Giới thiệu Sách - Giáo Trình Điện Tử Cơ Bản - Lý Thuyết Và Thực Hành
Sách - Giáo Trình Điện Tử Cơ Bản - Lý Thuyết Và Thực Hành Tác giả TS. Trần Thị Hòa (Chủ biên), ThS. Nguyễn Thị Nga, ThS. Trần Minh Hải, ThS. Đàm Đức Cường, ThS. Nguyễn Thị Bảo Thư Nhà xuất bản NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Đơn vị phát hành NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Ngày xuất bản 02-2020 Số trang 230 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Trong thế kỷ 21, thời gian mà loài người đang tiến dần tới nền công nghiệp 4.0, công nghệ số hóa, thế giới phẳng đang ngày càng hiện hữu trong cuộc sống. Các sản phẩm số hóa, công nghệ điện tử trên thị trường ngày càng đa dạng, thu hút ngày càng nhiều sự chú ý, quan tâm, lựa chọn của khách hàng. Thị trường Việt Nam về cơ bản vẫn tràn ngập thiết bị điện tử, với công nghệ, kỹ thuật sản xuất ngày càng tinh xảo, tiện ích, bắt mắt. Các mạch điện tử ngày càng nhỏ gọn, thông minh, chiều lòng được những khách hàng khó tính. Vì vậy, việc trang bị kiến thức cơ bản về các linh kiện điện tử là rất cần thiết cho sinh viên các ngành kỹ thuật như điện, điện tử, ô tô, cơ khí... Giáo trình điện tử cơ bản, lý thuyết và thực hành được biên soạn nhằm mục đích phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên đại học ngành điện công nghiệp và cũng có thể coi là tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành kỹ thuật khác có liên quan. Giáo trình được biên soạn theo hai phần lý thuyết và thực hành. Sau khi được trang bị kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc tính... của các linh kiện ở phần lý thuyết, sinh viên sẽ được củng cố và rèn luyện kỹ năng trong phần thực hành ở mỗi chương. Nội dung giáo trình được chia làm 6 chương, trong đó: Chương 1: Linh kiện thụ động, cung cấp cho sinh viên kiến thức về cấu tạo, phân loại và chức năng của điện trở, tụ điện, cuộn cảm. Chương 2: Chất bán dẫn điện - Diode bán dẫn, giúp sinh viên tìm hiểu về đặc tính chất bán dẫn, nguyên lý hoạt động, phân loại và ứng dụng các loại diode. Chương 3, Chương 4: Transistor mối nối lưỡng cực – BJT, Transistor hiệu ứng trường, cung cấp cho sinh viên cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách phân cực định chế độ làm việc, các cách mắc mạch cơ bản. Chương 5: Linh kiện có vùng điện trở âm, giúp sinh viên tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SCR, UJT, Diac, Triac. Chương 6: Mạch khuếch đại thuật toán, cung cấp cho sinh viên nguyên lý hoạt động và các mạch ứng dụng của mạch khuếch đại thuật toán. Nhóm tác giả mong muốn với giáo trình này, sinh viên có khả năng nhận dạng, đo kiểm, hiểu được nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, từ đó có thể phân tích nguyên lý, sửa chữa, thiết kế các mạch điện tử cơ bản. Hy vọng giáo trình này sẽ mang lại cho sinh viên và bạn đọc nhiều điều bổ ích trong học tập và nghiên cứu. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!