Giới thiệu Sách An toàn nghề nghiệp trong phục hình nha khoa
AN TOÀN NGHỀ NGHIỆP TRONG THỰC HÀNH NHA KHOA
Tựa sách: An toàn nghề nghiệp trong thực hành Nha khoa
Tác giả: TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi
Nhà phát hành: Nhà xuất bản y học
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản y học
khổ giấy : 19x27cm
Số trang 251
Giá sách: 280.000
Bìa cứng
Cuốn sách “An toàn nghề nghiệp trong thực hành Nha khoa” trong bộ sách “Nha khoa ứng dụng từ cơ sở đến lâm sàng” của TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi mới ra mắt cách đây không lâu (vào ngày 16/9/2018) nhưng đã nhận được những phản hồi, đón nhận tích cực từ phía độc giả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít độc giả đang tỏ ra băn khoăn lợi ích của cuốn sách có thực sự cần thiết không? Sơ lược nội dung của cuốn sách như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này của độc giả, TS. BS Trần Ngọc Quảng Phi đã viết một bài giới thiệu sơ lược về cuốn sách. Xin được trích nguyên văn, xin mời Quý vị tham khảo:
Quyển sách này là một tổng quan về những nguy cơ có thể gặp trong lúc thực hành RHM và những biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người hành nghề và duy trì một môi trường làm việc lành mạnh. Quyển sách lần lượt trình bày những nhóm nguy cơ liên quan đến hành nghề RHM và đề nghị một số biện pháp khắc phục.
Phần I trình bày những nguy cơ lây nhiễm các bệnh thường gặp trong hành nghề RHM, và chiến lược phòng ngừa chuẩn bằng những biện pháp kiểm soát lây nhiễm như: chủng ngừa, sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện những qui trình kiểm soát lây nhiễm tại khu điều trị, phòng labô và phòng chụp tia X. … (chương 2,3,4). Chương 1 giới thiệu khái quát về các bệnh lây nhiễm nguy cơ liên quan đến hành nghề nha khoa và tóm lược lịch sử kiểm soát lây nhiễm trong y khoa nói chung và nha khoa nói riêng. Chương 2 đề cập đến các bệnh nguy cơ lây nhiễm chính trong nha khoa là Viêm gan siêu vi, HIV/ AIDS và lao, trong đó nhấn mạnh vấn đề kiểm soát và phòng ngừa lây bệnh. Chương 3 đi vào chi tiết các phương tiện và kỹ thuật kiểm soát lây nhiễm trong nha khoa về khía cạnh thực hành. Chương 4, như tên gọi đề cập đến các quy trình cụ thể để kiểm soát lây nhiễm trong các lĩnh vực nha khoa lâm sàng cũng như labo. Đặc biệt, chương này còn đề cập đến phần xử lý rác thải y tế trong các cơ sở nha khoa.
Phần II trình bày những nguy cơ bệnh cơ xương khớp liên quan đến tư thế làm việc không phù hợp và hướng khắc phục bằng: hợp lý hóa lao động, tư thế ngồi, tư thể cầm dụng cụ,.. (chương 5,6,7,8,9). Chương đầu tiên (chương 5) của phần II đề cập đến rối loạn cơ xương liên quan trong hành nghề nha khoa. Chương 6 trình bày các yếu tố nguy cơ gây rối loạn cơ xương và các nguyên tắc hợp lý hoá lao động trong nha khoa. Các chương còn lại (chương 7 đến chương 9) bàn về tư thế và thao tác làm việc nhằm giảm thiểu rủi ro rối loạn cơ xương trong hành nghề nha khoa.
Phần III trình bày nguy cơ liên quan độc tính vật liệu nha khoa và sử dụng các thiết bị như máy chụp phim và thiết bị laser, cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình thực hành nha khoa (chương 10, 11 và 12). Trong phần này, đặc biệt có giải thích tại sao nguy hại với mắt và tại sao kính lọc cần phải đạt được khả năng lọc là OD 5+ hay 6+.”