Công ty phát hành:Đông A Tác giả:Chung Sơn cư sỹ Chân Vỹ NXB:NXB Văn Học Ngày phát hành:2019 Loại bìa:Bìa mềm Số trang:684 Kích thước:16 x 24cm
Hán Sở diễn nghĩa (tên gốc Tây Hán diễn nghĩa) là trước tác của Chung Sơn cư sỹ Chân Vĩ, vốn quen thuộc với độc giả Việt Nam qua cái tên Hán Sở tranh hùng. Lần này, qua bản dịch mới mẻ và đầy đủ 101 hồi của dịch giả Châu Hải Đường, một lần nữa quá khứ bi hùng về cuộc chiến giữa Lưu Bang và Hạng Vũ cách đây hơn hai nghìn năm lại như sống dậy trước mắt độc giả. Qua ngòi bút kiệt xuất của tác giả, ta thấy cái tài của người làm tướng quyết thắng ngoài nghìn dặm, cái trung của kẻ làm tôi hy sinh cứu chúa, cái dũng của tướng sỹ công thành hạ địch, cái mưu của kẻ sỹ quy phục chư hầu. Hòa mình vào Hán Sở diễn nghĩa, ta còn khắc khoải với những thành bại được mất tự nghìn xưa, hào hứng theo giấc mộng đồ vương định bá, và cũng xót xa cho thân phận chinh nhân trong những trận chiến một mất một còn. Bi và hùng đan xen hoà lẫn, Hán Sở diễn nghĩa đã tạo nên một thiên anh hùng ca rất riêng.
“Tiết thu tháng chín chừ, bốn phía mờ sương. Trời cao nước khô chừ, cái nhạn bi thương. Lính thú khổ thay chừ, ngày đêm bàng hoàng. Mặc giáp cầm gươm chừ, xương trắng gò hoang.” Thông tin tác giả:
Chân Vĩ là một văn nhân của đất Kim Lăng, Trung Quốc, sống dưới thời Vạn Lịch (1572 – 1620). Người đời sau chỉ biết đến ông qua trước tác Hán Sở diễn nghĩa, còn cuộc đời và hành trạng của ông đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Hán Sở diễn nghĩa thuật lại cuộc tranh hùng trục lộc giữa Hán và Sở – hai thế lực mạnh nhất sau khi nhà Tần sụp đổ. Không đơn thuần là kể lại lịch sử, tác phẩm đã đạt đến “trong văn có sử”, văn và sử tương hỗ nhau một cách nhuần nhuyễn; các nhân vật cũng được đắp thịt thổi hồn với những nét tính cách riêng hết sức sống động. Nhờ vậy, từ khi ra đời cho đến nay, Hán Sở diễn nghĩa luôn được độc giả yêu thích dòng văn “diễn nghĩa” đón nhận nồng nhiệt.
Thông tin dịch giả:
Châu Hải Đường sinh năm 1974, là một dịch giả trẻ có vốn hiểu biết sâu sắc về Hán văn, cả cổ và hiện đại. Anh đã có nhiều dịch phẩm tạo tiếng vang trên văn đàn như Tào Tháo – Thánh nhân đê tiện, Đường Tống truyền kỳ, An Nam Truyện, Đông Chu liệt quốc liên hoàn họa... cùng với các bản dịch tùy bút đương đại Trung Quốc. Đồng thời anh cũng là một người viết thư pháp Hán Nôm, đã tham gia nhiều triển lãm thư pháp trong và ngoài nước.