng lớn sudoku công phá toán 3 atlat địa lý việt nam bảng tuần hoàn hóa học thích nhất hạnh yêu osho đạo đức kinh . khổng tử