Phương Pháp 5: Bản Sắc Nhân Loại có vị trí đặc biệt trong bộ Phương pháp gồm 6 tập, cũng như trong các trước tác của Edgar Morin. Đây là "Công trình tổng hợp cả một đời người, tất cả mọi vấn đề trong các công trình trước đây của tác giả đều được tập trung trong một khuôn khổ và hòa âm mới mẻ".
Điều đặc sắc nhất của công trình này là ở chỗ nó tập trung nghiên cứu con người như một thực thể siêu phức hợp: "Trong mọi loại sinh vật trên Trái Đất, chúng ta là loại duy nhất có bộ máy não - thần kinh cực siêu phức hợp, duy nhất có ngôn ngữ cấu âm kép để giao tiếp giữa cá nhân này với cá nhân khác, duy nhất có ý thứ"
Nghiên cứu con người như vậy chính là "Nhân học phức hợp" (Anthropologie complexe).
Trước khi đi sâu vào nội dung tác phẩm, cần làm rõ khái niệm "Nhân học" (Anthropologie/Anthropology).
Nhân học đang còn là ngành học mới ở nước ta. Tên gọi, cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu của nó đang có nhiều cách hiểu khác nhau, nhất là mối quan hệ giữa Nhân học với Nhân chủng học, Nhân học với Dân tộc học, Nhân học với Nghiên cứu Con người.
Nhân học và Nhân chủng học. Năm 2007, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn sách của E.Adamson Hoebel (1906-1993) nhan đề Nhân chủng học khoa học về con người do Lê Sơn, Lê Trọng Nghĩa và Phạm Khương biên dịch. Sách nguyên là Anthropology: The Study of Man (xuất bản lần thứ III năm 1966, Nxb McGraw-Hill, New York), và theo chúng tôi chỉ nên dịch là "Nhân học: Nghiên cứu con người". Đây cũng là định nghĩa ngắn gọn về Nhân học của E. Adamson Hoebel, một nhà nhân học nổi tiếng, Giáo sư danh dự Đại học Minnesota (Mỹ), Chủ tịch Hội Dân tộc học Mỹ (American Ethnological Society, 1946-1947) và Chủ tịch Hiệp hội Nhân học Mỹ (American Anthropological Association, 1956-1957). Đây là một công trình khoa học lớn, cho ta những tri thức cơ bản, có hệ thống về Nhân học (sách xuất bản lần thứ IV năm 1996).
Chúng ta đều biết, các nhà nhân học cuối thế kỉ XIX đã nỗ lực phân loại các cư dân trên thế giới thành những chủ tộ khác nhau. Việc làm này đã bị nhiều người lợi dụng để biện hộ cho chủ nghĩa phân biệt chủ tộ Đến đầu thế kỉ XX phần lớn các nhà nhân học, nhất là các nhà nhân học Mỹ, tiêu biểu là Franz Boas, được coi là người khai sinh ra ngành nhân học Mỹ, đã bác bỏ cách phân loại dựa trên ch.ủng tộ
***
PHƯƠNG PHÁP 6: BẢN SẮC NHÂN LOẠI - (bìa mềm) - Giá bìa: 130.000đ
Tác giả: Edgar Morin
Dịch giả: Phạm Khiêm Ích & Chu Tiến Ánh
Nhà xuất bản: NXB TRI THỨC
***
Hình thức: bìa mềm
Số trang: 452
Khổ: 16x24
Trọng lượng: 450gram
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
---|---|
Ngày xuất bản | 2017-11-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Phạm Khiêm Ích; Chu Tiến Ánh |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 452 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 8992900641920 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc