Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con

Thương hiệu: Janet lansbury | Xem thêm các sản phẩm Sách Thường Thức - Gia Đình của Janet lansbury
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Gia Đình || Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con

Đúng như tiêu đề của cuốn sách này, trong thế giới của tôi không có đứa trẻ nào hư; thay vào đó là những tâm hồn non nớt dễ bị ảnh hưởng, nội tâm giằng xé, đang đấu tranh với cảm xúc và động lực của chính mình nhằm thể hiện bản thân và nhu cầu cá nhân, và tất nhiên, trẻ thể hiện theo cách duy nhất mà chúng biết. Nếu chúng ta gọi những đứa trẻ đó là trẻ hư chỉ bởi vì hành vi của chúng khiến chúng ta nổi giận, khó chịu hoặc chướng tai gai mắt, thì chúng ta đang hại trẻ. Đó là một cách gán tên tiêu cực, là nguồn cơn tạo ra nỗi xấu hổ và rất có thể sẽ khiến trẻ bắt đầu tin rằng mình đúng là trẻ hư.”

Cuối cùng, bí mật lớn về phương pháp kỷ luật thành công là từ bỏ các bí quyết hay mẹo xử lý tình huống mau lẹ cũng như các chiến thuật hấp dẫn khác, và thay vào đó, hãy ứng xử chân thành với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là mức độ tôn trọng cơ bản của phương pháp REI và bạn hãy nắm bắt ngay điều đó.

Trích đoạn sách hay:

Dưới đây là một số gợi ý đã giúp cho tôi và các phụ huynh đã từng hợp tác với tôi suốt nhiều năm qua giữ thái độ bình tĩnh:

1. Có quan điểm rõ ràng

Thái độ của cha mẹ đối với hành vi thách thức giới hạn là mọi thứ, và quan điểm sẽ xác định thái độ của chúng ta. Việc trẻ thử thách, đẩy xa giới hạn, không nghe lời và phản kháng là dấu hiệu lành mạnh cho thấy chúng đang phát triển sự tự lập và tự chủ. Nếu chúng ta nói: “Màu xanh lá cây”, trẻ sẽ được yêu cầu nói: “Màu xanh nước biển”, cho dù màu xanh lá cây mới là màu ưa thích của con, bởi nếu trẻ lên ba muốn thứ mà chúng ta muốn, trẻ sẽ không thể khẳng định mình cũng là các cá nhân riêng biệt. Bạn nên hiểu rằng, cùng với những thách thức này, trẻ chưa biết kiểm soát bản thân và cảm xúc bất an, chính vì vậy bạn nên coi trẻ ở độ tuổi này giống như các bệnh nhân đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn là những đứa trẻ ngang bướng. Trẻ cần sự giúp đỡ của chúng ta, chứ không phải sự cáu giận hay hình phạt. Và trong khi chúng ta trải qua cảm giác căng thẳng, sợ hãi hay các cảm xúc mãnh liệt khác, các hành vi do nội tâm thôi thúc sẽ gia tăng.

Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các phụ huynh liên hệ với tôi đều là những người mới sinh con, hoặc sắp sinh con, hoặc đang đối mặt với những thay đổi lớn liên quan đến các con. Thật không may, trẻ lên ba chưa có khả năng chia sẻ cảm xúc về các tình huống này. Thay vào đó, có thể trẻ sẽ hét thật to: “Không!” khi cha mẹ đưa ra hướng dẫn, hoặc lăn ra ăn vạ vì chúng ta không cho con ăn thêm một chiếc bá Đó là lý do khiến chúng ta không nên đánh giá các phản ứng thái quá này của con; thay vào đó, hãy cố gắng thấu hiểu và hoan nghênh các phản ứng đó. Thay vì u sầu, chán chường khi con la hét, hãy cố gắng nhớ rằng đó chỉ là hành vi giúp con thể hiện nỗi buồn nào đó sâu xa hơn.

2. Tích cực (hoặc ít nhất là bớt tiêu cực hơn)

Đón nhận sự mâu thuẫn và cảm xúc mạnh mẽ của con. Rất nhiều người trong số chúng ta cho rằng cảm xúc mạnh mẽ của con là không thể chấp nhận, và họ sợ phải đối mặt với mâu thuẫn. Thật không may, quan điểm này khiến cha mẹ không thể giữ bình tĩnh với trẻ, trong khi trẻ cần phải bất đồng ý kiến với chúng ta và cần được cảm thấy an toàn khi bày tỏ cảm xúc mạnh mẽ của bản thân. Là cha mẹ, thay đổi quan niệm này là một trong những thử thách lớn nhất, nhưng cũng sẽ đem đến nhiều tự do nhất.

Chúng ta sẽ dần dần tạo ra sự thay đổi này khi học cách công nhận quan điểm của con (đối với phần lớn chúng ta, đây là điều cuối cùng chúng ta muốn làm khi đang mâu thuẫn với con!). Bạn phải tạo được niềm tin cho con rằng con hoàn toàn có thể muốn thứ con muốn, ngay cả khi chúng ta không cho con thứ đó. Bất kể quan điểm của con có bất công hoặc nực cười ra sao, chúng ta cũng không được ép buộc, tranh luận và bình phẩm về quan điểm đó.

3. Đặt ra sự kỳ vọng phù hợp.

Có quan điểm rõ ràng sẽ giúp cha mẹ biết mình nên kỳ vọng điều gì. Chúng ta sẽ không bị sửng sốt hoặc có cảm giác bị xúc phạm khi con khôn
g chịu nghe theo những chỉ dẫn của chúng ta, khi con liên tục khiến chúng ta bực bội hoặc liên tục đòi hỏi. Điều mà con thực sự muốn là bùng nổ. Trong những năm tháng đầu đời này, sự kỳ vọng hợp lý nhất của chúng ta sẽ trở nên bất hợp lý. Chờ đợi sự điên rồ, rối loạn sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát cảm xúc hơn.

Công ty phát hành Thái Hà
Tác giả Janet lansbury
Ngày xuất bản 01-2019
Kích thước 13x19 cm
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 500

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con
Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con
Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con
Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con
Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con
Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con
Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con
Sách - Không Có Trẻ Hư - Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con

Giá MFET
Liên kết: Kem nền đa năng Power Perfection BB Cream SPF37 PA++ fmgt The Face Shop (20g)