NHẬT KÝ TRONG TÙ – Hồ Chí Minh - Quách Tấn dịch - NXB Chính trị Quốc gia sự thật– bìa mềm
NHẬT KÝ TRONG TÙ – Hồ Chí Minh - Quách Tấn dịch - NXB Chính trị Quốc gia sự thật– bìa mềm
Mô tả ngắn
Rất hay, nó đến từ…Quách Tấn.Nay phát hành.***(Dương Trung Quốc)Đó là lần đầu tiên tôi được gặp thi sĩ Quách Tấn, lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng.Năm 1978, Viện Sử học Việt Nam cử một đoàn ...
Giới thiệu NHẬT KÝ TRONG TÙ – Hồ Chí Minh - Quách Tấn dịch - NXB Chính trị Quốc gia sự thật– bìa mềm
Rất hay, nó đến từ…Quách Tấn.
Nay phát hành.
***
(Dương Trung Quốc)
Đó là lần đầu tiên tôi được gặp thi sĩ Quách Tấn, lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng.
Năm 1978, Viện Sử học Việt Nam cử một đoàn cán bộ đi khảo sát một số vấn đề lịch sử và văn hoá tại các tỉnh miền Trung mới giải phóng chưa được bao lâu. Lúc đó, tôi đang là cán bộ phụ trách công tác tư liệu và thư viện của cơ quan. Một trong những nhiệm vụ của tôi đi theo đoàn là thu thập các nguồn tài liệu, trong đó có các loại sách báo xuất bản dưới chế độ cũ (trước tháng 5/1975), thuở đó được gọi chung là “sách báo thời ngụy” (bây giờ thì nhiều cuốn đã được tái bản một cách trang trọng!).
Đến thành phố Nha Trang, tôi được mách bảo rằng tại đây, sau ngày giải phóng, cũng như nhiều địa phương khác, đã tiến hành những chiến dịch “truy quét văn hoá phẩm phản động đồi trụy”. Chính những loại tài liệu mà tôi đang quan tâm dù chỉ là những tác phẩm khảo cứu của các nhà hoạt động văn hoá của các chế độ cũ cũng nằm trong đối tượng này, do vậy nên rất khó kiếm và nếu không cẩn thận có thể liên lụy vào thân. Một vài người quen biết trong ngành văn hoá mách khẽ với tôi rằng, ở cái thành phố thuộc loại lớn nhất vùng Nam Trung Bộ này, may ra chỉ còn có một người am hiểu và còn có thể có loại sách đó. Đó là tác giả của cuốn Xứ Trầm Hương nổi tiếng là cuốn địa chí hay nhất viết về vùng đất Khánh Hòa, Nha Trang.
Mấy người bạn mới quen ở Nha Trang chỉ đường cho tôi đến Chợ Đầm nhưng cũng căn dặn là vào thời điểm này nên thận trọng, một phần vì nhân vật này đang có liên lụy với chế độ cũ, phần nữa là trong nhà đang có chuyện buồn thả Sau này tôi biết rằng, đúng là cụ Quách Tấn đã từng làm việc cho các chế độ cũ: khi còn rất trẻ, cụ đã làm việc ở toà Khâm ở Huế, rồi toà Sứ tỉnh Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt, Nha Trang. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 tuy cụ có tham gia phong trào kháng chiến ở Bình Định, tham gia Mặt trận Liên Việt ở huyện Bình Khê và đến năm 1949 thì mở trường trung học ở An Nhơ rồi lại trở về với cuộc sống công chức của chính thể Sài Gòn cho đến lúc về hưu tại thành phố Nha T
Hồi đó, ở xứ mình, một lý lịch như thế thì cũng là đáng ngại. Nhưng nỗi sốt ruột được gặp một người am hiểu sách vở, là tác giả hai bộ sách địa chí nổi tiếng viết về Nha Trang và Bình Định, cũng là dịch giả của cuốn sách Tố Như thi giới thiệu các áng thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du mà tôi vừa “sưu tập” được tại Huế khiến tôi cứ mạnh dạn đến nhà và gõ cửa. Một ngôi nhà cổ kính toát ra vẻ yên tĩnh giữa phố chợ thật ồn ào.
