Việc một tác phẩm như Ondine được tái bản [vào thời của Edgar Poe] trong sự gầm ghè của tính chống Lãng mạn đặc trưng cho tinh thần đất nước chúng ta [tức là nước Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 19] là một thử nghiệm chắc chắn phải gây chú ý, và trong cơn khủng hoảng sinh ra từ đó - vì đúng là có khủng hoảng - nghĩa vụ của tất cả những ai yêu văn chương vì chính nó và vì giá trị tinh thần của nó là phải lên tiếng, lên tiếng quyết liệt để chống lại những định kiến vớ vẩn đã kìm kẹp chúng ta quá lâu mà không hề chịu sự phản đối nào. Nghĩa vụ hiển nhiên của người yêu văn chương ấy, chúng tôi khẳng định, là phải cho thấy - tùy theo khả năng của mình - toàn bộ giá trị và sức mạnh của loại viết này, vốn thường bị tinh thần đất nước chúng ta khinh rẻ. Anh ta phải, bằng mọi cách có thể, cự lại thiên tài độc ác của sự thực dụng hẹp hòi chẳng thấy gì ngoài lẽ thường bày sẵn - sự hí hửng bề trên của thái độ ấy thể hiện rõ trong câu hỏi kháy xấc xược của Monsieur Casimir Perier [nhân vật chính trị và tài chính nổi tiếng của Pháp thời đó]: “A quoi un pöete est-il bon?” [Có nhà thơ để làm gì?] Những mục tiêu cao vời của Ondine cùng sự vang danh rộng khắp của nó ở nước ngoài là những điều kiện thuận lợi cho anh ta thực hiện một phân tích cẩn thận đối với bản thân tác phẩm - chứ không chỉ các đặc điểm của thể loại nó thuộc về - để ít nhất có thể ấn lên tinh thần chung một nhận định cá nhân về những gì cao quý và độc đáo nhất của nó. Hiểu rõ nghĩa vụ này, chúng tôi lấy làm buồn rằng các giới hạn của chúng tôi, cũng như việc chúng tôi đụng tới cuốn sách quá muộn sẽ khó cho phép chúng tôi làm nhiều hơn là xem xét nó từ một số khía cạnh ngẫu nhĩ. Và đây sẽ là cách chúng tôi tiến hành phân tích này.
Sire Huldbrand de Ringstetten, một hiệp sĩ dòng dõi cao quý, trẻ, giàu, hào hoa, tuấn tú gặp một tiểu thư tên Bertalda, con gái nuôi của một Công tước Đức ở một cuộc thi đấu và chớm phải lòng nàng. Nàng hứa sẽ trao găng tay của mình cho hiệp sĩ trẻ tuổi với điều kiện chàng phải một mình đi vào khu rừng bị ám, khám phá những tầng sâu của nó. Chàng nhận lời thử thách và, trên đường, bị bủa vây bởi vô số huyễn ảnh hãi hùng - chúng dồn chàng đến điểm tận cùng khu rừng, nơi có một thẻo đất mướt cỏ xinh tươi ăn vào một cái hồ rộng mênh mông. Cư dân duy nhất của bán đảo là hai vợ chồng ông lão đánh cá cùng cô con gái nuôi tên Ondine - một tạo vật kiều diễm, thanh và nhẹ như một nàng tiên, vừa hoang dã tai quái lại vừa chân thật đáng yêu - những nét tính cách kết hợp lạ lùng khôn tả trong cô gái mười tám tuổi. Nhiều năm về trước, đôi vợ chồng già từng sinh được một bé gái; nhưng một hôm, đứa bé đang đùa trên bờ nước bỗng rơi tuột xuống, bặt tăm. Bị ném từ đỉnh cao hạnh phúc vào sầu muộn không thể nguôi ngoai, họ đã kinh ngạc và mừng rỡ xiết bao khi, một tối mùa hè, thấy xuất hiện trong túp lều nàng Ondine bé nhỏ, người ướt sũng với một câu chuyện mơ hồ tới mức hoang đường về nguồn gốc của mình, nhắc đến nào là “cung điện vàng,” nào “mái vòm pha lê,” chẳng làm sao hiểu nổi. Từ đó nàng sống cùng vợ chồng ông lão đánh cá, và họ chăm sóc nàng như con ruột.
