Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm

Thương hiệu: Nguyễn Thụy Kha | Xem thêm các sản phẩm Sách Lịch sử của Nguyễn Thụy Kha
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Lịch Sử - Văn Hoá || Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm

Năm nay rất đặc biệt, đó là lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoàng Cầm (22/2/1922 – 22/2/2022). Nhiều đơn vị, bạn bè, gia đình, người đồng thời, văn nghệ sỹ tổ chức các hoạt động vinh danh ông.

Hôm nay tôi giới thiệu ấn bản của Lienviet Books bởi cái nét tinh tế, giàu chất thơ trên trang giấy. Đây là tuyển tập 100 bài thơ điển hình cho phong cách Hoàng Cầm do Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn cùng với tranh minh họa của Lê Thiết Cương, Hoàng Phượng Vỹ, Bình Nhi cùng với những bức hình kỷ niệm chụp tác giả của Nguyễn Đình Toán, Nguyễn D

Đời thơ Hoàng Cầm là đời thơ khá đặc biệt với bao thăng trầm và bao huyền thoại. Đấy là định mệnh để rồi cuối cùng, ông cũng dừng lại ở căn nhà số 43 phố Lý Quốc Sư mang tên các quốc sư trong đó có Thiền Sư Vạn Hạnh - thầy Vua, người đã nuôi dậy và tạo thế cho Lý Công Uẩn lập ra triều Lý - và đối diện với đền Thiền đời Lý, tháp Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn). Ông đã bước vào cổ điển ở tuổi 89, để lại một sự nghiệp thơ tầm vóc. Ông ra đi nhưng điệu Quan họ Hoàng Cầm vẫn í a trong dân gian - thơ là máu thịt tâm hồn ông. Một tâm hồn chứa chan tinh thần Kinh Bắc.

Thơ Hoàng Cầm thường khởi từ một vùng núi sự tích rồi lặng lẽ chảy ra biển trữ tình. Thơ ông trầm đầy một nỗi phương Đông. Sau sự kiện Nhân Văn-Giai Phẩm, Hoàng Cầm vắng bóng trên văn đàn. Trường ca Tiếng hát Quan họ in chung với Lê Đạt, Văn Cao, Trần Dần tại Nhà xuất bản Văn nghệ 1956 là lần xuất hiện đáng kể nhất của ông thời kỳ ấy. Tuy nhiên, suốt thời gian vắng đó, ông vẫn làm thơ. Chính nhờ những dằn vặt, trăn trở, ẩn ức, Hoàng Cầm đã đạt tới thi pháp của mình trong Về Kinh Bắc bất tuyệt được viết từ mùa đông1959 qua mùa xuân 1960. Mùa hè 1982, ông bị tạm giữ vì bị nghi là đưa Về Kinh Bắc ra in ở nước ngoài. Dù không thành án, phải 18 tháng sau, ông mới được tự do. Những ngày tháng trước thời kỳ mở cửa và đổi mới, đã có lúc ông không muốn sống nữa. Ngọn. gió đổi mới đã cứu ông thoát khỏi vực thẳm bế tắc. Ông cùng Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán được phục hồi hội tịch sau 30 năm dài m lặng. Và từ đó, các sáng tác của ông lần lượt được giới thiệu, ấn hành ra đời sống.

***

Về phiên bản, sách có phiên bản bìa mềm phổ thông vàấn bản ĐẸP nhìn giàu chất bay bổng mới phụ bản tranh minh họa đi kèm. Tôi cầm thì cảm thấy nó rất nên thơ. Cuốn sách trang nhã, giản dị, mộc mạc và mang tinh thần Hoàng Cầm.

HOÀNG CẦM 100 BÀI THƠ
Tác giả: Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn và viết lời giới thiệu
Minh họa: Lê Thiết Cương, Hoàng Phượng Vỹ, Bình Nhi
Ảnh chụp: Nguyễn Đình Toán, Nguyễn Duy, Hà Tường Ngô Thảo.
Các bài viết cuối: Lê Thiết Cương, Nguyễn Duy.
Kích thước: 13.5 x 20.5 cm
Số trang: 251
Nhà phát hành: Liên Việt
Nhà xb: NXB Dân Trí
Năm phát hành: 2021
***
Vọng lại một đời sống đã vắng xa của vùng Kinh Bắc. Nhay nhức mãi những tình yêu như hư ảo, quá khứ của dân tộc. Đấy là giai điệu, nhịp điệu thơ Hoàng Cầm. Hoàng Cầm là một nghệ sĩ quan họ. Ông vừa là sự kết tinh, vừa là sự biểu hiện văn minh Kinh Bắc. Nghệ thuật ca hát quan họ về bản chất là nghệ thuật hát Thơ. Hoàng Cầm đã hát lên tâm hồn mình bằng giọng điệu quê hương mình. Ông là một trong không nhiều thi sĩ có những đóng góp đáng kể cho phong trào Kịch thơ ở thời kỳ hậu Thơ mới (1943 - 1945). Bắt đầu là Hận Nam Quan và chói sáng là Kiều Loan. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã có một Bên kia sông Đuống da diết trữ tình và rừng rực anh hùng ca. Sông Đuống trong thơ Hoàng Cầm đã trở thành cổ điển như sông Cầu trong quan họ. Thơ Hoàng Cầm thường khởi từ một vùng núi sự tích rồi lặng lẽ chảy ra biển trữ tình. Thơ ông trầm đầy một nỗi phương Đông.

Sau sự kiện Nhân Văn-Giai Phẩm, Hoàng Cầm vắng bóng trên văn đàn. Trường ca Tiếng hát Quan họ in chung với Lê Đạt, Văn Cao, Trần Dần tại Nhà xuất bản Văn nghệ 1956 là lần xuất hiện đáng kể nhất của ông thời kỳ ấy. Tuy nhiên, suốt thời gian vắng đó, ông vẫn làm thơ. Chính nhờ những dằn vặt, trăn trở, ẩn ức, Hoàng Cầm đã đạt tới thị pháp của mình trong Về Kinh Bắc bất tuyệt được viết từ mùa đông 1959 qua mùa xuân 1960, Mùa hè 1982, ông bị tạm giữ vì bị nghi là đưa Về Kinh Bắc ra in ở nước ngoài. Dù không thành án, phải 18 tháng sau, ông mới được tự do, | Những ngày tháng trước thời kỳ mở cửa và đổi mới, đã có lúc ông không muốn sống nữa. Ngọn gió đổi mới đã cứu ông thoát khỏi vực thẳm bế tắc. Ông cùng Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán được phục hồi hội tịch sau 30 năm dài im lặng. Và từ đó, các sáng tác của ông lần lượt được giới thiệu, ấn hành ra đời sống. Đó là truyện thơ Men đá vàng (NXB Trẻ, 1988), tập thơ Mưa Thuận Thành (NXB Văn hóa, 1990), kịch thơ Kiều Loan (NXB Văn học, 1992), tập thơ Bên kia sông Đuống (NXB Văn hóa, 1993), tập thơ Về Kinh Bắc (NXB Văn học, 1994), tập thơ Gọi đội (NXB Văn học, 2002). Ông và Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán được trao tặng Giải thưở

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm
Sách - Hoàng Cầm 100 Bài Thơ - Nguyễn Thụy Kha tuyển soạn - Bình Book - Bìa Mềm

Giá ILV
Liên kết: Bộ dưỡng da chiết xuất từ Gạo Rice & Ceramide Moisture The Face Shop (Mới)