Người nhà hé cửa, sau khi nghe tôi tự giới thiệu, họ dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ, bài trí giản dị và cổ điển. Quách Tấn bước ra, năm ấy chưa đầy bảy chục nhưng trông có phần già hơn nhiều so với tuổi tác. Những nỗi phiền muộn vì nhân tình thế thái cùng với một cái tang bi đát vừa xảy ra không lâu khi trong nhà có những người thân vừa thiệt mạng trong một chuyến vượt biên không thành khiến cho không khí mở đầu câu chuyện thật nặng nề.
Cụ lặng lẽ nghe tôi trình bày mục đích cuộc viếng thăm muốn nhờ sự chỉ bảo cho việc thu thập các nguồn tư liệu sách báo viết về lịch sử miền đất mà chắc chắn cụ rất am hiểu. Tôi không dám đụng nói đến cái tủ sách trong đó có nhiều tựa mà mới chợt thấy trong tủ sách đã phá thèm. Lại càng không dám nói đến việc mua bán sách vở.
Nghe một lát, dường như đã hiểu được điều tôi muốn, Quách Tấn chủ động bày tỏ: “Tôi cũng thu thập được ít nhiều sách vở, không dám nói là quý nhưng cũng là thứ có ích đối với công việc khảo cứu của mình. Nhưng bây giờ sách vở lại là thứ dễ gây phiền phức. Người ta gọi là sách báo đồi trụy cả, hô hào xé bỏ hay nộp cho Nhà nước để tiêu hủy. Quý sách không nỡ đốt bỏ thì bị nghi ngờ là tàng trữ đồ quốc cấm. Nhiều lúc muốn bỏ hết, xong lại tiếc. Ấy là cái nghiệp chướng đấy!”.
Giọng trầm xuống, cụ hỏi tôi: “Ở ngoài ấy thế nào?”. Tôi thưa rằng, ngoài Bắc cũng có thời như thế, nhưng rồi những lầm lỡ ấu trĩ cũng qua thôi. Nhân tiện, tôi “quảng cáo” luôn là Viện Sử học mà Trần Huy Liệu là người sáng lập đã có công lớn là giữ gìn và bảo vệ được nhiều sách vở quý, cứu được nhiều tủ sách quý khỏi bị đốt bỏ. Tôi kể lại câu chuyện cụ Liệu đã can thiệp để cứu được tủ sách quý của dòng họ Thượng thư Cao Xuân Dục ở Nghệ Tĩnh khỏi bị thiêu hủy thời cải cách ruộng đất, rồi thuê người ngày đêm gánh ra vùng an toàn; về việc ở Viện Sử học ngoài Hà Nội tàng trữ nhiều sách và tư liệu của nhiều học giả lớn đang làm việc tại Viện như Đào Duy Anh, Trần Văn Giáp, Hoa Bằng, Nguyễn Đổng C
Quách Tấn lắng nghe rồi dắt tôi ra xem tủ sách của cụ. Sách không thật nhiều nhưng có giá trị vì đã qua con mắt lựa chọn của một bậc học giả. Thấy tôi tỏ ra say mê, Quách Tấn ướm hỏi: “Nếu tôi đưa nó vào Thư viện của Viện Sử học thì anh nghĩ sao?!”. Được lời, tôi hoan hỉ đáp rằng đó là một vinh dự cho cơ quan.
Quách Tấn trầm ngâm một lát rồi nói: “Cả đời tôi gắn bó với sách vở. Nay phải rời bỏ nó cũng buồn, nhưng chẳng biết thời thế này có còn cần đến sách vở nữa không? Chỉ biết rằng bây giờ để sách vở trong nhà dễ gặp điều phiền nhiễu. Vì thế, nếu anh nhận mang về cho Viện Sử học, tôi thấy yên tâm hơn”. Rồi cụ hẹn tôi sáng hôm sau trở lại.
