Giới thiệu Sách - Chuẩn Đoán Đái Tháo Đường Và Điều Trị
Sách - Chuẩn Đoán Đái Tháo Đường Và Điều Trị - Tác giả: PGS. TS. Đỗ Trung Quân - Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục Việt Nam - Nhà phát hành: NXB Giáo Dục Việt Nam - Số trang: 503 - Khổ sách: 19x27 cm Đái tháo đường đang là vấn đề sức khoẻ toàn cầu của thế kỷ XXI. Tỷ lệ Đái tháo đường typ 1 tăng chậm thì ngược lại Đái tháo đường typ 2 tăng nhanh. Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm khoảng 50 – 60% /năm. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, có sự thay đổi lối sống, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn và sống thọ hơn. Tỷ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, yếu tố chủng tộc cũng - góp phần làm cho đái tháo đường tăng nhanh. Theo IDF năm 2013, toàn thế giới có 382 triệu người mắc đái tháo đường và dự kiến 2030 sẽ có khoảng trên 500 triệu người mắc căn bệnh này.
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối và mù loà không do chấn thương ở người < 65 tuổi. Ngoài biến chứng mạch máu nhỏ, đái tháo đường còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...) và cũng là một trong những bệnh có chi phí điều trị cao gấp 2 lần so với các bệnh lý khác trong hệ thống bảo hiểm y tế.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nếu quản lý tốt đường máu, kéo dài phương pháp điều trị thích hợp và cá nhân hoá có thể mang tới cho bệnh nhân nhiều lợi ích: hạn chế và làm chậm sự phát triển các biến chứng mạn tính (mắt, tim, thận, thần kinh...) như các nghiên cứu đã được khẳng định như UKPDS, ACCORD, Advance... Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường đã được quản lý tốt hơn bằng ức chế men chuyển và ức chế AT1, giúp cho hạn chế sự xuất hiện các biến chứng vi mạch và mạch máu lớn.
Đái tháo đường là một bệnh lý đa khiếm khuyết, vì vậy điều trị đái tháo đường luôn phải tuân thủ phương pháp điều trị đa yếu tố và cá nhân hoá để đạt mục tiêu điều trị cao nhất. Phương pháp phòng bệnh quản lý đái tháo đường thường đề cập tới mục tiêu theo từng bước như sau:
– Phát hiện sớm và chẩn đoán sớm đái tháo đường (ĐTĐ) khi chưa có triệu chứng bằng sàng lọc các đối tượng có yếu tố nguy cơ.
– Điều trị đề phòng biến chứng cấp tính.
- Điều trị phòng biến chứng mạch máu và thần kinh.