Bên những con người trung hậu này, Sire Huldbrand được tiếp đãi chu đáo và hưởng những niềm vui êm đềm. Trong thời gian ấy, một chuyện lạ bỗng xảy ra: một cơn bão khủng khiếp khiến con suối hiền hòa ụ tướng lên, nước nhấn chìm mọi thứ, và thẻo đất biến thành hòn đảo, cắt đứt hoàn toàn đường về của chàng hiệp sĩ. Gần gũi lâu ngày trong sự biệt lập này, chàng trai và cô thiếu nữ phải lòng nhau và cuối cùng được ban lễ thành hôn bởi một linh mục tình cờ dạt vào đảo. Sau hôn lễ, Ondine như bị xâm chiếm bởi một tính cách hoàn toàn mới: nàng cũng giải thích cặn kẽ cho chồng (bấy lâu vẫn chập chờn ngờ vực và sợ hãi vì những dấu hiệu đôi khi nàng để lộ ra) thực ra nàng là ai và vì sao lại đến đây.
Nàng là một loài thủy thần giống con người, chỉ khác là đẹp hơn và không có linh hồn bất diệt như người. Ta hãy nghe lời thổ lộ của Ondine, đẹp và gọn hơn mọi diễn giải chúng tôi có thể: “Bọn em và các tương tự thuộc những yếu tố khác, tất tật của bọn em, cơ thể và tinh thần, đều bị cái chết diệt trừ, cho nên sau đó không còn lại dấu vết nào của bọn em nữa. Khi giờ điểm để đánh thức những người như chàng bắt đầu một cuộc đời thuần khiết hơn và hoàn hảo hơn, thì nó cũng làm bọn em biến mất, giống bụi và gió đi khỏi, giống sóng và tia sáng tan sạch. Bởi bọn em hoàn toàn không có tâm hồn! Yếu tố khiến bọn em sống chỉ tuân phục bọn em chừng nào mà bọn em sống; nó làm tan loãng cho tới cả những dấu vết của bọn em, ngay khi cái chết đến; nhưng bọn em không buồn khổ vì điều gì, và bọn em vui tươi giống lũ chim họa mi và những con cá bằng vàng, cũng như những đứa con khác được tự nhiên yêu quý. Tuy nhiên ai mà chẳng cố vươn thêm tới hơn là họ có. Chính bằng cách đó mà cha em, một ông hoàng hùng mạnh của nước Địa Trung Hải, đã muốn con gái độc nhất của ông có được một tâm hồn, dẫu cho nó phải trả giá bằng việc biết đến những nỗi đau đớn mà mọi sinh thể có tâm hồn đều phải quy phục. Thế nhưng, bọn em chỉ có thể đạt được mục đích đó nếu chiếm được tình yêu của một trong số những người như chàng.”
Ondine có một người chú, một thần suối tên Kühleborn - chính dòng suối đã cắt đứt đường về của chàng hiệp sĩ. Ông chú này đã bắt cóc con gái ông lão đánh cá, mang Ondine đến thế chỗ và, bằng đủ loại quỷ kế, dồn Huldbrand đi đến tận cùng khu rừng bị ám, tới dải đất mướt cỏ này. Hôn lễ được cử hành, dòng suối cạn khô và cặp tân hôn cùng người linh mục lên đường đến ngôi thành nơi cuộc thi đấu đã diễn ra, ở đó Bertalda cùng các cô bạn đang hoảng hốt cực độ vì sự biến mất quá lâu của hiệp sĩ trẻ tuổi. Nàng tiểu thư - nhận ra mình đã yêu chàng - chính là cô con gái thất lạc của ông lão đánh cá (Kühleborn đã đưa cô bé an toàn đến một bờ nước xa xôi, ở đó cô được Công tước tìm thấy và nhận làm con nuôi) buồn rầu vô hạn khi thấy hiệp sĩ đã kết hôn nhưng lại cảm thấy một sự gắn bó không thể giải thích đối với cô dâu, trở thành người bạn thân thiết nhất của cô và rồi đến sống cùng cô trong lâu đài Ringstetten - mặc cho sự can ngăn quyết liệt của Kühleborn và linh mục. Tai họa bây giờ mới bắt đầu. Huldbrand, qua thời gian, nhạt dần tình yêu đối với Ondine và nhớ lại niềm say đắm với Bertalda khi trước. Chàng thậm chí còn tỏ ra quá quắt với vợ - nàng biết chuyện nhưng không oán thán nửa lời. Nàng chỉ xin chàng đừng trách mắng gì mình trong lúc họ băng qua một con suối hay thực hiện bất cứ cuộc du ngoạn đường thủy nào, vì các bạn nàng - các thủy thần đã sẵn phẫn nộ với chàng - sẽ mang nàng đi, mãi mãi. Thế nhưng trên một chuyến xuôi dòng Danube cùng Ondine và Bertalda, chàng quên mất lời dặn và, vì một cớ nhỏ nhặt, nguyền rủa người vợ dịu dàng, người mà trong sâu thẳm chàng vẫn nặng lòng yêu. Chẳng thể khác, nàng bị buộc phải rời bỏ chàng, tan biến vào sóng nước.