Chúng tôi rất mừng, quay về nhà khách của tỉnh, bàn với nhau mua một chai rượu bổ và có một chút tiền biếu cụ sao cho xứng đáng phần nào cái giá trị trao cho chúng tôi nhưng đừng để hiểu lầm là có việc mua bán.
Hôm sau, đúng hẹn tôi trở lại ngôi nhà bên Chợ Đầm. Quách Tấn ra đón và bảo chúng tôi chờ thêm chút thời gian nữa để cụ viết dòng chữ “Kính biếu Viện Sử học Việt Nam” kèm theo chữ ký và áp con triện lên từng trang bìa lót của mỗi cuốn sách một cách trang trọng. Làm xong công việc đó, Quách Tấn thở dài một cách kín đáo và nói với tôi: “Thế là xong! Suốt đêm qua tôi không ngủ được, xem xét lại từng cuốn, ngồi viết lời đề tặng đến tận bây giờ, nay tôi trao lại cho các anh, thế là nhẹ nợ!”.
Nhận số sách quý chất đầy một thùng giấy, tôi thấy bùi ngùi pha chút e ngại như mình vừa làm một điều gì không phải đối với một người như Quách Tấn. Dường như đã tạo nên một sự tin cậy, trước lúc chia tay, cụ bỗng nói nhỏ với tôi: “Vào đây! tôi cho cậu xem cái này”. Tôi bước theo cụ đi vào phía trong đến gần bàn thờ. Tôi chợt nhận thấy tấm hình một gương mặt phụ nữ còn trẻ và đứa con lồng trong khung kính mang một góc băng tang. Tấm ảnh và cái khung đều còn mới, tôi hiểu ra rằng đây là hai người thân trong gia đình của Quách Tấn vừa gặp nạn.
Cụ cẩn thận nhấc tấm ảnh lên và lấy ra từ dưới án thư một bọc giấy, bên trong có một tập sách bọc bìa hình như bằng gấm. Cụ lật nhanh các trang của tập sách mà tôi chỉ kịp nhận ra những bài thơ viết bằng chữ Hán xen kẽ với lời dịch quốc ngữ. Thỉnh thoảng giữa các trang giấy có ép những nhành cỏ thơm. Quách Tấn nhìn thẳng vào mắt tôi và nói đủ cho tôi nghe: “Cậu có biết đây là cái gì không? Lẽ ra tôi không có ý định “khoe” với bất kỳ ai. Vì ở đời người ta hay phù thịnh, mà tôi thì không thích thế”.
Ngừng một lát, cụ nói tiếp: “Đây là tập thơ chữ Hán của Cụ Hồ. Năm sáu mươi, có một người bạn ở nước ngoài gửi về cho tôi một tập thơ chữ Hán của Cụ do ngoài Hà Nội in. Tôi cảm Cụ Hồ là một nhà thơ nên tôi đọc kỹ phần dịch ra quốc ngữ do các bậc túc nho ngoài Bắc dịch, thấy có nhiều điều hay nhưng cũng có điều chưa thật ưng ý. Vả lại, với cái thú của người vốn thích dịch thơ Đường nên tôi cất công ngồi dịch lại. Có nhiều bài tôi thấy dịch thành lục bát nó ý vị hơn. Dịch xong, tôi mời một ông bạn là nhà thư pháp ở Sài Gòn (sau này tôi được biết là một vị túc nho người Quảng Ngãi tên là Trần Thúc Lâm - DTQ) ra Nha Trang chơi với tôi cả tháng nhờ chép chữ thật đẹp vào cuốn sách giấy quý này làm kỷ niệm. Suốt từ đó đến nay tôi vẫn cất kín ở đây, chẳng mấy cho ai xem, và nhất là bây giờ thì càng giữ kín, kẻo người ta coi là xu thời. Tôi thấy cậu thích sách vở nên cho cậu xem để biết thôi và đừng nói với ai cả”.