Huldbrand cùng Bertalda trở về lâu đài Ringstetten. Nỗi đau của chàng, ban đầu dữ dội, lắng dần thành sầu muộn dịu êm và cuối cùng nhập - dẫu không hoàn toàn - vào đam mê càng lúc càng mãnh liệt dành cho con gái ông lão đánh cá. Chàng cho mời linh mục, ông vội vã đến ngay nhưng từ chối cử hành hôn lễ. Ông cho chàng hay rằng nhiều đêm Ondine đã đến tìm ông trong mơ, và, với những tiếng thở dài não nề, nàng không ngừng nhắc đi nhắc lại: “Cha hãy ngăn chặn cuộc hôn nhân ấy, ôi thưa cha, bởi con vẫn sống. Hãy cứu con người chàng, hãy cứu tâm hồn của chàng.” Huldbrand, tuy vậy, cự tuyệt lời khuyên của vị linh mục và phái người đến tu viện lân cận, tìm được một thầy tu hứa sẽ thực hiện mong muốn của chàng trong vài ngày.
Rồi bỗng trong một giấc mơ, chàng hiệp sĩ được đưa trên cánh thiên nga tới Địa Trung Hải và được nâng là là phía trên mặt nước pha lê trong suốt. Chàng thấy Ondine nước mắt dàn dụa đang nói chuyện với Kühleborn và từ đó biết rằng Ondine vẫn còn sống, vẫn giữ được tâm hồn dẫu đã bị chia lìa vĩnh viễn khỏi chồng - và rằng nếu chàng tái hôn thì định mệnh và nghĩa vụ của nàng, theo luật của thủy thần, sẽ là giáng xuống chàng cái chết. Kühleborn đang khăng khăng bắt nàng tuân phục tất yếu ấy. Lão bảo Ondine rằng chàng chuẩn bị kết hôn - và nhắc cho nàng nhớ nàng sẽ phải làm gì.
“Chuyện này thì không thể nào được nữa rồi - Ondine mỉm cười đáp - bởi vì cháu đã cho bít lại và còn đích thân phong ấn khép chặt lối vào duy nhất mà cháu có thể dùng để đi, đối với cháu cũng như đối với tất cả đồng bào chúng ta.”
Lối đi ấy là cái giếng trong sân lâu đài Ringstetten mà khi còn sống trên mặt đất Ondine đã cho bít kín để chặn đường Kühleborn cùng các thủy thần khác - vốn ác cảm với chàng hiệp sĩ.
“Nhưng nếu rồi một ngày kia anh ta rời khỏi lâu đài? - Kühleborn phản đối - hoặc giả nếu anh ta cho mở lại cái giếng, thì sao? bởi chắc anh ta quên mất câu chuyện cũ ấy rồi!
Ondine tiếp tục mỉm cười ở ngay giữa những giọt nước mắt của nàng, rồi nàng lại trả lời: “Chính vì lẽ đó mà giờ đây tinh thần của chàng đang bay phía trên biển này, và chàng nằm mơ thấy những lời chúng ta nói như là cảnh báo cho chàng. Và chính cháu đã làm mọi cách để chuyện là như vậy.””
Mặc cho tất cả những điều này, Huldbrand vẫn kết hôn với Bertalda. Nàng ta, hết sức cao hứng trong đêm tân hôn, cho nâng tảng đá chặn cái giếng lên, không hề biết lời cảnh báo hiệp sĩ đã nhận được - chàng không hé lộ giấc mơ cho vị hôn thê mới. Nàng làm vậy phần vì tin rằng nước trong giếng có một phẩm chất hiếm có, phần vì sự hiếu thắng muốn xóa bỏ mệnh lệnh của người vợ cũ. Vậy là, từ sâu thẳm, Ondine vọt lên và hủy hoại Huldbrand.
Đây là một phác lược hết sức sơ sài các điểm chính của câu chuyện - dẫu ngắn nhưng đầy sự kiện. Bên dưới tất cả là một dòng nghĩa ngầm rất mực giản dị và sáng sủa nhưng chứa đựng triết lý sâu xa. Từ bằng chứng nội tại mà cuốn sách cung cấp, ta có thể hình dung được rằng tác giả đã chịu nhiều đau đớn từ một cuộc hôn nhân nhầm lẫn - và nhờ những suy tư cay đắng sinh ra từ đó, ta có viễn kiến lạ lùng về câu chuyện nữ thủy thần và tác phẩm lạ lùng này - Ondine.
Trong tương phản giữa bản tính chân thật, vô lo của Ondine trước khi có tâm hồn và trạng thái nghiêm túc, đầy ưu tư nhưng hạnh phúc của nàng sau khi có nó - một trạng thái đối với nàng vẫn tốt hơn nhiều số phận ban đầu mặc cho những sầu muộn và bất an thường trực nàng phải gánh chịu - M. Fouqué đã khắc họa tuyệt đẹp sự khác biệt giữa trái tim chưa biết yêu và trái tim đã được nhận ân sủng tình yêu.
Lòng ghen theo sau đám cưới, khơi lên bởi hành xử của Bertalda là mối phiền não tự nhiên của tình yêu - nhưng sự truy sát của Kühleborn cùng các thủy thần - phẫn nộ vì cách Huldbrand đối xử với vợ - cũng phản ánh những khó khăn nhất định sinh ra từ sự can thiệp của người thân trong hôn nhân - những tai ách mà chính tác giả đã kinh qua. Lời cảnh báo của Ondine với Huldbrand, ”đừng trách mắng em khi đang đi trên nước, nếu không chúng mình sẽ buộc phải xa lìa mãi mãi” - là một câu nói đầy dụng ý, gói ghém sự thật là mâu thuẫn vợ chồng hiếm khi hoặc không bao giờ đi đến chỗ vô phương hóa giải trừ khi bị chứng kiến bởi một bên thứ ba. Đám cưới thứ hai của hiệp sĩ, sự phai nhạt của nỗi nhớ Ondine theo thời gian và niềm sầu muộn không bờ bến của nàng khi bị giam dưới nước - được miêu tả đau đớn, nồng nàn tới độ không thể nghi ngờ yếu tố cá nhân ở đây - quan điểm riêng của tác giả đối với những cuộc hôn nhân cùng loại cùng sự quan tâm thiết thân đối với chủ đề này.
Những lời ngắn ngủi giản dị sau cho thấy thật sắc bén lòng tin của ông rằng sự xác nhận cái chết của người vợ yêu dấu ít có ý nghĩa khẳng định sự chia lìa vĩnh viễn hơn ý nghĩa biện minh cho một hợp nhất hôn nhân mới: ”Ông già trung hậu vô cùng quyến luyến Ondine, và ông nói rằng nhìn chung thậm chí không thể biết được cô gái yêu quý mất tích hay đã chết thật.” Chính vì vấn đề nguyên tắc này mà ông phản đối hiệp sĩ tái hôn với Bertalda.
Chúng tôi không ngần ngại mà nói rằng phần này của cấu tứ - phần chuyên chở dòng nghĩa ngầm của nó - không phải là con đường đẹp nhất đối với người Lãng mạn, không đạt đến những tầng cao của lý tưởng Lãng mạn. Dẫu trong trường hợp này, dự đồ của M. Fouqué khác Ẩn dụ về cốt yếu, nó lại quá gần gũi với loại viết thấp kém hơn cả - loại viết mà sự thiếu phẩm giá thô thiển của nó ta sẽ không mất công bàn thêm. Việc M. Fouqué ý thức rõ bất lợi của điều kiện làm nên cái viết của ông - việc ông biết con đường ông phải đi qua không phải là con đường đẹp nhất - và ông chỉ chọn nó vì mục đích cá nhân - ta không thể nghi ngờ và sẽ không nghi ngờ. Bởi, vẫn hiện diện trong từng dòng của ngụ ngôn tuyệt đẹp này, bàn tay của bậc thầy. Về phẩm chất nghệ thuật, Ondine là mẫu của mọi mẫu. Sẽ cần viết nhiều quyển sách dày mới đủ để đi sâu vào những nét đẹp hết sức phong phú ở phương diện này. Nhất thể của tác phẩm là tuyệt đối - không điểm nào lơi lỏng nhưng điểm nào cũng đầy tràn và làm ngất ngây con mắt. Mọi chi tiết đều được chăm chút và bố trí với sự chuẩn xác nghiêm ngặt, không một chệch choạc dẫu về thời gian hay địa điểm.
Chúng tôi cho rằng một mục đích cá nhân, riêng tư nào đó đã đẩy M. Fouqué vào dòng nghĩa ngầm đáng chê trách mà ông kỳ công duy trì suốt cuốn sách. Vậy nhưng thiên tài của ông gần như đã biến vết nhơ thành đẹp. Ông tạo ra được, mặc cho nhược điểm không thể bỏ qua này, tác phẩm chúng tôi thận trọng đánh giá là chuyện tình đẹp nhất ta đang có. Chúng tôi đưa ra nhận định này dẫu cay đắng biết rằng sẽ rất ít người hoàn toàn đồng ý với chúng tôi, nhưng số ít này tuyệt đối một lòng với chúng tôi trong những vấn đề tương tự. Họ sẽ đứng cùng chúng tôi trong sự đánh giá công bằng.