Biết ý cụ, tôi cũng không dám đòi xem kỹ, hy vọng có dịp nào thuận tiện sẽ xin được đọc để xem nét thư pháp của người chép cũng như tài thơ của người dị Chia tay cụ, bẵng một thời gian dài tôi không có dịp trở lại Nha Trang. Nhớ đến cuốn sách dịch thơ Hồ Chí Minh mà sau này tôi biết cụ thể là tập thơ chữ Hán “Ngục trung nhật ký”(Nhật ký trong tù), đôi lần tôi thất hứa có kể lại cho vài người quan tâm nhưng rồi mọi chuyện lại trôi đi không thấy ai nhắc đế Những năm sau này, báo chí dần nhắc đến Quách Tấn trên văn đàn ngày một nhiều hơ
Nhưng tôi chỉ luôn nghĩ đến Quách Tấn với những nỗi đau mà tôi chứng kiến cùng niềm an ủi rằng, cuối cùng thì những cuốn sách với lời đề tặng của cụ vẫn được lưu giữ cẩn thận trong Thư viện Viện Sử học cho đến nay. Năm 1992, nghe tin cụ Quách Tấn đã qua đời, tôi có viết một bài báo nhắc lại kỷ niệm buồn về cụ. Nhờ thế vài năm sau có dịp vào Nha Trang đến lại ngôi nhà ở Chợ Đầm, tôi được ông Quách Giao, con của cụ Quách Tấn, cảm những điều tôi viết về cha mình nên tặng tôi một bản sao cuốn sách chép tập thơ “Ngục trung nhật ký” và những bản dịch của Quách Tấn. Đến lúc đó tôi mới thực sự được đọc những bản dịch của cụ.
Tôi không am hiểu nhiều về văn chương nhưng biết rằng Quách Tấn là một dịch giả thể loại thơ Đường hàng đầu nước ta, vậy mà khi cụ dịch thơ của Cụ Hồ lại phá cách chuyển sang những thể thơ truyền thống khác của Việt Nam. Cũng đã nhiều lần thấy bản thảo của Quách Tấn chữ thật đẹp, dịch thật hay và lại muốn giới thiệu cho mọi người cùng đọc nhưng lại chợt nhớ đến điều cụ nói “không muốn phù thịnh, xu thời” nên lại không dám. Nay thấy nhiều bản dịch của Quách Tấn xuất hiện trên các cuốn “Nhật ký trong tù” lại nhớ đến câu chuyện xưa mà lòng không biết đã hết buồn chưa khi nhớ về Quách Tấn!?
Năm nay, nếu còn sống, thi sĩ Quách Tấn tròn 105 tuổi. Được sự đồng ý của gia đình cụ và sự khích lệ của những người gắn bó với xứ sở Trầm Hương, xin được làm trái với lời dặn của cụ gần bốn mươi năm trước xuất bản tập di cảo này, kèm theo đoạn trích trong hồi ức của Quách Tấn về người bạn chữ nghĩa của mình, cụ Trần Thúc Lâm, người đã để lại những nét thư bút trong một số tác phẩm đã được công bố và tập thơ dịch “Ngục trung nhật ký” mà các bạn đọc đang cầm trên tay.
Thu 2015
Dương Trung Quốc
***
NHẬT KÝ TRONG TÙ
Tác giả: Hồ Chí Minh
Dịch giả: Quách Tấn
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia sự thật
***
Thông tin sách:
Kích thước: 14.5*20.5 cm
Hình thức: bìa mềm
Số trang: 253
Khối lượng: 500gr
Năm phát hành: 2023
***
#Nhật_ký_trong_tù
#nxb_Chính_trị_Quốc_gia_sự_thật
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....