Nếu phải chọn những điểm cụ thể để ngưỡng mộ ở Ondine, chúng tôi sẽ phải chọn phần lớn truyện. Chúng tôi không thể xác quyết được cái đáng ngưỡng mộ hơn cả là sự mới mẻ của viễn kiến, sự cao vời của lý tưởng, sự mãnh liệt của tình cảm, sự tiết chế của biểu đạt hay tài năng nghệ thuật kết hợp tất cả với nhau. Đối với những ai đã đọc cuốn sách, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh sự tinh tế và duyên dáng của chuyển tiếp giữa các chủ đề - một điểm chưa bao giờ thôi là thách thức đối với khả năng của nhà văn - chẳng hạn, khi, để đẩy câu chuyện đi, cần phải có việc chàng hiệp sĩ cùng Ondine và Bertalda thực hiện chuyến du ngoạn xuôi dòng Danube. Một tiểu thuyết gia hạng thường sẽ tra tấn chính mình và độc giả bằng cách cố tìm cho chuyến đi một động cơ hợp lý, nhưng lý do giản dị mà Fouqué viện đến tỏ ra thật đủ cho một câu chuyện như Ondine!: ”Mùa đông đã trôi qua như thế, tốt đẹp và đầy sức củng cố, và giờ thì mùa xuân quay trở lại mang tới cho những người phàm sung sướng kia sự ân cần từ bầu trời thanh thiên ngăn ngắt cùng nụ cười của những chồi non màu lục mới nhú. Họ cảm thấy về phía tự nhiên cùng cái tình yêu vô tận mà họ nghĩ tìm được ở trong nó cho chính mình. Nhìn làn không khí được tạo thành các vạch bởi đường bay lũ cò và én, có gì là đáng kinh ngạc đây nếu họ nảy ra ham muốn lên đường đi xa, cũng tự do y hệt, lang thang qua các miền đất rạng ngời!”
Ta cũng có thể đắm mình trong sự tinh tế vô song của Fouqué trong việc làm chủ cái tưởng tượng, trong những đoạn mà các dòng suối là thủy thần, và thủy thần là suối - hai thứ nhập vào nhau không thể tách rời. Điều gì có thể kỳ ảo hơn những hiện hình chớp nhoáng, thực thực hư hư của Kühleborn hay những cú lặn quái dị, chẳng lần nào giống lần nào của ông ta vào sóng và bọt biển? hay sự biến mất của người điều khiển cỗ xe trắng và những con ngựa trắng toát vào cơn lũ gào thét nhấn chìm mọi thứ? - hay sự tan biến mềm mại của người vợ khóc than vào nước Danube pha lê? Điều gì có thể nhiều thần tính hơn tính cách của Ondine khi chưa có tâm hồn, uy nghi trác tuyệt hơn sự chuyển hóa thành người vợ sở hữu linh hồn bất diệt? Điều gì có thể đẹp tê tái hơn cuốn sách, nhìn một cách tổng thể? Chúng tôi tiến hành suy nghĩ bình tĩnh và thận trọng - nhưng không thể không nồng nhiệt khẳng định rằng về sự cao vời của viễn kiến hay sự khoái hoạt của biểu đạt, trong toàn bộ văn chương hư cấu không có gì sánh được với đoạn cuối của quyển sách đang nằm trước mặt chúng tôi - tảng đá được nâng lên từ giếng bởi mệnh lệnh của Bertalda, Ondine vọt lên - sầu muộn và lặng lẽ, và cái chết ngây ngất của Sire Huldbrand trong vòng ôm siết của người vợ tinh thần.
Edgar Allan Poe, Anh Hoa dịch
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Khác |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 128 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn |
SKU | 8193943430721 |
olivia jane eyre alexander đại đế đất rừng phương nam không gia đình hoàng tử bé chú bé mang pyjama sọc thần thoại hy lạp nghìn lẻ một đêm sherlock holmes nhã nam việt nam danh tác hai số phận tội ác và hình phạt phong thần diễn nghĩa tam quốc diễn nghĩa tây du ký tam thể thất lạc cõi người anne tóc đỏ nhà giả kim suối ngùôn kiêu hãnh và định kiến sử ký tư mã thiên truyện kiều ông già và biển cả những người khốn khổ bố già nhã nam offical anh em nhà karamazov